Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 4.1: Những quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá

- VH là một hiện tượng xã hội vận hành có quy luật, tồn tại khách quan với con người. - Chúng ta có thể nhận thức được các quy luật đó và tác động vào nó (khả tri).

pdf28 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 4.1: Những quy luật cơ bản của sự phát triển văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TS. Phan Quốc Anh - VH là một hiện tượng xã hội vận hành có quy luật, tồn tại khách quan với con người. - Chúng ta có thể nhận thức được các quy luật đó và tác động vào nó (khả tri). 1. Quy luật kế thừa trong sự phát triển văn hóa. Cơ sở triết học: Quy luật này là quy luật “phủ định của phủ định” trong triết học 1.1. Khái niệm kế thừa văn hóa: “Kế thừa là thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Kế thừa những di sản văn hóa dân tộc” Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000. Tr.486 Kế thừa văn hóa là một quy luật cơ bản của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu của cái cũ và cái mới xét theo thời điểm ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau trong quá trình phát triển văn hóa của một cộng đồng, của một dân tộc và của nhân loại. 1.2. Bản chất của kế thừa văn hóa: Là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các nhân tố của cái mới, thể hiện mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển: giai đoạn sau không cắt đứt, không đoạn tuyệt với giai đoạn trước và cũng không lặp lại hoàn toàn như giai đoạn trước, cho phép giai đoạn sau chỉ giữ những yếu tố tích cực, còn phù hợp của giai đoạn trước, trên cơ sở đó tiếp tục biến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới. Tiền nhân của chúng ta đã làm được một việc tuyệt vời đó là tiếp biến văn hóa rất dịêu kỳ, qua một nghìn năm bắc thuộc bị đồng hoá mà lại lớn lên, Việt hoá các yếu tố của văn hóa Hán, chứng tỏ chúng ta có một nền VH bản địa có nội lực mạnh. Chúng ta phải dùng chữ hán nhưng ta việt hoá chứ Hán, đọc chữ Hán theo tiếng của người Việt, sau ta phát triển thành chữ nôm. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, ta chuyển sang thời kỳ Đại Việt. Đây là thời kỳ chúng ta vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt, vừa luôn luôn phải lo chống đỡ, đánh đuổi giặc ngoại xâm. 1.3. Đặc điểm của kế thừa văn hóa và nghệ thuật: 1.3.1. Kế thừa văn hóa: Chỉ kế thừa yếu tố, không kế thừa cấu trúc, cấu trúc cũ được giải thể. Giai đoạn sau sẽ xây dựng cấu trúc mới, lựa chọn những yếu tố của cấu trúc cũ để kế thừa. Ví dụ: Trước kia, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, xã hội người Việt cũng đã từng tồn tại chế độ mẫu hệ mà dấu ấn còn mãi đến ngày nay: “nhất vợ nhì trời”, cái gì chính đều gọi là cái: “cột cái, đũa cái, ngón tay cái’ . “Cái” ở đây là giống cái, là mẫu. Sau này, do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhất là ảnh hưởng nho giáo, xã hội Việt Nam tuân thủ chế độ phụ quyền. Phụ nữ phải tuân thủ “tam tòng, tứ đức”. Đến nay vẫn tồn tại quan niệm có con trai mới có cái “chống gậy”. Không có con trai là một trong ba tội bất hiếu lớn nhất của con trai. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Không có con trai phải ngồi chiếu dưới. Cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống cũ là tôn trọng người con trai trưởng (gia trưởng) và coi trọng thân tộc huyết thống. Người con trai trưởng có vai trò rất lớn trong dòng tộc và phải có đông con nhiều cháu. Dù đã chuyển sang chế độ phụ quyền từ lâu, nhưng trong thực tế cuộc sống hàng ngày, người mẹ luôn được tôn trọng. Tồn tại rất nhiều nơi thờ mẫu. Đó là sự kế thừa văn hóa. Từ một gia đình, dòng họ, làng, xã, vùng, xứ, tỉnh, quốc gia đều có sự di truyền văn hóa. Mô hình gia đình VN mới cũng khác (gia đình giản đơn) vai trò người phụ nữ dần dần được tôn trọng, xây dựng mối quan hệ bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Gặp gỡ một số phụ nữ Chăm, Bana, Ê đê, tuy gọi là xã hội mẫu hệ, nhưng người phụ nữ hiện nay phải chịu rất nhiều thiệt thòi, gánh nặng gia đình luôn đè trên vai, phụ nữ ít được học hành và ít được tham gia công tác xã hội. Cần phải đấu tranh cho sự bình đẳng giới Giới # giới tính 1.3.2. Tính đặc thù của kế thừa nghệ thuật. Kế thừa nghệ thuật có đặc thù riêng, nếu như khoa học tự nhiên là sự kế thừa lọc bỏ: phát minh ra sau lọc bỏ phát minh ra trước. Trong nghệ thuật thì khác, tác phẩm ra sau không thể phủ đinh tác phẩm ra trước, thậm chí còn được tôn trọng những tác phẩm lâu đời. Rất nhiều tác phẩm càng để lâu càng có giá trị: Tranh cổ điển, âm nhạc cổ điển. Các tác phẩm nghệ thuật kiến trúc xây dựng cách đây vài nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị: Kim tự tháp ai cập, vạn lý trường thành, các lăng mộ vua chúa. ở Việt Nam chúng ta là những di sản đình đền chùa với những mảng điêu khắc đánh dấu mốc thời gian xây dựng (rồng thời Lý, thời Lê), các tháp cổ Chăm Pa ở dọc miền trung (liên hệ thực tiễn). Kế thừa của nghệ thuật là kế thừa trực tiếp và trọn vẹn, nhưng không có nghĩa là không phê phán, kể cả những tác phẩm nghệ thuật tinh hoa, diễn ra ở 2 bước: + Bước 1: Đứng trên quan điểm lịch sử và đóng góp cả cho thời đại mà nó ra đời (quan điểm lịch sử cụ thể). + Bước 2: Từ những yêu cầu của cuộc sống hiện đại, cái gì còn có ích cho thời đại hôm nay (nên chủ động kế thừa, kế thừa cái gì?) 1.4. Một số hình thức và kiểu loại kế thừa. + Kế thừa là quy luật phát triển và tiến bộ, nhưng tại sao có những yếu tố lạc hậu vẫn tồn tại nên cho đến ngày hôm nay, trong đó có cả những yếu tố phản giá trị. VD: xung đột tôn giáo, sắc tộc, do con người tạo ra trong chiến tranh. Kế thừa tiến bộ là của lực lượng tiến bộ, kế thừa phản động là của lực lượng phản động. Muốn giữ lại những cái của quá khứ. Kế thừa khẳng định và kế thừa phủ định: + kế thừa khẳng định là những sự kế thừa diễn ra với những giá trị vĩnh hằng: Có những tác phẩm vẫn còn nổi tiếng tồn tại mãi như những tác phẩm điêu khắc đã có hàng nghìn năm tồn tại. + Kế thừa phủ định: là phủ định những cái không phù hợp làm nên cái tiến bộ, phù hợp và có ích. - Vấn đề kế thừa di sản VH VN (nêu ví dụ) 2. Quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa. 1. Về thuật ngữ: “Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồng khác nhau” - Nơi giao lưu của hai dòng sông. (TĐ tiếng Việt). Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình. Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có ảnh hưởng chủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động (ảnh hưởng mà không biết). - Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận (một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên ngoài (ngoại sinh) và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nội sinh) để làm giàu cho văn hóa của mình. - Cưỡng bức VH là sự áp đặt nền VH của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, áp đặt VH dân tộc lớn cho dân tộc nhỏ nhưng cũng có khi nó bị VH của nước nhỏ chinh phục lại. Tóm lại: giao lưu VH là sự vận động thường xuyên gắn với sự phát triển của văn hóa xã hội. Trong đời sống xã hội, giao lưu càng mạnh mẽ thì mọi sáng tạo văn hóa được phổ biến và chuyển tải càng rộng rãi, sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng. Ngược lại, đời sống cộng đồng càng được nâng cao càng có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa. Đó là phép biện chứng của sự phát triển văn hóa trong cộng đồng xã hội. Việt Nam có nguồn gốc văn hóa bản địa, là một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước (phi Hoa, phi ấn), có quá trình giao lưu VH với phương Bắc (1000 năm Bắc thuộc). Từ thời kỳ Đại Việt vẫn duy trì giao lưu VH với các nước láng giềng, phía bắc với VH Trung Hoa, phía nam với VH Chiêm thành, Chân lạp (Khơme). Trong một trăm năm Pháp thuộc chúng ta có giai đoạn giao lưu với VH Pháp, tuy bị cưỡng bức VH nhưng do VH bản địa của VN có truyền thống lâu đời nên đã không Pháp hoá được VHVN. Những năm xây dựng XHCN, ở miền Bắc chúng ta có một giai đoạn ảnh hưởng văn hóa của các nước như Liên Xô, Đông Âu. Trong miền nam VN có giai đoạn chịu ảnh hưởng VH Mỹ. Từ 1986 đến nay, với đường lối mở cửa “đa phương hoá, đa dạng hoá” trong quan hệ đối ngoại, đất nước ta có điều kiện giao lưu VH với rất nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực, trong châu lục. Để vừa kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp nhận được những thành tựu của loài người, trong các nghị quyết của đảng ta đều chỉ rõ: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. CÂU HỎI ÔN TẬP