Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 6.2: Di sản văn hoá

Khái niệm di sản văn hoá Xuất phát từ khái niệm văn hoá: “Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra”, có nghĩa là những sản phẩm do con người làm ra. Trong quá trình sáng tạo ấy, loài người đã để lại một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể.

pdf21 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa thông tin - Bài 6.2: Di sản văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LLVH và đường lối VH của Đảng Bài 8 DI SẢN VĂN HOÁ TS Phan Quốc Anh Khái niệm di sản văn hoá Xuất phát từ khái niệm văn hoá: “Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra”, có nghĩa là những sản phẩm do con người làm ra. Trong quá trình sáng tạo ấy, loài người đã để lại một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể. Loài người đã để lại một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể: Đó là những công trình kiến trúc, những hiện vật trên và trong lòng đất (hữu thể), những kinh nghiệm, phong tục tập quán v.v(vô thể). Tất cả những giá trị văn hoá ấy được sàng lọc qua thời gian, đọng lại thành di sản văn hoá. Khái niệm Di sản Văn hoá “Di sản văn hoá là tổng thể những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra, được sàng lọc qua thời gian và tồn tại đến hiện tại, được chủ thể văn hoá nhận biết và sử dụng”. 2. Phân loại di sản văn hoá Sau nhiều cuộc hội thảo văn hoá quốc tế do UNESCO tổ chức, người ta đã thống nhất chia di sản văn hoá thành hai loại: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể 2.1 Di sản văn hoá vật thể Là những hiện vật (động sản và bất động sản) có giá trị đặc biệt về các mặt lịch sử truyền thống, nghệ thuật, dân tộc học, khảo cổ học, cố nhân học, lịch sử tự nhiênVí dụ: Các di tích danh lam thắng cảnh tư nhiên, công trình lịch sử, đền đài, cung điện, thư viện, sách, di chỉ khảo cố, mẫu vật hoá thạch, đất đá trong thiên nhiên v.v) 2.2. Di sản văn hoá phi vật thể Bao gồm toàn bộ những sáng tác theo phương pháp truyền thống của một cộng đồng văn hoá: âm nhạc, ca múa, sân khấu, văn học dân gian (ngôn ngữ, truyền thuyết, huyền thoại, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố), phong tục tập quán (lễ hội, nghi lễ), những kinh nghiệm dân gian như y học dân tộc, nghệ thuật ẩm thực, bí quyết nhà nghề v.v Trong cuốn “Vấn đề bảo tồn di sản văn hoá nghệ thuật” của Đàm Quang Thụ (Viện Văn hoá và Nxb VHTT, Hà Nội 1998, tr. 371) có giới thiệu một cách phân loại như sau: 1. Di sản văn hoá nghệ thuật (không kể kiến trúc) gồm: văn hoá, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc, điện ảnh Các nhà Bảo tàng nghệ thuật Viện lưu trữ điện ảnh (nay là Viện phim Việt Nam) 2. Di sản văn hoá là công trình kiến trúc Bảo tồn ngoài trời hoặc đưa vào Bảo tàng kiến trúc 3. Di sản văn tự: tư liệu lưu trữ, sách cố Cơ quan lưu trữ, thư viện 4. Di sản văn hoá lịch sử, cách mạng gồm cả di sản về danh nhân đất nước Các nhà bảo tàng về lịch sử và nhà lưu niệm danh nhân Loại hình di sản - Cơ quan bảo quản 1. Di sản văn hoá nghệ thuật (không kể kiến trúc) gồm: văn hoá, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc, điện ảnh Các nhà Bảo tàng nghệ thuật Viện lưu trữ điện ảnh (nay là Viện phim Việt Nam) 2. Di sản văn hoá là công trình kiến trúc Bảo tồn ngoài trời hoặc đưa vào Bảo tàng kiến trúc 3. Di sản văn tự: tư liệu lưu trữ, sách cố Cơ quan lưu trữ, thư viện 4. Di sản văn hoá lịch sử, cách mạng gồm cả di sản về danh nhân đất nước Các nhà bảo tàng về lịch sử và nhà lưu niệm danh nhân Loại hình di sản - Cơ quan bảo quản 5. Di sản văn hoá khảo cổ học Nhà bảo tàng khảo cố học 6. Di sản văn hoá dân gian (di sản PVT) Bảo tàng dân tộc học, hoặc bảo tồn làng văn hoá 7. Di sản là mẫu vật tự nhiên (động vật hoá thạch, động vật, thực vật, khoáng sản) Bảo tàng thiên nhiên Khu rừng cấm quốc gia 8. Di sản là danh lam thắng cảnh của đất nước Bảo tồn trong thiên nhiên Trong những di sản của quá khứ để lại, ta thường gọi là văn hoá truyền thống, (để phân biệt