1. Đặt vấn đề:
Xuất phát từ tình hình thế giới trong vài năm gần đây, người ta thường coi kinh tế học là
lý thuyết phát triển, lấy tài sản của cải làm trọng tâm, có nó là có tất cả. Có kinh tế là
có hạnh phúc no ấm, đó là lý thuyết phát triển ngự trị hàng bao thế kỷ nay trên toàn
thế giới, nảy sinh tư tưởng muốn làm giàu phải có kinh tế. Nhưng những năm sau này
thế giới phát hiện ra rằng trong lý thuyết phát triển rằng: kinh tế có thể phát triển
nhưng đời sống chưa chắc đã sung sướng hạnh phúc.
52 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 6.1: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6
VĂN HOÁ VÀ PHÁT TRIỂN
Ở VIỆT NAM
TS Phan Quốc Anh
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
2. Văn hóa là trung tâm của sự phát
triển
3. Con đường phát triển của Việt
Nam
1. Đặt vấn đề:
Xuất phát từ tình hình thế giới trong vài năm
gần đây, người ta thường coi kinh tế học là
lý thuyết phát triển, lấy tài sản của cải làm
trọng tâm, có nó là có tất cả. Có kinh tế là
có hạnh phúc no ấm, đó là lý thuyết phát
triển ngự trị hàng bao thế kỷ nay trên toàn
thế giới, nảy sinh tư tưởng muốn làm giàu
phải có kinh tế. Nhưng những năm sau này
thế giới phát hiện ra rằng trong lý thuyết
phát triển rằng: kinh tế có thể phát triển
nhưng đời sống chưa chắc đã sung sướng
hạnh phúc.
Lý thuyết về kinh tế bị bất cập, dẫn chứng
là chủ nghĩa tư bản phát triển giàu có
nhưng vẫn bất bình đẳng, khoảng
cách giàu nghèo ngày càng xa, nền
tảng đạo đức xã hội bị thoái hoá, môi
trường tự nhiên bị hủy hoại, nguy cơ
hủy diệt của chiến tranh luôn luôn rình
rập.
Học thuyết kinh tế là tăng sản phẩm xã
hội. Trong 300 năm CNTB phát triển
nhanh thì được cái gì, biết bao bi kịch
đang diễn ra trong xã hội tư bản.
Trong xã hội nông nghiệp: trước đây ở
nước ta đói triền miên, đối với nền
nông nghiệp lúa nước như nước ta và
một số nước Đông Nam á khác, khi
chưa phát triển chỉ lo cái ăn. Chính vì
vậy tâm lý của các nước ở xã hội
nông nghiệp là muốn phát triển nhanh
bằng con đường phát triển kinh tế.
Trong xã hội công nghiệp: có nhiều thành
tựu phát triển rất nhanh, KH - CN,
truyền thông, thu nhập bình quân đầu
người tăng nhanh, trái đất thu nhỏ
như một cái làng gọi là làng tinh cầu.
Xã hội công nghiệp không còn lo đói
nữa, không quan tâm đến sự ăn, chỉ lo
sự chơi, tốc độ các dịch vụ phát triển
nhanh, phát triển hệ thống viễn thông,
máy tính, internet (trong lúc đó 1975 ở
Hà Nội nước ta còn xe trâu đi trên
đường phố).
Văn hoá phát triển trong sự thống nhất
đầy mâu thuẫn với văn minh. Tiềm
năng sáng tạo và những giá trị nhân
đạo của văn hoá chỉ có thể thực hiện
được nhờ văn minh, nhưng sự phát
triển phiến diện của văn minh có thể
dẫn đến sự lãng quên những lý tưởng
cao đẹp, ý nghĩa nhân bản của văn
hoá
Phát triển kinh tế nhanh dẫn đến rất nhiều
nghịch lý xã hội, người ta gọi là nghịch
lý của văn minh. Thế kỷ XX, khi loài
người đã đạt nhiều thành tựu KHKT cao
để phục vụ con người, thì cũng có
những sáng tạo cho chiến tranh và trở
thành bị kịch nhân loại:
(Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX đã cướp đi hàng trăm
triệu người. Chỉ với 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ cảnh cáo Nhật
đã thiêu cháy hàng triệu người trên hai hòn đảo của Nhật bản
mà di chứng của những người còn sống sót là dở sống, dở chết.
Chất độc Diôxin (chất độc màu da cam) trong cuộc chiến tranh
Việt Nam cũng là một thành tựu khoa học quân sự, đã để lại di
chứng thật khủng khiếp trong gen di truyền của những ai đã
từng đến vùng chiến trường Việt Nam)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết
thúc, thế giới lại lao vào cuộc chiến
tranh lạnh. Hai phe đã thi nhau sản
xuất vũ khí hạt nhân nhiều đến nỗi, chỉ
cần 1/10 số bom hạt nhân của Nga
hoặc của Mỹ là đã có thể xoa sạch sự
sống trên trái đất này.
Trước đây, Kinh thánh có nói đến chữ:
“Ngày tận thế”, nhưng đó chỉ là một
ám ảnh của của tín đồ thiên chúa giáo
lo sợ chúa trời trừng phạt. Với vũ khí
hạt nhân, nỗi ám ảnh đó cho toàn thể
loài người có khả năng trở thành thực
tế. Một trong 2 vị tổng thống Nga hoặc
Mỹ trong giây phút vô thức, nhấp vào
nút bấm hạt nhân là hàng tỉ người đến
với ngày tận thế chỉ trong tích tắc.
Ngoài ra còn rất nhiều nghịch lý của văn
minh: tai nạn giao thông, khai thác kiệt
quệ môi trường, hiểm hoạ sinh thái,
bệnh tật, dịch, đất đai, cây xanh bị phá
huỷ làm nhà máy, nhà máy, xe cộ thải
ra khí độc gây bệnh ung thư, trái đất
nóng lên, băng tan làm mực nước biển
dâng cao v.v sẽ đưa loài người đến
“ngày tận thế” được báo trước.
Có thể dẫn ra hàng trăm, hàng ngàn nghịch lý
của sự phát triển.
KHCN phát triển đến mức con người trở thành nô lệ
của KHCN. Con người sáng tạo ra máy vi tính, tin
học, ai cũng phải học vi tính, tin học, con người
nghĩ ra những loại máy móc hiện đại, để có việc
làm phải tiếp cận tất cả sự hiện đại đó mới có thể
có việc làm.
Trên vai của những đứa trẻ là gánh nặng của những tri
thức hiện đại, chúng phải học không còn thời gian
nào để vui chơi giải trí nữa: Vi tính, ngoại ngữ,
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, học ngày, học
đêm, đua nhau học hành và thi cử, sinh ra cận thị,
loạn thị, street v.v
Vật nuôi cây trồng cũng đi vào công nghiệp hóa: rau
công nghiệp, gà công nghiệprồi con người cũng
sẽ công nghiệp, con người cũng sẽ trở thành cái
máy robot vận hành trong xã hội công nghiệp.
Phát triển làm gì nếu không
biết kiềm chế những hiểm
hoạ này. Vì vậy mới có lý
thuyết văn hoá phát triển.
Ngày nay, người ta nói
nhiều đến khái niệm “phát
triển bền vững”.
2. Văn hóa là trung tâm của sự
phát triển
2.1. Quan điểm của UNESCO:
Văn hóa là trung tâm điều tiết sự phát
triển (UNESCO).
Trong thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá,
UNESCO đã nhấn mạnh: “Khi các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt
ra mà tách rời môi trường văn hoá thì
kết quả thu được sẽ rất khập khiễng,
mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn
hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của
mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều”.
Do đó “Nhận thức về vị trí, vai trò của văn
hoá trong phát triển, chúng ta cần
vượt lên trên cách tiếp cận kinh tế học
thuần túy và tìm ra hàng trăm các
phương thức có thể được để cho tính
công nghiệp và tính sáng tạo có thể
gắn bó móc nối với nhau và để kinh tế
có thể bắt rễ trong văn hoá”
(UBQG về thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá: Thập kỷ thế giới
phát triển văn hoá. Nxb VHTT, 1992, tr. 19 – 22).
Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm
của dân tộc, đồng thời tiếp thu thành
tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà
nước ta cũng đã có những nhận thức
mới về vai trò của văn hoá trong phát
triển, khi khẳng định mạnh mẽ rằng:
“Kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau hết
sức chặt chẽ: kinh tế không tự mình phát
triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá
không phải là sản phẩm thụ động của kinh
tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hòa
kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng
động, có hiệu quả và vững chắc nhất”
(Báo cáo của Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt tại kỳ họp thứ X, Quốc Hội khóa VIII).
Trước đây phát triển tự nó mở đường
bằng kinh tế, kinh tế quyết định văn
hóa (phú quý sinh lễ nghĩa). Ngày nay,
văn hóa, đạo lý của loài người quyết
định sự điều tiết phát triển.
Vấn đề là VH điều tiết sự phát triển như
thế nào? Đạo lý - sự tôn trọng lẫn
nhau - theo nguyên tắc cùng chung
sống (cộng sinh). Loài người hay có
tính tự tôn dân tộc, coi văn hóa của
mình là hay nhất.
Người châu Á cúi đầu là chào,
người châu Âu cúi đầu là mặc
niệm. Trước đây hai bên chê
nhau nhưng nay với lý thuyết
văn hóa bao dung thì đó là sự
khác biệt về văn hóa chứ
không phải phân biệt văn hóa
cao hay văn hóa thấp.
Với quan điểm bao dung văn hóa, đề cao
văn hóa tất cả các dân tộc trên thế
giới, các dân tộc được đối xử bình
đẳng. Năm 1982 UNESCO mở hội
nghị về văn hóa ở Mehico chia ra các
khu vực VH như sau:
1) Phương tây (tây Âu) 2) Đông Âu
3) Trung Quốc 4) Ấn Độ
5) Ả Rập 6) Châu Phi
7) Đông nam Á 8) Châu mỹ la tinh
Các vùng văn hóa này được đối xử bình
đẳng, không lấy bất cứ đâu làm trung
tâm để gò ép. Phải tôn trọng cái khác
mình để người khác lại tôn trọng mình
gọi là tập tính cộng sinh. Hội nghị
cũng tuyên bố quyền con người cũng
là văn hóa, quyền sống, quyền tự thể
hiện mình. Tuỳ theo hoàn cảnh của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia để vận dụng
quyền con người cho thích hợp
Phát triển xưa kia nói đến kinh tế là
đủ, là nói đến GDP. Tức nếu GDP
cao thì kinh tế phát triển cao.
Nhưng sau này, người ta cho
rằng GDP có thể phát triển cao
nhưng phân phối không đều thì xã
hội vẫn không có văn hóa.
Mô hình hình tam giác
kinh tế các nước nghèo
10% giàu
80% nghèo
10% trung lưu
GDP các nước
nghèo được phân
phối theo mô hình
chóp, người nghèo
chiếm đa số 80%,
giàu 10 %, trung
lưu 10%.
Mô hình hình quả trứng
kinh tế các nước phát triển
10% giàu
80 % trung lưu
10 % nghèo
Nếu XH phát triển
theo các hình quả
trứng thì XH ổn
định vì 80 % trung
lưu, 10 % người
giàu và 10 %
người nghèo.
Tuy nhiên cũng không tuyệt đối
hoá GDP và phát triển kinh tế
nhưng cũng không được coi nhẹ
nó vì không phát triển GDP thì XH
sẽ nghèo, mà nghèo thì không thể
phát triển VH văn minh được. Có
một thời chúng ta đã sai khi coi
nhẹ sự phát triển GDP và đề cao
VH.
