Quan điểm
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội
- Văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và
bản lĩnh của một dân tộc.
- Văn hóa có mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính
trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu
cuối cùng là văn hóa,
- Trong mỗi chính sách KT – Xã hội luôn bao hàm nội
dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi
dậy niềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
31 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 3.2: Quan điểm, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4
Quan điểm, nhiệm vụ giải
pháp xây dựng và phát triển
văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
TS Phan Quốc Anh
Nội dung
1. 5 Quan điểm
2. 10 nhiệm vụ
3. 4 giải pháp
4. 5 đức tính của người Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Ban Chấp hành TW Đảng CSVN lần thứ 5
(khoá VIII), Nxb CTQG, Hà Nội 1998
2. Kết luận Hội nghị BCH TW Đảng CSVN khóa X, Nxb
CTQG, Hà nội 2004
Quan điểm
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội
- Văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và
bản lĩnh của một dân tộc.
- Văn hóa có mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính
trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu
cuối cùng là văn hóa,
- Trong mỗi chính sách KT – Xã hội luôn bao hàm nội
dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi
dậy niềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
Quan điểm
2. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa có nội dung yêu nước
và tiến bộ. Nền văn hóa nước ta thể hiện sức phát triển
sáng tạo của dân tộc, các lĩnh vực của nền văn hóa Việt
Nam có trình độ phát triển ngang tầm với các nước có
trình độ tiên tiến trên thế giới.
Những giá trị văn hóa truyền thống được kết tinh và tập
hợp các tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc,
tiếp thu và hòa quyện với các giá trị tiến bộ của văn hóa
nhân loại, để đạt tới giá trị cao cả: chân – thiện - mỹ.
Quan điểm
3. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Nét nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa
dạng, trên cơ sở sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển
bản sắc riêng của văn hóa các dân tộc anh em cùng
sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có
truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc
Việt Nam có nền Văn hóa chung thống nhất. Sự thống
nhất bao hàm cả tính đa dạng trong sự thống nhất.
Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị.
Quan điểm
4. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của
toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ trí thức
giữ vai trò quan trọng.
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân,
giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của
khối đại đoàn kết tòan dân tộc, đồng thời là lực lượng
chủ lực, nòng cốt trong xây dựng và phát triển nền văn
hóa. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ gắn bó với nhân dân
lao động, được Đảng, nhà nước và nhân dân tôn trọng,
tạo điều kiện phát huy tài năng phục vụ nhân dân, cống
hiến cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.
Quan điểm
5. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn
hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải
có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Xây dựng nền văn hóa là quá trình đấu tranh kiên trì, bền
bỉ, lâu dài để giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc dân tộc,
đấu tranh chống lại tàn dư của chế độ cũ và sự xâm
nhập, phá hoại của các yếu tố tiêu cực, ngoại lai. Xây
dựng văn hóa trong giai đoạn hiện nay phải kết hợp giữa
xây và chống, lấy xây là chính, để chiến thắng cái cũ, cái
lạc hậu. Xây dựng các giá trị văn hóa mới, con người
mới là quá trình lâu dài, gian khổ, đòi hỏi kiên trì, bền bỉ,
sự dũng cảm, ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo
Mục tiêu 1
1. Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát
triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh
đốn Đảng là then chốt với không ngừng
nâng cao văn hóa – nền tảng tinh thần của
xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của
ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết
định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện
và bền vững của đất nước
Mục tiêu 1
• Đây là mục tiêu chiến lược bao trùm, gắn với
mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
• Từ khi có Đảng, Đảng luôn coi văn hóa là một
bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng.
Đảng xác định cách mạng tư tưởng – văn hóa là
một trong 3 cuộc cách mạng phải tiến hành
đồng thời (CM Sản xuất, CM KHKT, CM Tư
tưởng VH)
Mục tiêu 1
• Hội nghị TW 10 đặt vấn đề phát triển văn
hóa làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết
đồng bộ với phát triển kinh tế là trung tâm,
xây dựng Đảng là then chốt. Đây là bước
phát triển mới về nhận thức của Đảng về
vị trí công tác văn hóa trước tình hình mới.
Mục tiêu 2
2. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế
quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc
tập trung xây dựng những giá trị mới của
văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục
đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát
huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống
văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc
tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát
triển của thời đại
Mục tiêu 3
3. Vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản
sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh
em, làm phong phú nền văn hóa chung
của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng
cao tính thống nhất trong đa dạng của văn
hóa Việt Nam, đấu tranh chống các
khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Mục tiêu 4
4. Nghiên cứu, nắm bắt kịp thời thành tựu
của văn hóa – thông tin hiện đại, huy động
mọi tiềm lực xã hội cho sự phát triển văn
hóa, chăm lo các tài năng, chủ động có kế
hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp để tạo
điều kiện cho nền văn hóa nước nhà phát
triển vững chắc và đúng hướng trong thời
kỳ mới.
