Bài giảng Quản lý rủi ro đầu tư - Chương 1: Lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro trong đầu tư - Hồ Ngọc Ninh

1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro trong dự án đầu tư 1.3. Khái niệm quản lý rủi ro trong đầu tư 1.4. Quy trình quản lý rủi ro trong đầu tư 1.5. Vai trò của quản lý rủi ro trong đầu tư 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.1. Khái niện rủi ro  Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc.  Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực tế khác với kết quả dự đoán.  Thông thường, “rủi ro” dùng để chỉ một hay nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là “tai nạn” cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình. Rủi ro thường được nhận biết dựa vào một số dấu hiệu báo trước, đôi khi dựa vào kinh nghiệm của các dự án tương tự trước đây.

pdf13 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản lý rủi ro đầu tư - Chương 1: Lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro trong đầu tư - Hồ Ngọc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BỘ MÔN KẾ HOẠCH VÀ ĐẨ TƯ CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ Hồ Ngọc Ninh GIỚI THIỆU CHUNG Giảng viên: TS. HỒ NGỌC NINH Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư Khoa Kinh tế & PTNT Phone: 0989454296 Email: hongocninh@gmail.com Website: Nội dung 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro trong dự án đầu tư 1.3. Khái niệm quản lý rủi ro trong đầu tư 1.4. Quy trình quản lý rủi ro trong đầu tư 1.5. Vai trò của quản lý rủi ro trong đầu tư 21.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.1. Khái niện rủi ro  Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc.  Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực tế khác với kết quả dự đoán.  Thông thường, “rủi ro” dùng để chỉ một hay nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí là “tai nạn” cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu của mình. Rủi ro thường được nhận biết dựa vào một số dấu hiệu báo trước, đôi khi dựa vào kinh nghiệm của các dự án tương tự trước đây. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.1. Khái niện rủi ro Rủi ro và Không chắc chắn? Frank Knight là người đầu tiên phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn. - Trong môi trường rủi ro, ta có thể đoán biết trước điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả và xác suất xảy ra của nó như thế nào. - Trong điều kiện môi trường không chắc chắn, chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả của nó và xác suất xảy ra các sự kiện như thế nào. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.1. Khái niện rủi ro Rủi ro và Không chắc chắn? Rủi ro và không chắc chắn là những sự kiện bất thường xảy ra với người sản xuất thường gây những tác động không mong đợi. Rủi ro và không chắc chắn có thể được xem như một quá trình liên tục. Ở một đầu của quá trình là các sự kiện rủi ro với xác suất xảy ra và hậu quả của nó có thể biết trước. Ở đầu còn lại của quá trình là các sự kiện không chắc chắn với xác suất xảy ra và hậu quả của nó không thể biết trước. Nhiều sự kiện xảy ra ở khoảng giữa rủi ro và không chắc chắn. Rủi ro Không chắc chắn 31.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.2. Một số quan niệm về rủi ro đầu tư Khi nói đến rủi ro người ta thường có hai quan niệm: • Rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại – rủi ro không đối xứng Rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất lợi, rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ hoặc rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất. Vì vậy, thông thường chúng ta coi rủi ro là sự kiện ngẫu nhiên, là sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.2. Một số quan niệm về rủi ro • Rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng Đây là cách nhìn nhận rủi ro một cách khách quan hơn, theo đó các khái niệm ban đầu về rủi ro của chúng ta đã thể hiện rõ quan niệm này và chúng ta coi rủi ro là khả năng sai lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả; sai lệch lớn, rủi ro càng nhiều. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.3. Đặc trưng của rủi ro Rủi ro có hai đặc trưng chính: • Tần số xảy ra (rủi ro có hay xảy ra hay không?): được thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố. • Biên độ (Mỗi lần xảy ra có lớn hay không? Lớn bao nhiêu?): được thể hiện bằng giá trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố. 41.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.3. Khái niệm về rủi ro đầu tư Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể. Rủi ro hệ thống. Còn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.3. Khái niệm về rủi ro đầu tư Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể. Rủi ro hệ thống. • Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi là phân bổ tài sản. Điều này liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. • Trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có sự tương quan, khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. • Phân bổ tài sản giúp giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của bạn. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.3. Khái niệm về rủi ro đầu tư Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể. Rủi ro cụ thể. Cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng. 51.