Ngày nay người ta không chỉ quan tâm
đến GDP mà quan tâm cả đến HDI
(Human Development Index) - chỉ số
phát triển người - bao gồm giáo dục,
sức khoẻ, dịch vụ cơ bản, nhà ở, mức
độ ô nhiễm môi trường và tổn thất tài
nguyên (cả các tài nguyên văn hóa và giải trí).
Vấn đề quan trọng là tạo ra một cuộc
sống có chất lượng cao cho người
dân.
• Tăng trưởng về vật chất nhưng không thể
coi nhẹ đời sống văn hóa tinh thần, sức
khỏe, hướng tới sự phát triển bền vững,
lâu dài.
2.2. Những yếu tố của sự phát triển
bền vững.
1/Những vấn đề phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội phải gắn với nhau. Vừa
phát triển kinh tế (GDP), vừa luôn luôn
phải quan tâm đến các chỉ tiêu cho
con người (HDI), trong sự phát triển
cân đối, hài hòa. Văn hoá phải phát
huy vai trò điều tiết (cái van điều tiết)
cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
2/ Sự phát triển cá nhân phải gắn với
sự phát triển cộng đồng
Để phát triển, trước hết về cá nhân và xã
hội, phải phát triển giáo dục, tăng
cường đầu tư cho giáo dục “giáo dục
là quốc sách”, nhất là các nước đang
mở cửa, phát triển, coi đó là đòn bẩy
để phát triển. Đầu tư cho giáo dục
nhằm tạo ra một lớp người có trình độ
hiểu biết cao để làm chủ được KHCN
hiện đại.
• Nói đến chất lượng sống trước hết phải
nói đến con người có trình độ văn hoá
cao, vì đây là cơ sở để lao động và hưởng
thụ mọi thành quả vật chất và tinh thần do
loài người sáng tạo ra.
Hai là vấn đề sức khỏe: là điều kiện để
con người tồn tại. Sức khỏe là “vốn
quý nhất”: sức khỏe phải cân đối, hài
hòa giữa phần “con” (sinh vật) và
phần “người” (văn hoá).
Chất lượng sống
• Ba là vấn đề dân số: nền kinh tế càng lạc
hậu thì tỷ lệ tăng dân số càng lớn, nhất là
các nước Châu á và châu Phi. Liên hiệp
quốc đã phải thành lập tổ chức dân số thế
giới (UNFPA) để giúp các nước nghèo
giảm tỷ lệ tăng dân số. Nhà càng đông
con thì chất lượng sống càng thấp.
Chất lượng dân số
• Những năm gần đây, với sự tài trợ của
Quỹ dân số LHQ (UNFPA), nước ta đang
triển khai chương trình CS SKSS, bao
gồm 8 vấn đề ưu tiên gồm: Quyền Sinh
sản, KHHGĐ; LMAT; Phòng tránh phá
thai, phá thai an toàn; Phòng tránh các
bệnh LTQĐTD; SKSS VTN -TN;Bình đẳng
giới; BLGĐ; SKSS người di cư
3/ Mối quan hệ giữa hiện tại và tương lai:
Phát triển không chỉ quan tâm đến tốc độ
tăng trưởng trước mắt (vay vốn nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất và hưởng
thụ hiện tại) mà phải có chiến lược lâu
dài, cho những thế hệ con cháu sau
này. Nhiều nước vay quá nhiều, con
cháu sau này kéo cày trả nợ.
4/ Đảm bảo lợi ích của con người và lợi ích của
môi trường.
Mục đích của phát triển là hướng tới nâng cao
chất lượng cuộc sống gắn với việc bảo vệ
môi trường sinh thái. Vấn đề đô thị hóa và
môi trường cũng là một vấn đề cần giải
quyết trong quá trình phát triển. Con người
từ nước nghèo tới nước giàu đều đang đổ
xô về đô thị phồn hoa. Đất nước càng phát
triển thì quỹ đất nông thôn càng bị thu hẹp.
Môi trường (cả môi trường tự nhiên lẫn môi
trường văn hoá) đều càng ô nhiễm.
