Theo Alfred Chandler, đại học Havard thì quản
trị chiến lược là tiến trình:
+ Xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn
+ Lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành
động
+ Phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện mục
tiêu
Theo Fred R. David, Quản trị chiến lược là khoa
học và nghệ thuật:
Soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định
của các phòng ban chức năng, giúp doanh
nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Quá trình quản trị chiến lược gồm 6 bước:
+ Xác định mục tiêu
+ Phân tích môi trường bên ngoài
+ Phân tích tình hình bên trong
+ Hình thành chiến lược
+ Triển khai chiến lược
+ Kiểm soát chiến lược
12 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 1: Tổng quan về Quản trị chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỤC TIÊU MÔN HỌC
Hiểu các khái niệm quản trị chiến lược;
Nắm được quy trình xây dựng
chiến lược kinh doanh
Nhận dạng các loại chiến lược kinh doanh
Áp dụng quy trình xây dựng chiến lược
trong thực tế.
1
2. TÀI LIỆU:
2.1. Tài liệu chính :
Chiến lược và chính sách kinh doanh - Ts. Nguyễn Thị Liên Diệp,
Ths Phạm Văn Nam - NXB Thống kê
2.2. Tài liệu tham khảo:
Quản trị chiến lược – Ts. Bùi Văn Danh, MBA. Nguyễn Văn Dung,
Ths. Lê Quang Khôi - NXB Phương Đông.
Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh - Nguyễn Hữu Lam,
Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan - NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Khái luận về quản trị chiến lược - Fed R. David - NXB Thống Kê,
Hà Nội.
Chiến lược và sách lược kinh doanh - Garry D. Smith, Danny
R.Anold, BobbyG.Bizzell, NXB Thống Kê.
2
3. KẾT CẤU CÁC CHƯƠNG MÔN HỌC
• Chương 1: Tổng quan về Quản trị chiến lược
• Chương 2: Chiến lược công ty
• Chương 3: Phân tích mơi trường bn ngồi
• Chương 4: Phân tích môi trường bên trong
• Chương 5: Xây dựng chiến lược
• Chương 6: Thực thi chiến lược
• Chương 7: Kiểm soát – đánh giá chiến lược
3
4. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Sinh viên là trung tâm, sinh viên tự học là chủ yếu
Chia lớp thành các nhóm để làm bài thuyết trình
Đọc tài liệu và chuẩn bị bài thuyết trình tại nhà
Đến lớp thảo luận với giảng viên và các sinh viên
khác
Giảng viên tóm tắt lại những nội dung chính.
4
5. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
01 bài thi cuối khóa 60 đến 75 phút
(chiếm 60% điểm)
02 bài kiểm tra (chiếm 40% điểm)
5
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
1.1. Đinh nghĩa:
Theo Alfred Chandler, đại học Havard thì quản
trị chiến lược là tiến trình:
ü Xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn
ü Lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành
động
ü Phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện mục
tiêu
6
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
1.1. Đinh nghĩa:
Theo Fred R. David, Quản trị chiến lược là khoa
học và nghệ thuật:
Soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định
của các phòng ban chức năng, giúp doanh
nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
7
Quá trình quản trị chiến lược gồm 6 bước:
ü Xác định mục tiêu
ü Phân tích môi trường bên ngoài
ü Phân tích tình hình bên trong
ü Hình thành chiến lược
ü Triển khai chiến lược
ü Kiểm soát chiến lược
8
2. Yêu cầu và vai trò của quản trị chiến lược
2.1. Yêu cầu của quản trị chiến lược
Phải giúp doanh nghiệp tăng vị thế cạnh tranh
Phải đảm bảo an toàn kinh doanh
Phải xác định phạm vi kinh doanh
Phải dự báo môi trường kinh doanh tương đối chính
xác
Phải có chiến lược dự phòng
Phải xác định đúng thời cơ
9
2.2. Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh.
