Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 2.1: Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá - Thông tin
Khái niệm Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá thông tin là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá – thông tin theo một thể thống nhất
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 2.1: Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá - Thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2:
NGUYÊN TẮC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Khái niệm
Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn
hoá thông tin là những tư tưởng,
quan điểm chỉ đạo tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước trên lĩnh vực
văn hoá – thông tin theo một thể
thống nhất
Nguyên tắc quản lý nhà nước
Nguyên tắc quản lý nhà nước về văn hoá
– thông tin ở nước ta là:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
nhân dân làm chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định
rõ chức năng và nguyên tắc công khai
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
văn hoá - thông tin
Đảng lãnh đạo thông qua các quan điểm, chủ trương,
chính sách, thể hiện trong các văn kiện Nghị quyết,
Chỉ thị
Đảng lãnh đạo thông qua việc xây dựng tổ chức bộ máy,
đội ngũ cán bộ của đảng tham gia vào hệ thống bộ
máy chính quyền nhà nước. Trong thời kỳ đổi mới,
đảng ta ra nhiều NQ, CT về quản lý văn hoá (vận
dụng bài đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng)
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
văn hoá - thông tin
Đại hội VI (1986). Có NQ 05 của Bộ chính trị:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối
với công tác văn hoá văn nghệ” để uốn nắn
công tác văn hoá nghệ thuật, vì trong giai đoạn
này xuất hiện nhiều tác phẩm chống CNXH,
nói xấu cộng sản như: “Chúa trời ngủ gật” nói
về câu chuyện xảy ra ở trường Mỹ thuật, phê
phán chủ nghĩa văn nghệ phục vụ công nông
binh, là đối tượng thấp kém, ếch nhái nhảy lên
làm người > không có những tác phẩm đỉnh
cao.
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
văn hoá - thông tin
Giai đoạn này xuất hiện hàng loạt những
tác phẩm mô tả sự bất lực trong tình dục
> để nói xã hội ốm yếu.
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
NQTW 4: về con người, về văn hoá văn nghệ
NQTW5 khoá VIII: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong giai đoạn đất nước xây dựng CNH – HĐH.
Vai trò lãnh đạo của Đảng là rất rõ ràng và sáng suốt,
coi trọng công tác văn hoá, khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng, nhưng mặt khác, Đảng cũng phải luôn
luôn đổi mới.
2. Nguyên tắc Nhà nước quản lý
Nhà nước quản lý là thực hiện quyền lực chính trị của
nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Thể hiện trong Hiến
pháp, Luật, các văn bản dưới luật.
Để quản lý, phải xây dựng
+ Bộ máy quản lý từ TW đến địa phương, UB văn hoá
xã hội của quốc hội
+ Xây dựng cơ chế chính sách
+ Xây dựng bộ máy cán bộ công chức, viên chức của
nhà nước để thực thi các nhiệm vụ quản lý văn hoá
(thực trang cán bộ văn hoá các cấp hiện nay, nhất là
ở cơ sở, vừa thiếu, vừa yếu và phải kiêm nhiệm nhiều
việc)
3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ
Ai là nhân dân? Nhân dân là ta, là tôi, là
bạn. Ta thường gọi các tổ chức nhà nước là
của nhân dân:
Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân,
VKS nhân dân, quân đội nhân dân, công an
nhân dân
Chỉ có Ngân hàng, kho bạc là nhà nước
3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ
Nhân dân làm chủ thông qua Quốc hội > đại biểu
quốc hội được bầu từ nhân dân, tham gia lập
pháp. Có những luật phải trình ra nhân dân để
tham gia đóng góp, nhưng dân có đủ khả năng
góp không?Vì vậy phải có cơ quan chuyên
trách làm luật. Ví dụ quản lý nhà nước về báo
chí, phải có luật báo chí
3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ
Nhân dân làm chủ thông qua cơ quan Hội đồng
nhân dân, Quốc hội trong việc giám sát các
hoạt động của nhà nước, phải tham gia vào quá
trình lập pháp, hành pháp mới chống được
quan liêu tham nhũng>vì vậy phải nâg cao dân
trí, nâng cao trình độ của nhân dân về mọi lĩnh
vực.