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.3. Khái niệm về rủi ro đầu tư Rủi ro lạm phát là gì? • Rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm. Khi nói đến lạm phát, ai cũng bị ảnh hưởng. • Ví dụ, nếu bạn là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, bạn giấu tiền dưới gối nằm, bạn vẫn bị rủi ro lạm phát. Giá của những gì bạn mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng của lạm phát. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4. Phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4.1. Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư: • Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra khi thu thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chất của các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các quyết định đầu tư sai. • Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa chọn các phương án không tối ưu • Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4. Phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4.2. Theo phạm vi: • Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư. • Rủi ro chung: là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt động đầu tư. 61.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4. Phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4.3. Theo tính chất tác động: • Rủi ro theo suy tính (rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại. • Rủi ro thuần túy: là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho các phương án đầu tư. 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4. Phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4.4. Theo bản chất: • Rủi ro tự nhiên • Rủi ro về công nghệ và tổ chức • Rủi ro về chính sách • Rủi ro về thị trường • Rủi ro về chính trị - xã hội • Rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư • Rủi ro về dịch bệnh, dịch hại 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4. Phân loại rủi ro đầu tư 1.1.4.5. Theo nơi phát sinh rủi ro: • Rủi ro do bản thân dự án gây ra • Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án 1.1.4.6. Theo mức độ khống chế rủi ro: • Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng) • Rủi ro có thể khống chế được 1.1.4.7. Theo giai đoạn đầu tư: • Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư • Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư • Rủi ro giai đoạn khai thác dự án 71.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro với các tình huống khác 1.1.5.1. Tình huống xác định: • Là tình huống khi thông tin đầu vào hoàn toàn xác định và vì vậy kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố là 1. • Với tình huống xác định chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định. • Các chỉ tiêu làm căn cứ ra quyết định đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn... 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro với các tình huống khác 1.1.5.2. Tình huống rủi ro: • Là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra là tập hợp nhiều kết quả có phân bố xác suất. • Với tình huống rủi ro, chúng ta thường áp dụng lý thuyết xác suất để ra quyết định đầu tư. • Lý thuyết xác suất được thể hiện bằng các số đo rủi ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn... và khi phân tích có thể áp dụng các phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản, phân tích mô phỏng Monte Carlo... 1.1. Khái niện rủi ro và phân loại rủi ro đầu tư 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro với các tình huống khác 1.1.5.3. Tình huống bất định (uncertainty): • Là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc chắn, không có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra cũng không xác định, không có phân bố xác suất. • Đây là tình huống khiến chúng ta gặp khó khăn khi ra quyết định và thường áp dụng lý thuyết trò chơi. • Những tiêu chuẩn thường được áp dụng khi lựa chọn như maximax, maximin, maximin, likehood, minimax regret...... 81.2. Phân loại rủi ro với các dự án đầu tư 1.2.1. Rủi ro ở pha lập dự án Bao gồm rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài a/ Rủi ro bên trong: + Xác định công việc không chính xác + Mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu không phù hợp + Rủi ro kỹ thuật (rủi ro nghiên cứu và đưa vào sản xuất không hợp với nhau), rủi ro công nghiệp hóa (viếc sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường không đem lại hiệu quả) b/ Rủi ro bên ngoài + Sự lạc hậu về thương mại (đánh giá sai về nhu cầu thị trường, thị trường phát triển quá nhanh) + Rủi ro pháp chế/chính sách: • Văn bản mới ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của dự án • Chưa rõ ràng các đạo luật + Rủi ro thiên tai 1.2. Phân loại rủi ro với các dự án đầu tư 1.2.2. Rủi ro liên quan đến dự báo sử dụng nguồn lực Nội dung dự báo của dự án bao gồm: Xác định các nguồn lực cần huy động, khả năng thực tế của các nguồn lực đó. • Xác định các nguồn lực ban gồm các vấn đề: + Sử dụng lao động +Sử dụng trang thiết bị, bảo hộ lao động, ô nhiễm môi trường + Thiếu hiểu biết về các nguồn lực +Sự không tương hợp giữa các nguồn lực được huy động • Khả năng thực tế của các nguồn lực: + Công suất của máy móc thiết bị + Năng suất lao động của công nhân 1.2. Phân loại rủi ro với các dự án đầu tư 1.2.3. Rủi ro ở pha triển khai dự án • Phát triển muộn vấn đề • Nhận thức sai vấn đề • Đề xuất phương án xử lý không phù hợp 9Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 1. Rủi ro chính trị: • Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị. Ví dụ: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài  Sắc thuế mới gây thiệt hại cho nhà đầu tư Quốc hữu hóa Những cam kết ưu đãi trước đây đối với các nhà đầu tư bị xóa bỏ Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 1. Rủi ro chính trị: Có thể liệt kê một số rủi ro chính trị chính sau đây: 1) Rủi ro thuế: Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo. 2) Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án. 3) Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài...đều ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án. 4) Kiểm soát ngoai hối: Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng nhu quyền lợi của các nhà đầu tư. 10 Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 1. Rủi ro chính trị: Có thể liệt kê một số rủi ro chính trị chính sau đây: 5) Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi. 6) Độc quyền: Sự độc quyền kinh doanh của nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn đến sự kém hiệu quả của đầu tư. 7) Môi trường, sức khỏe và an toàn: Những qui định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế nhiều dự án cũng như chi phí của dự án. 8) Quốc hữu hóa. Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 2. Rủi ro xây dựng /hoàn thành công trình: • Chi phí xây dựng vượt quá dự toán • Công trình xậy dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án • Hoàn thành không đúng thời hạn • Không giải tỏa được mặt bằng, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 3. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: • Cầu không đủ: Q < Công suất của dự án • Giá bán sản phẩm, dịch vụ của dự án thấp • Giá các yếu tố đầu vào thay đổi theo hướng bất lợi (tăng giá, ) Dẫn tới việc không có khả năng trả nợ 11 Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 4. Rủi ro về cung cấp đầu vào: • Đầu vào của dự án: nguyên vật liệu, vốn, lao đông, máy móc thiết bị,... • Không đảm bảo được các đầu vào quan trọng theo số lượng, giá cả, chất lượng đã dự kiến gây khó khăn trong việc vận hành, thanh toán các khoản nợ 5. Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: • Khi các tiện ích (dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành...) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu của dự án. Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro nào? 6. Rủi ro về môi trường và xã hội: • Môi trường bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng không bị chi phối bởi người đưa ra quyết định. • Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh 7. Rủi ro kinh tế vĩ mô:  Bao gồm: tỷ giá hối đoái, lạm phát, lại suất. 1.3. Khái niệm quản lý rủi ro đầu tư - Quản lý rủi ro đầu tư là quá trình bao gồm thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro, xác định, phân tích, lập kế hoạch ứng phó và kiểm soát rủi ro trong các hoạt động đầu tư. - Mục tiêu của quản lý rủi ro đầu tư là nhằm tăng khả năng và tác động tích cực lên các dự án/phương án đầu tư, đồng thời cũng làm giảm khả năng và tác động tiêu cực lên dự án/phương án đầu tư. 12 1.4. Quy trình quản lý rủi ro Hình 1: Quy trình cơ bản quản lý rủi ro 1.4. Quy trình quản lý rủi ro Hình 2: Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình kiểm soát rủi ro 1.5. Vai trò của quản lý rủi ro trong đầu tư - Quản lý rủi ro giúp làm tăng hiểu biết về dự án cặn kẽ hơn, tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch dự án sát thực hơn, chính xác hơn cả về chi phí và thời gian. - Xác định và phân tích rủi ro một cách cụ thể khách quan có thể đánh giá được ảnh hưởng của nó để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia dự án hoặc phân bổ rủi ro cho bên nào có khả năng giải quyết nhất. - Nếu nhà quản lý có khả năng dự báo được các rủi ro và đưa ra các kế hoạch đối phó thì hoạt động sản xuất sẽ luôn ở thế chủ động và đạt hiệu quả hơn. 13 37 CÂU HỎI ? Ý KIẾN ? Câu hỏi ôn tập? 1) Rủi ro và không chắc chắn? Các loại rủi ro trong dự án đầu tư? 2) Rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam? 3) Rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán ở VN? 4) Rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro tín dung ngân hàng? BÀI TẬP NHÓM THEO CHỦ ĐỀ I. Hướng dẫn bài tập nhóm: • Mỗi nhóm có 7-8 sinh viên được chia ngẫu nhiên theo danh sách lớp. • Mỗi nhóm được giao một chủ đề liên quan đến nội dung môn học để tổ chức thực hiện. • Nhóm họp để bầu nhóm trưởng điều hành bài tập nhóm. • Nhóm trưởng phân công các thành viên tìm tài liệu và viết các nội dung theo một số gợi ý của bìa tập nhóm. • Khi viết báo cáo cần có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo rõ ràng vào có danh mục tài liệu tham khảo. II. Yêu cầu: • Nộp bản cứng: Chuẩn bị bài tập trên word để in ra nộp vào cuối học kỳ (có danh sách nhóm và đánh giá các thành viên trong nhóm). • Trình bày: Chuẩn bị tóm tắt bài tập nhóm trên powerpoint để trình bày và bảo vệ trước lớp theo kế hoạch phân công của giáo viên. • Nộp bản mềm: Các tài liệu có liên quan để hoàn thành bài tập nhóm, file mềm báo cáo, file mềm powerpoint. Tất cả được nén vào trong một folder, đặt tên file là tên nhóm, và gửi về cho lớp Trưởng. Lớp trưởng sẽ tập hợp cả lớp và gửi cho các thành viên trong lớp và cho giảng viên.