Xác định mục đích và hướng đi ở tương lai
Nắm bắt cơ hội và né tránh nguy cơ từ bên ngoài
Phát huy điểm mạnh và giảm điểm yếu của công ty
Quyết định kinh doanh phù hợp với môi trường
Duy trì và gia tăng vị thế cạnh tranh của công ty.
10
3. Các nhân tố gắn với các chiến lược thành công:
Nắm rõ môi trường cạnh tranh của tổ chức
Hiểu được các nguồn lực của tổ chức, biết cách
chuyển chúng thành điểm mạnh, điểm yếu
Chiến lược nhất quán với sứ mệnh, mục tiêu của tổ
chức
11
Các kế hoạch để đưa chiến lược vào thực tiễn được
thiết kế chuyên biệt trước khi thực thi
Cần đánh giá các thay đổi tương lai trong chiến lược
đề xuất trước khi áp dụng chiến lược
Chiến lược dự định: là chiến lược mà giới quản trị
hoạch định lúc ban đầu
Chiến lược thực hiện: là chiến lược mà giới quản trị
cao cấp thực sự tiến hành.
12
4. Các lý thuyết ảnh hưởng quản trị chiến lược:
4.1. Lý thuyết tổ chức ngành:
Suất thu lợi của doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với
cấu trúc nghành
Thành quả tài chính chủ yếu được xác định bởi sự
thành công của ngành mà nó cạnh tranh
Điều quan trọng là doanh nghiệp chọn đúng ngành
thay vì xác định cách thức cạnh tranh
13
Doanh nghiệp cần hiểu được đặc trưng của ngành và
hình thành các chiến lược để tận dụng các đặc trưng
đó
14
4.2. Lý thuyết cơ sở nguồn lực:
Thành quả của doanh nghiệp chủ yếu là một hàm số
của khả năng huy động các nguồn lực
Các nguồn lực nổi bật của doanh nghiệp cho phép
tạo ra các lợi thế cạnh tranh lâu dài
Lý thuyết cơ sở nguồn lực chủ yếu tập trung vào bản
thân doanh nghiệp thay vì môi trường cạnh tranh.
15
4.3. Lý thuyết tình huống:
Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp phát triển
phù hợp với môi trường
Thành quả doanh nghiệp là kết quả phối hợp các lực
môi trường và các hoạt động chiến lược
16
4.4. Ứng dụng:
Quan điểm tổ chức nhành được xem xét trong giai
đoạn phân tích ngành
Lý thuyết cơ sở nguồn lực được áp dụng vào giai
đoạn phân tích nội bộ tổ chức
Lý thuyết tình huống được xem xét trong giai đoạn
phát sinh các phương án chiến lược
17
5. Quy trình quản trị chiến lược:
Xác định cơ
hội, đe dọa
từ môi
trường
Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu,
chiến
lược hiện
tại
Xét lại mục
tiêu kinh
doanh
Xác định
điểm mạnh,
điểm yếu
của DN
Thiết lập
mục tiêu
dài hạn
Lựa chọn
chiến
lược để
theo đuổi
Thiết lập
mục tiêu
hàng năm
Đề ra các
chính
sách
Phân phối
các nguồn
tài
nguyên
Đo lường
và đánh
giá thành
tích
18
5.1. Giai đoạn hình thành chiến lược
Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường nội bộ công ty
Thiết lập sứ mạng (nhiệm vụ kinh doanh)
Đề ra các mục tiêu dài hạn
Đưa ra các chiến lược và lựa chọn chiến lược
19
5.2. Giai đoạn thực hiện chiến lược
Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức
Xây dựng các chính sách
Xây dựng ngân quỹ
Phát triển văn hóa doanh nghiệp
20
5.3. Đánh giá chiến lược
Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá;
Đo lường kết quả thực hiện
Thực hiện các hoạt động điều chỉnh
21
Công ty
SBU 1
Sản xuất Tài chính
SBU 2
Kinh
doanh Nhân sự
SBU 3
6. Các cấp quản trị chiến lược
Chiến lược cấp
công ty
Chiến lược
cấp đơn vị
kinh doanh
Chiến lược cấp
chức năng
22
6.1 Chiến lược cấp công ty:
Xác định mục tiêu
Xác định các lĩnh vực kinh doanh mà công ty
theo đuổi
Xác định lĩnh vực kinh doanh mà công ty cần
tập trung
Phân phối nguồn lực giữa các lĩnh vực kinh
doanh
23
6.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu cho SBU
Xác định SBU cạnh tranh bằng cách nào với đối thủ
Chiến lược SBU hỗ trợ cho chiến lược công ty
Công ty có 1 SBU, chiến lược công ty là chiến lược SBU
24
6.3. Chiến lược cấp chức năng
Là chiến lược của phòng ban chức năng
Hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến
lược cấp đơn vị kinh doanh
25
7. Các loại chiến lược
7.1. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược
Chiến lược chung hay chiến lược tổng quát
Chiến lược của các phòng ban trong công ty.
