Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 4.1: Chính sách văn hóa

Chính sách văn hóa • Khái niệm: Chính sách văn hóa là những cơ chế ưu tiên của Nhà nước để phát triển một lĩnh vực văn hóa hay một đối tượng văn hóa nào đó trong xã hội (ví dụ chính sách phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vúng xa; chính sách ưu tiên cho văn nghệ sĩ, chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống v.v )

pdf19 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 4.1: Chính sách văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ THÔNG TIN Bài 4 CHÍNH SÁCH VĂN HÓA • Đối tượng: Lớp QLVH • GV soạn và giảng: TS Phan Quốc Anh Chính sách văn hóa • Khái niệm: Chính sách văn hóa là những cơ chế ưu tiên của Nhà nước để phát triển một lĩnh vực văn hóa hay một đối tượng văn hóa nào đó trong xã hội (ví dụ chính sách phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vúng xa; chính sách ưu tiên cho văn nghệ sĩ, chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống v.v) CHÍNH SÁCH VĂN HÓA • Chính sách văn hóa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới phát triển văn hóa – thông tin. • Chính sách văn hóa nói riêng, chính sách xã hội nói chung nhằm điều chỉnh những bất bình đẳng trong xã hội do yếu tổ thị trường tạo ra và đảm bảo đi đúng định hướng của Đảng về văn hóa. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA • Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, những biện pháp thiết thực như biện pháp hành chính, biện pháp sử dụng ngân sách của nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa. Mẫu số chung của chính sách văn hóa là sự tự quản, sự xã hội hóa các hoạt động văn hóa đó 2. Mục đích của CSVH • Chính sách văn hóa nhằm điều tiết sự phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, vì chạy theo lợi nhuận, theo GDP mà một số lĩnh vực văn hóa, xã hội bị xem nhẹ: thoái hóa đạo đức xã hội, phân hóa giàu nghèo, phân hóa vùng miền, biến đổi gia đình truyền thống, mai một bản sắc văn hóa, coi trọng đồng tiền, hủy hoại môi trường v.v • Nhờ có chính sách văn hóa, nước ta được tổ chức liên hợp quốc đánh giá cao về phát triển HDI (Chính sách phát triển người). • Chỉ số HDI của Việt Nam cao • Chỉ số xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam cao. • Việc bảo tồn văn hóa dân tộc được chú trọng, thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chương trình chống xuống cấp di tích, chương trình chấn hưng điện ảnh, chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể. 3. Hình thức thể hiện của CSVH • CSVH thể hiện qua 3 hình thức: - Hình thức pháp luật - Hình thức quy hoạch, kế hoạch - Hình thức văn kiện Một số chính sách quan trọng được thể hiện trong Hiến pháp và pháp luật, Luật dân sự. Phần lớn các chính sách văn hóa thể hiện bằng các văn kiện của Chính phủ • CSVH được hình thành như một chỉnh thể trong quá trình tác động lẫn nhau của 3 nhóm cộng đồng: - Cộng đồng văn hóa: các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa, nhà sáng tạo nghệ thuật, người làm phim, xuất bản v.v - Cộng đồng công chúng: Đô thị, nông thôn, phủ sóng phát thanh truyền hình - Cộng đồng chính trị: các cơ quan Đảng, Cơ quan Chính quyền ở trung ương và địa phương 4. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa 1. Chương trình Mục tiêu về phát triển hoạt động nghiên cứu văn hóa dân gian, sáng tạo văn học nghệ thuật (Đầu tư thông qua UBTQ các HLHVHNT Việt Nam) 2. Chương trình Mục tiêu nghiên cứu, sưu tầm, bảo lưu di sản văn hóa phi vật thể: đầu tư cho Viện VHTT và các Sở VHTT) 3. Chương trình mục tiêu chống xuống cấp di tích: Đầu tư qua Cục Di sản, Bảo tàng các Sở VHTT, những nơi có di tích 4. Chương trình Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (đầu tư qua Cục VHTT cơ sở, các Sở VHTT, bảo tồn các làng cổ, đầu tư trang thiết bị cho các thôn, khu phố văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa). 5. Chương trình phát triển điện ảnh: đầu tư qua Cục Điện ảnh, xây dựng các rạp chiếu bóng và trang thiết bị hiện đại 5. Một số biện pháp thực hiện CSVH Nguồn lực con người: - Tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa các cấp - Tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ văn hóa nghệ thuật có trình độ cao (đào tạo lực lượng trẻ, có tài năng, có những ngành nghề cần thiết phải đào tạo ở nước ngoài) Một số biện pháp thực hiện CSVH Nguồn lực khoa học công nghệ: Tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị văn hóa – thông tin, viễn thông, tiếp thu nhanh và hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ văn hóa thông tin viễn thông của thế giới (con người và vật chất) Một số biện pháp thực hiện CSVH Nguồn lực về tài chính Đầu tư tài chính cho văn hóa được tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Ở nước ta cũng vậy, tuy nhiên, đầu tư tài chính cho văn hóa phải phù hợp với cơ chế thị trường, chống bao cấp trong văn hóa. Một số biện pháp thực hiện CSVH Nguồn lực về tài chính Văn hóa bao hàm nghĩa rộng, đầu tư tài chính cho văn hóa cũng phải theo nghĩa rộng. Có nghĩa là phải đầu tư đồng thời cho văn hóa, giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường v.vChứ không phải chỉ là sự đầu tư qua Bộ Văn hóa thông tin và các cơ quan quản lý và hoạt động sự nghiệp văn hóa. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước một mặt thực hiện các chính sách đầu tư cho văn hóa (khác với nghĩa bao cấp), một mặt tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào các họat động văn hóa (xã hội hóa văn hóa – thông tin), trên cơ sở thiết lập cơ chế, tạo hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa. Tạo chính sách để thúc đẩy quá trình xã hội hóa văn hóa. 6. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa Xin trân trọng cảm ơn!