3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ
Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng bị phát hiện
đa phần là do nhân dân phát hiện
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh quá trình
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Phải thực hiện đúng nghĩa của từ dân chủ, thực
hiện đúng nguyên tắc dân chủ tập trung. Nhân
dân làm chủ thông qua dân chủ, có tập trung,
có sự lãnh đạo của đảng
3. Nguyên tắc nhân dân làm chủ
Vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội: Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Công đoàntrong quá
trình tổ chức và xây dựng sự nghiệp văn hoá mới.
Nó là đại diện cho các nhóm cộng đồng khác nhau.
Nhưng đây không phải là tổ chức hành chính. Nó
không đối lập với nhà nước, mà nó là những phong
trào xã hội mang tính chất tự nguyện dưới sự lãnh
đạo của đảng, không mang tính quyền lực, không
được hành chính hoá các tổ chức này.
Trong thời gian qua có xu hướng hành chính hoá các
Hội – Đoàn thể, làm sai chức năng nhiệm vụ của
Hội, đoàn.
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi
hoạt động tổ chức và phong cách làm việc của
bộ máy nhà nước. Yêu cầu của nguyên tắc này
là: Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do
dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ XHCN
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nhà nước phải giữ quyền thống nhất quản lý
những vấn đề cơ bản trong tay trung ương,
đồng thời phải giao quyền hạn và trách nhiệm
cho ngành, địa phương.
Hiện nay, cùng với cải cách hành chính nhà
nước, chúng ta đang đẩy mạnh phân cấp quản
lý.
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Thế nào là dân chủ? Dân chủ là quyền làm chủ
của nhân dân trong hành lang pháp lý.
Trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân chủ
làng xã phát triển mạnh, thể hiệnn trong những
quy ước cộng đồng, luật tục, hương ước, ngày
nay phát triển thành quy ước làng văn hóa
(nhưng không được trái với pháp luật)
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Dân chủ xã hội chủ nghĩa: đảm bảo quyền lợi
cho giai cấp lao động, cho số đông hàng triệu
người, chống lại sự phân hóa xã hội, phân hóa
giàu nghèo, nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
đô thị
Dân chủ làng xã ngày nay phải dựa trên cơ sở
luật pháp trên toàn bộ lãnh thổ.
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Trong quá trình xây dựng hương ước, quy ước
làng văn hóa phải lưu ý, thường gặp những
trường hợp như:
- Trái với luật pháp nhà nước
- Duy trì tính cục bộ, bản vị
- Cản trở việc thực thi pháp luật
- Phép vua thua lệ làng
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là một thể thống nhất,
nhưng phải chống lại nạn tập trung quan liêu
dẫn đến tham nhũng, đồng thời cũng phải
chống nạn tự do, tùy tiện, phân tán cục bộ
Các tổ chức xã hội mang tính tự quản theo
hình thức dân chủ trực tiếp, hoạt động phải
theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý theo
địa phương và vùng lãnh thổ
Nhà nước là một thể thống nhất, bộ máy nhà nước tổ
chức và hoạt động theo các cấp hành chính nhà nước
và teo quy định cấp dưới phục tùng cấp trên, địa
phương phục tùng trung ương. Các đơn vị văn hóa ở
địa phương vừa chịu sự quản lý của ngành, vừa chịu
sự quản lý về lãnh thổ của địa phương> quản lý phải
gắn bó mật thiết với nhau (Bộ, Ủy Ban nhân dân tỉnh,
huyện, cục, vụ, viện, sở, phòng, trung tâm văn hóa
v.v)
5. Nguyên tắc phân định quản lý hành
chính và quản lý sự nghiệp văn hóa
Cần phân định rõ các chức năng quản lý hành chính
nhà nước về văn hóa thông tin, Bộ, Vụ, Cục, UBND
tỉnh, Sở, Phòng. Quản lý bằng luật pháp, phi lợi
nhuận
Chức năng hoạt động sự nghiệp văn hóa: Các đơn vị
sự nghiệp văn hóa từ trung ương đến địa phương:
Nhà Hát, các đoàn nghệ thuật, bảo tàng, thư viện,
Trung tâm văn hóa thông tin, Viện nghiên cứu v.v..
6. Nguyên tắc công khai
Tổ chức hoạt động quản lý văn hóa của nhà
nước phải được công khai cho dân biết thông
qua các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp, thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Đồng thời nhà nước phải chú ý đến
dư luận xã hội để điều chỉnh kịp thời các quyết
định quản lý (ví dụ về nghệ thuật biểu diễn, về
quảng cáo, về báo chí v.v)