26
7.2. Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường:
Chiến lược tập trung vào những yếu tố then chốt
Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối so với đối thủ
Chiến lược sáng tạo, khám phá các sản phẩm mới
Chiến lược khai phá các cơ hội của môi trường
27
5.3. Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến
lược
Các chiến lược hội nhập
Các chiến lược chuyên sâu
Các chiến lược đa dạng
Các chiến lược khác
28
8. TẦM NHÌN
8.1. Khái niệm:
Tầm nhìn chiến lược (viễn cảnh) thể hiện
các mong muốn, khát vọng cao nhất, khái
quát nhất mà một tổ chức muốn đạt được và
con đường mà tổ chức đó sẽ đi để đến được
điểm đích đã định.
8.2. Cấu trúc của một bản tuyên bố tầm nhìn:
Tư tưởng cốt lõi
Các giá trị cốt lõi
Mục đích cốt lõi
Hình dung về tương lai
Mục tiêu thách thức
Mô tả sinh động những gì mục tiêu cần đạt
được.
Tuyên bố tầm nhìn của Coca Cola
Con người: Coca Cola là nơi làm việc tuyệt
vời của sự sáng tạo.
Sản phẩm: Coca Cola mang đến những sản
phẩm sẵn sàng làm hài lòng mọi yêu cầu
của khách hàng.
Đối tác: Coca Cola nuôi dưỡng một mạng
lưới bền vững làm hài lòng mọi đối tác, các
khách hàng cũng như nhà cung cấp.
Trái đất: Coca Cola luôn hoàn thành trách
nhiệm xây dựng và nuôi dưỡng những lợi
ích và giá trị bến vững đối với cộng đồng.
Lợi nhuận: Coca Cola mang đến lợi nhuận
lâu dài tối đa cho các cổ đông,, đồng thời
luôn chú ý đến những trách nhiệm khác của
hãng.
Năng suất: Coca Cola duy trì tính hiệu quả
và thích nghi nhanh chóng trong mọi hoạt
động.
Tuyên bố tầm nhìn
của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP.
HCM sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên
cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị
kinh doanh có uy tín ngang hàng với các cơ sở
đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường
cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại
học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính
chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt
nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng
nhanh với nền kinh tế tòan cầu.
9. SỨ MẠNG CỦA TỔ CHỨC
9.1. Khái niệm:
Sứ mạng (triết lý kinh doanh, nguyên tắc
kinh doanh, niếm tin kinh doanh) là một
phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích.
Nó phân biệt doanh nghiệp này với những
doanh nghiệp khác.