Trong các nghị quyết của đảng ta mục
tiêu phát triển là dân giàu, nước mạnh,
XH công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Con đường phát triển của Việt Nam
3.1. Những vấn đề về phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng ta là: Xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế sản xuất ra cho
người khác dùng, được khách quan hoá và thể
hiện ở thị trường, sản xuất phải nghiên cứu nhu
cầu thị trường trong nước và quốc tế, phải cập
nhật thông tin thị trường quốc tế. Mặt tích cực của
kinh tế thị trường là giải phóng các vấn đề về vốn,
khoa học công nghệ, tài nguyên, nguồn nhân lực
và làm đa dạng hoá, năng động hoá nền sản xuất
xã hội.
Đặc điểm kinh tế thị trường của Việt Nam:
vẫn tồn tại nền kinh tế tự cung tự cấp
sản xuất ra cho mình dùng, lấy mình
làm chuẩn, sản xuất cho nhu cầu của
bản thân mình, manh mún, tùy tiện.
Kinh tế thị trường không phải là chìa khoá vạn
năng mà có rất nhiều tiêu cực:
- Phân hoá giàu nghèo, mối quan hệ giữa chủ
với thợ, giữa độ thị với nông thôn, giữa
ngành nọ với ngành kia,
- Chủ nghĩa cá nhân chủ quan phát triển.
- Ảnh hưởng sâu nặng đến bản sắc văn
hóa dân tộc, văn hóa dân tộc bị biến dạng,
- Kinh tế thị trường tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi
giá, thị trường trở thành chiến trường cạnh
tranh khốc liệt dã man với mọi thủ đoạn.
- Nhưng kinh tế thị trường phải chấp nhận tự do
cạnh tranh, phát triển bền vững trên cơ sở
đạo lý và pháp lý - nền kinh tế tiên tiến văn
minh.
Ở Việt Nam kinh tế thị trường dã man vẫn
đang tồn tại
Ví dụ: hàng giả, hàng dởm vẫn đang cạnh
tranh.
Đảng ta nhà nước ta đang xây dựng kinh
tế thị trường văn minh theo định
hướng XHCN.
3.1.1. Chiến lược xây dựng CNH, HĐH
Đảng và nhà nước ta đang có chiến lược
xây dựng CNH, HĐH, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá chỉ thực hiện được
trong môi trường VH dân tộc vừa phát
triển vừa bảo vệ VH dân tộc.
Xây dựng CNH, HĐH bằng ý chí và bản
lĩnh dân tộc, nâng cao trình độ dân trí,
khoa học công nghệ gắn với lối sống
phong tục tập quán của dân tộc.
3.1.1. Chiến lược xây dựng CNH, HĐH
CNH - HĐH kiểu cũ đã từng xảy ra ở các
nước như Mỹ latinh, vay vốn nước
ngoài tiêu dùng lớn, trước mắt thì mức
sống được nâng lên nhưng đó là mức
sống giả tạo, dẫn đến nợ nước ngoài,
rơi vào khủng hoảng. Đời sống nhân
dân ngày càng khó khăn.
Ở Thái Lan:
Có cơ hội tốt trong chiến tranh Việt Nam,
được đế quốc đầu tư nhưng Thái Lan
đầu tư toàn công nghệ ăn chơi hưởng
lạc, VH ảnh hưởng phương tây và dẫn
đến tệ nạn ở Thái Lan, ở Thái Lan
nhiều tệ nạn mại dâm, ma tuý và căn
bệnh Sida.
Mô hình ở Hàn Quốc: sau chiến tranh thế
giới, Mỹ đầu tư cho Hàn Quốc. Người
Hàn Quốc có ý thức dân tộc cao và rất
tiết kiệm. Họ vốn là một nước rất
nghèo nhưng hiện nay họ đã trở thành
nước giàu và vẫn giữ được bản sắc
VH.
Nhìn chung CNH - HĐH kiểu cũ là bóc lột
sức lao động của con người, tàn phá
môi trường tự nhiên và đánh mất bản
sắc dân tộc.