10 nhiệm vụ
1. Đẩy mạnh giáo dục XHCN, bồi dưỡng
lòng yêu nước, tạo sự chuyển biến rõ rệt
về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống,
năng lực trí tuệ của con người Việt Nam,
đủ sức thực hiện thành công sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước
10 nhiệm vụ
2. Tập trung xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh. Nâng cao tính tự quản, chất
lượng, hiệu quả cuộc vận động xây dựng
môi trường văn hóa
- Hướng cuộc vận động về cơ sở làm chuyển biến rõ rệt
môi trườg văn hóa ở gia đình, ấp, bản, buôn, làng, khu
phố, xã phường, cơ quan đơn vị, LLVT, trường học,
bệnh viện, doanh nghiệp
- Tăng cường quản lý việc cưới, tang, lễ hội.
10 nhiệm vụ
3. Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư
Dân chủ
Nền nếp văn hóa trong các cơ quan, đơn vị
10 nhiệm vụ
4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm văn
học, nghệ thuật, các công trình văn hóa.
- Tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho sự
sáng tạo của văn nghệ sĩ
- Có tác phẩm giá trị
- Phản ánh chân thực
10 nhiệm vụ
5. Phát triển đi đôi với quản lý hệ thống
thông tin đại chúng, hoàn thiện chiến lược
thông tin, nâng cao chất lượng báo chí,
xuất bản đáp ứng yêu cầu của đất nước
10 nhiệm vụ
6. Nâng cao trình độ, kiến thức bao gồm
kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
Phát huy truyền thống hiếu học
Đổi mới cơ chế giáo dục, xây dựng chính
sách, xây dựng xã hội học tập
10 nhiệm vụ
7. Bảo tồn phát huy các di sản văn hóa
dân tộc
Đẩy mạnh việc sưu tầm, lưu giữ, phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống bao gồm
cả văn hóa bác học và văn hóa dân gian.
10 nhiệm vụ
8. Bảo tồn phát huy và phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số
- Ngôn ngữ chữ viết
- Lực lượng văn nghệ sĩ người dân tộc
thiểu số
10 nhiệm vụ
9. Mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, hoàn chỉnh chiến lược văn
hóa thông tin đối ngoại
10 nhiệm vụ
10. Đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các hủ tục,
các tiêu cực xã hội, tệ nạn xã hội, xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Tiến hành kiên quyết, chủ động cuộc đấu
tranh đánh bại chiến lược “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
4 giải pháp
1. Giải pháp hàng đầu là nâng cao năng lực,
hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức
Đảng và cấp ủy các cấp đối với lĩnh vực
văn hóa
4 giải pháp
2. Phát huy tính năng động của các cơ quan
đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể.
Các hội sáng tạo VHNT, KHKT và thông
tin, báo chí trong sự nghiệp văn hóa, tạo
nên sức mạnh tổng hợp, động viên nhân
dân và đội ngũ trí thức thực hiện các
nhiệm vụ văn hóa, nâng cao chất lượng
sáng tạo, sản xuất, bảo quản, tôn tạo,
truyền bá và tiếp nhận các sản phẩm,
công trình văn hóa
4 giải pháp
3. Đẩy mạnh giáo dục về CNXH, bồi dưỡng
lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc,
tạo chuyển biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị,
đạo đức, lối sống, năng lực, trí tuệ người
Việt Nam theo 5 đức tính đã được
NQTW5 xác định
4 giải pháp
4. Tăng cường đầu tư cho văn hóa, phấn
đấu để đến năm 2010 ít nhất đạt 1,8%
tổng chi ngân sách của Nhà nước, tiếp tục
bảo đảm kinh phí cho các chương trình
mục tiêu phát triển văn hóa.
5 đức tính của người Việt Nam
1. Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc,
phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có
ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội
5 đức tính của người Việt Nam
2. Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì
lợi ích chung
3. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn
minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa,
tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước
của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái
5 đức tính của người Việt Nam
4. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề
nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất
cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập
thể và xã hội
5. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm
mỹ và thể lực.
• Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh
phong trào “sống, chiến đấu, lao động,
học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đẩy lùi
tiêu cực lạc hậu, khẳng định giá trị tốt đẹp
của văn hóa Việt Nam, con người Việt
Nam thời kỳ mới.