Bản sứ mạng là một bản tuyên bố lý do tồn tại
của doanh nghiệp. Nó trả lời câu hỏi trung tâm
“công việc kinh doanh của doanh nghiệp là
gì”, “chúng ta cần làm gì/ làm như thế nào để
đạt được tuyên bố tầm nhìn”
Tuyên bố sứ mạng Google
Sứ mạng của Google là tổ chức thông tin
cho cả thế giới, khiến lượng thông tin này
trở nên hữu dụng và có thể dễ dàng truy vấn
mọi lúc, mọi nơi.
Tuyên bố sứ mạng của Coca Cola
Coca Cola luôn suy nghĩ và hành động với
mục đích hòan thành sứ mạng của mình, đạt
tới sự bền bỉ tuyệt đối trong việc mang đến
Sự tươi mới cho toàn thế giới
Khơi nguồn những giây phút lạc quan và
hạnh phúc
Tạo nên những giá trị khác biệt.
Tuyên bố sứ mạng
của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM là nơi
cung cấp cho người học các chương trình
đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế -
quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao
những kết quả nghiên cứu khoa học vào
thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân
lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội
nhập kinh tế tòan cấu.
9.2. Vai trò của sứ mạng
Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về trí hướng
trong nội bộ tổ chức.
Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của
tổ chức.
Đề ra tiêu chuẩn để phân bổ các nguồn lực
của tổ chức.
Hình thành khung cảnh và bầu không khí
kinh doanh thuận lợi.
Đóng vai trò tiêu điểm để mọi người đồng
tình tình với mục tiêu và phương hướng của
tổ chức.
Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ
chức thành các mục tiêu thích hợp.
Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ
chức thành các chiến lược và biện pháp
hoạt động cụ thể khác.
9.3. Tiến trình phát triển một bản sứ mạng
Tham khảo bản sứ mạng của các tổ chức
khác;
Các nhà quản trị soạn bản sứ mạng của tổ
chức;
Nhà quản trị cấp cao hợp nhất các bản sứ
mạng này thành một bản hợp nhất và gửi
lại cho các nhà quản trị xem lại;
Các nhà quản trị sẽ xem xét,bổ sung và tổ
chức cuộc họp để thống nhất ý kiến.
9.4.Tính chất của sứ mạng kinh doanh
Bản tuyên bố thái độ
Cho phép tạo ra và xem xét một loạt các
mục tiêu và chiến lược khả thi có thể được
lựa chọn;
Bản sứ mạng điều hòa một cách hiệu quả
sự khác biệt giữa các cổ đông, các cá nhân
và các nhóm người trong công ty.
Giải quyết những quan điểm bất đồng
Định hướng khách hàng
Tuyên bố chính sách xã hội
9.5. Nội dung của bản tuyên bố sứ mạng
Khách hàng
Sản phẩm hoặc dịch vụ
Thị trường
Công nghệ
Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát
triển và khả năng sinh lợi
Triết lý
Tự đánh giá về mình
Mối quan tâm đối với hình ảnh của công
cộng
Mội quan tâm đối với nhân viên
10. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
10.1. Khái niệm: Mục tiêu là những đối
tượng riêng biệt hay kết quả kinh doanh mà
doanh nghiệp muốn đạt tới.
10.2. Phân loại
Mục tiêu dài hạn:
Thời hạn hòan thành trên một năm;
Xuất phát từ bản tuyên bố sứ mạng nhưng
đưa ra nhiều nội dung cụ thể hơn;
Các vấn đề của mục tiêu dài hạn:
Khả năng tìm kiến lợi nhuận;
Năng suất, vị trí cạnh tranh;
Phát triển nhân viên, quan hệ nhân viên;
Dẫn đầu về kỹ thuật;
Trách nhiệm với xã hội.
Mục tiêu ngắn hạn
Thời hạn hòan thành dưới 1 năm;
Biệt lập và đưa ra những kết quả nhắm tới
một cách chi tiết.