với những giá trị văn hoá hiện đại mới sáng tạo ra), có những yếu tố văn hoá mới hình thành hôm nay, nhưng ngày mai đã trở thành di sản văn hoá (ví dụ một công trình kiến trúc đẹp, một tác phẩm nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc). Di sản văn hoá liên quan chặt chẽ với quy luật kế thừa của văn hoá. Văn hoá vừa là sự kế thừa di sản của quá khứ (phủ định của phủ định), vừa là sự liên tục phát triển. Đóng vai trò quan trọng ở đây là những khái niệm “nhận biết” và sử dụng di sản văn hoá. Vấn đề khó ở đây là sự phân biệt chủ quan của con người, chủ thể của văn hoá là nên kế thừa cái gì của quá khứ, cái gì nên loại bỏ. Trong di sản văn hoá của quá khứ, có những cái mang tính giá trị, có những cái phi giá trị hoặc phản giá trị. Ví dụ: mê tín dị đoan, cúng chữa bệnh, cúng ma (có hầu hết ở các dân tộc). Người Tày ở Việt Bắc, người Mường có thày mo cúng chữa bệnh. Nhưng trong cúng mo lại có những tác phẩm nghệ thuật có giá trị như các làn điệu hát then và cây đàn tính (thực chất là để cúng), sau này chúng ta sử dụng cây đàn tính và các làn điệu then thành những tác phẩm nghệ thuật. Người Raglai có cúng bầu dầu. Người Chăm có hàng trăm nghi lễ cúng và trong cúng đều có sử dụng các nhạc cụ. Hầu hết, xưa kia, các nhạc cụ dùng trong các lễ cúng đều là nhạc cụ thiêng, khi cần lấy xuống sử dụng phải làm một lễ cúng (hiện nay vẫn tồn tại ở một số dân tộc, ví dụ trống paranưng của người Chăm là một nhạc cụ thiêng, chỉ có ông thầy vỗ (mưtun , phải trải qua lễ tôn chức) mới được sử dụng. Mã là của người Raglai, cũng như cồng chiêng Tây nguyên cũng vậy Trong văn hoá truyền thống, có những thành tố bất biến (không thể biến đổi), có những thành tố khả biến (có khả năng biến đổi). Ví dụ, kim tự tháp ai cập (đã để lại hàng vài nghìn năm vẫn không thay đổi), có những cái có thể biến đổi, ví dụ ca dao dân ca truyền khẩu (tính dị bản), phong tục tập quán, trang phục v.vbiến đổi nhanh chóng. Nhận biết, bảo tồn, khai thác, phát huy những giá trị của di sản văn hoá quá khứ đang là vấn đề nóng hổi trên phạm vi toàn cầu. Từ đó hình thành nên các tổ chức như: UNESCO (uỷ ban giáo dục, khoa học, văn hoá của Liên hiệp quốc; UNDP (cơ quan phát triển của Liên hợp quốc) v.vlà những tổ chức quan tâm đến việc bảo tồn di sản văn hoá nhân loại. Tổ chức này đặt ra những tiêu chuẩn để công nhận các di sản văn hoá thế giới. Việt Nam hiện đã có 6 di sản văn hoá thế giới được công nhận: Di sản văn hoá vật thể: - Hạ long, Phong Nha Kẻ Bàng (di sản thiên nhiên), - Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn. Di sản văn hoá phi vật thể: - Nhã nhạc cung đình Huế - Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên Hiện nay, Bộ VHTT đang lập hồ sơ công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh (di sản văn hoá phi vật thể), phố cổ Hà Nội (di sản văn hoá vật thể) là di sản văn hoá thế giới. Việc công nhận di sản văn hoá thế giới đã tạo điều kiện rất tốt cho việc thu hút nguồn kinh phí trùng tu tôn tạo (do các tổ chức phi chính phủ tài trợ) và quảng bá du lịch. Từ khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới, những địa phương có di sản đó trở thành những điểm phát triển du lịch quốc tế, khách du lịch tăng đột biến. Ở Việt Nam, Bộ VHTT hàng năm tổ chức công nhận bằng di tích quốc gia cho các di tích. Có những di tích là di tích lịch sử văn hoá , có di tích là lịch sử cách mạng. Những di tích sau khi được công nhận đã được nhà nước đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo. 3. Di sản văn hoá - bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội (xem bài: Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội). Nền tảng tinh thần xã hội được hình thành từ bản sắc văn hoá. Di sản văn hoá là một bộ phận của bản sắc văn hoá (nhất là di sản văn hoá phi vật thể. Ví dụ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường, tính cộng đồngđều là những di sản, gien di truyền văn hoá dân tộc). Vì vậy, di sản văn hoá là một bộ phận hợp thành của nền tảng tinh thần xã hội.