CNH kiểu mới: hướng tới nâng cao chất
lượng sống con người bảo vệ môi
trường sinh thái phát triển hài hoà
giữa vật chất và tinh thần, đây là xu
hướng con người đang tiến tới, đang
dần dần loại bỏ CNH - HĐH kiểu cũ để
chuyển sang CNH kiểu mới và phát
triển bền vững.
3.1.2. Chủ trương mở cửa giao lưu và vai trò
của văn hóa trong sự phát triển:
Giao lưu là động lực để thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, là quá trình trao đổi
chất, tiếp thu những thành tựu khoa học
công nghệ của nhân loại, học hỏi kinh
nghiệm phát triển kinh tế và giao lưu hàng
hóa nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Tuy nhiên, mở cửa giao lưu phát triển kinh tế
bao giờ cũng kèm theo sự giao lưu phát
triển văn hóa. Trong tình hình đó, văn hóa
giữ vai trò to lớn.
+ Vai trò của văn hóa trong giao lưu,
phát triển, hội nhập quốc tế.
- Văn hóa có một vai trò to lớn trong phát
triển nền kinh tế thị trường. VH là
chiều cạnh trí tuệ sáng tạo nhân văn,
là quyền lực chống lại tiêu cực xã hội,
chống lại nền kinh tế thị trường dã
man, xây dựng nền kinh tế thị trường
văn minh.
- Văn hóa phải tham gia với vai trò làm bà
đỡ cho nền kinh tế thị trường văn
minh.
Trong mở cửa giao lưu, đòi hỏi bản lĩnh
dân tộc yếu tố nội sinh của văn hóa,
tiếp biến văn hóa, chắt lọc bổ sung,
làm giàu cho nền văn hóa của mình.
Giá trị văn hóa dân tộc là cơ sở cho sự tiếp
nhận và đồng hoá các giá trị văn hóa từ
bên ngoài.
Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở đâu? là các giá trị văn
hóa do lịch sử để lại, được các thế hệ sau tiếp nhận
và làm sống lại trong thời đại của họ. Trong thời đại
hiện nay mỗi con người có quyền lựa chọn những cái
hay cái đẹp cái phù hợp, cái hiện đại thì dễ được tiếp
nhận hơn. Tự lựa chọn văn hóa riêng nhưng làm sao
phải giữ gìn VH TTĐĐBSDT, chống xu hướng như tây
hoá, không có những kỳ thị với văn hóa phương tây
mà phải chủ động tiếp nhận nó, nhận biết được
những cái hay cái phù hợp, tinh hoa.
Muốn vậy phải hiểu thế nào là tinh hoa,
phải có một trình độ thẩm định nhất
định.
Bí quyết của sự phát triển là khoa học
cộng với nghệ thuật. Khoa học là
phương thức chung của nhân loại,
nghệ thuật là giá trị riêng của mỗi nền
văn hóa, dân tộc chúng ta tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại chuyển vào nền
văn hóa của ta, được những yếu tố
nội sinh chấp nhận.
Như vậy vị trí của nền văn hóa rất quan trọng
trong việc phát triển của nền kinh tế. Phải
nhanh nhạy, vì phải nhanh nên độ mất an
toàn rất lớn. Vậy cái gì tạo nên khả năng an
toàn? Đó chính là văn hóa, văn hóa là sự
điều chỉnh trong sự phát triển kinh tế, phát
huy nội lực, yếu tố nội sinh, ý thức dân tộc.
Quan điểm của Đảng ta về sự phát triển: Văn
hóa là nến tảng tinh thần, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, xã hội.
Câu hỏi ôn tập:
1. Bạn hãy nêu quan điểm của UNESCO
về văn hoá phát triển. Tại sao nói: Văn
hoá là trung tâm của sự phát triển.
2. Bạn hãy nêu những yếu tố của sự phát
triển bền vững.
3. Bạn hãy nêu vai trò của văn hoá trong
giao lưu, phát triển và hội nhập quốc
tế