10.3. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA DN:
10.3.1.Mục tiêu tăng trưởng nhanh
Xác định rõ tốc độ tăng trưởng;
Đáp ứng các yêu cầu cơ bản:
Phải xử lý rủi ro một cách khôn khéo;
Có các nhà quản trị có kinh nghiệm;
Hiểu rõ thị trường;
Lựa chọn được thị trường mục tiêu và tập
trung nguồn lực cho nó;
Vạch ra một chiến lược rõ ràng và phù hợp
với mục tiêu;
Quản trị tài sản một cách thành công và
quản trị được may rủi;
Chọn đúng thời điểm để thực hiện mục
tiêu.
10.3.2. Mục tiêu tăng trưởng ổn định
Tăng trưởng cùng với tốc độ của ngành.
10.3.3. Mục tiêu suy giảm
Phát triển chậm hơn tốc độ phát triển của
ngành một cách có chủ ý.
10.3.4. Lựa chọn mục tiêu
Cần xem xét tới những cơ hội và đe dọa
đến từ môi trường kinh doanh;
Cần xem xét đến điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp;
Thái độ của ban lãnh đạo đối với rủi ro;
Mục tiêu của những người năm cổ phần.
10.4.TIÊU CHUẨN CỦA MỤC TIÊU
- Chuyên biệt.
- Tính linh hoạt
- Khả năng có thể đo lường
- Khả năng có thể đạt tới
- Tính thống nhất
- Khả năng chấp nhận được
Mâu thuẫn giữa các mục tiêu
Lợi nhuận ngắn hạn và phát triển dài hạn;
Tăng lợi nhuận biên và tăng vị thế cạnh
tranh;
Cố gắng bán hàng và phát triển thị trường;
Thâm nhập thị trường hiện hữu hay phát
triển thị trường mới;
Có liên hệ và không liên hệ với những cơ
hội mới để phát triển dài hạn;
Lợi nhuận và không lợi nhuận;
Phát triển và ổn đinh;
Môi trường rủi ro và không rủi ro.
10.5. Những thành phần ảnh hưởng tới mục tiêu
- Chủ sở hữu
- Nhân viên
- Khách hàng
- Xã hội
Thảo luận về Tầm nhìn, Sứ mạng của Trường
Đại học kinh tế TP. HCM đến 2020.
11.. NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA DN
11.1. Khái niệm:
Năng lực cốt lõi là những tài sản và năng
lực mà doanh nghiệp dùng làm cơ sở
cạnh tranh của nhiều hoạt động kinh
doanh của mình.
Năng lực cốt lõi là sự thành thạo
chuyên môn hay các kỹ năng của
công ty trong các lĩnh vực chính trực
tiếp đem lại hiệu suất cao.
11.2. Các tiêu chí của năng lực cốt lõi:
Đem lại lợi ích cho khách hàng
Đối thủ cạnh tranh khó bắt trước
Có thể vận dụng để mở rộng cho nhiều
sản phẩm và thị trường.
11.3. Nhận diện nguồn gốc của năng lực cốt lõi
Các nguồn lực:
Các nguồn lực: theo nghĩa rộng, bao gồm một
loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật
chất, tài chính của công ty.
• Các nguồn lực hữu hình có thể thấy được và
định lượng được, bao gồm nguồn lực tài
chính, tổ chức, các điều kiện vật chất, và công
nghệ.
• Các nguồn vô hình bao gồm nhân sự, khả
năng cải tiến và danh tiếng.
Các khả năng tiềm tàng: khả năng của
công ty sử dụng các nguồn lực đã
được tích hợp một cách có mục đích
để đạt được một trạng thái mục tiêu
mong muốn
12. LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG
12.1. Khái niệm: Lợi thế do doanh nghiệp tạo ra
và sử dụng cho cạnh tranh được gọi là lợi thế
cạnh tranh.
• Một công ty được xem là có lợi thế cạnh
tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ
bình quân trong ngành.
• Công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững
khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong
một thời gian dài.
12.2. Các thành phần
Cạnh tranh như thế nào:
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược xác định vị trí
Chiến lược sản xuất
Chiến lược phân phối.
Căn bản của cạnh tranh: Năng lực cốt lõi
Cạnh tranh ở đâu: Lựa chọn thị trường sản
phẩm
Cạnh tranh với ai: Chọn đối thủ cạnh tranh
12.3. Các tiêu chuẩn của một lợi thế cạnh
tranh bền vững
Đáng giá
Hiếm
Khó bắt trước
Không thể thay thế
Đủ lớn
Đủ lâu dài
Trội hơn đối thủ
Lợi thế canh tranh lâu dài của 248 doanh nghiệp
SCA DN công
nghệ cao
DN dịch
vụ
DN
khác
Tổng
cộng
1. Nổi tiếng về chất lượng 26 50 29 105
2. Dịch vụ khách hàng/Hỗ trợ sp 23 40 15 78
3. Tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp 8 42 21 71
4. Đội ngũ quản trị và kỹ thuật giỏi 17 43 5 65
5. Giá thành sản xuất thấp 17 15 21 53
6. Tài nguyên tài chánh 11 26 14 51
7. Hướng đến khách hàng/ nghiên cứu
thị trường
13 26 9 48
8. Đa dạng hóa sản phẩm 11 23 13 47
9. Vượt trội về kỹ thuật 30 7 9 46
10. Có sẵn cơ sở khách hàng thỏa mãn 19 22 4 45
11. Phân khúc/ tập trung 7 22 16 45
SCA DN công
nghệ cao
DN dịch
vụ
DN
khác
Tổng
cộng
12. Đặc điểm Sp/ sự khác biệt Sp 12 15 10 37
13. Không ngừng đổi mới sp 12 17 6 35
14. Thị phần 12 14 9 35
15. Kích thước/ địa điểm phân phối. 10 11 13 34
16. Giá hạ, cung ứng giá trị cao 6 20 6 32
17. Hiểu biết trong kinh doanh 2 25 4 31
18. Tiên phong/ lão làng trong ngành 11 11 6 28
19. Sản xuất hữu hiệu và linh
động/nghiệp vụ được khách hàng chấp
nhận
4 17 4 25
20.Lực lượng bán hàng hữu hiệu 10 9 4 23
21. Khéo tiếp thị 7 9 7 23
22. Chung tầm nhìn, chung nền văn hóa 5 13 4 22
23. Có mục tiêu chiến lược 6 7 9 22
SCA DN công
nghệ cao
DN dịch
vụ
DN
khác
Tổng
cộng
24. Có công ty mẹ nổi tiếng và hùng
mạnh
7 7 6 20
25. Địa điểm 0 10 10 20
26. Quảng cáo hữu hiệu, hình ảnh tốt 5 6 6 17
27. Mạnh dạn, có óc kinh doanh 3 3 5 10
28. Phối hợp tốt 3 2 0 10
29. Nghiên cứu và phát triển công nghệ 8 2 0 10
30. Có kế hoạch ngắn hạn 2 1 5 8
31. Quan hệ tốt với nhà phân phối 2 4 1 7
32. Khác 6 20 5 31
Tổng công 315 539 281 1135
Số doanh nghiệp 68 113 67 248
Trung bình số SCA/doanh nghiệp 4.63 4.77 4.19 4.58
Câu hỏi thảo luận
Khi được hỏi về sự cần thiết của quản trị
chiến lược, giám đốc một công ty TNHH
cho rằng “công ty của ông ta có quy mô
nhỏ và hoạt động ổn định, nên không cần
chiến lược”
Nhóm 1: bảo vệ quan điểm
Nhóm 2: phản bác quan điểm
67
Câu hỏi tình huống:
Có 5 ngành kinh doanh như sau:
Tivi, nước tinh khiết, dầu gội, thời trang, xe
hơi
Từng cặp nhóm chọn một ngành kinh
doanh đưa ra chiến lược kinh doanh
Nhóm này phản biện nhóm chiến lược
nhóm kia
68