o Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thông tin. Công nghệ bao hàm cả bộ phận kỹ thuật của nó là các yếu
tố vật chất như máy móc thiết bị
o Phân loại tư liệu lao động:
Nếu căn cứ vào đặc tính tự nhiên của tư liệu lao động, sẽ có nhà xưởng, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển
Nếu căn cứ vào giá trị thời gian sử dụng,
người ta thường lấy mốc thời gian 1 năm và
giá trị tùy theo đồng tiền của mỗi nước để
phân thành TSCĐ và bộ phận không thỏa mãn
các điều kiện đưa ra được coi là một bộ phận
của TSLĐ.
Bộ phận tư liệu lao động chưa đủ điều kiện là
TSCĐ được quản trị như đối với nguyên vật
liệu. Vì thế ở đây chỉ nghiên cứu bộ phận tư liệu lao động là TSCĐ.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp 2 - Bài 5: Quản trị công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Quản trị công nghệ
48 TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229
BÀI 5 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị kinh
doanh, NXB ĐH KTQD, 2012.
2. Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH
KTQD, 2012.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 5 trong học phần Quản trị doanh nghiệp 2 nghiên cứu những vấn đề:
Khái niệm công nghệ và quản trị công nghệ.
Lựa chọn và đổi mới công nghệ.
Bảo dưỡng và sửa chữa.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
Khái niệm công nghệ và quản trị công nghệ.
Lựa chọn và đổi mới công nghệ.
Bảo dưỡng và sửa chữa.
Bài 5: Quản trị công nghệ
TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229 49
Tình huống dẫn nhập
Để sản xuất sản phẩm mới, công ty có 3 phương án công nghệ có thể lựa chọn: phương án 1 có
chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 2,4 tỉ đồng, phương án 2 có chi phí đầu tư cho công nghệ
mới là 2,8 tỉ đồng, phương án 3 có chi phí đầu tư cho công nghệ mới là 3,2 tỉ đồng.
Giả sử công ty huy động được 2,5 tỉ thì công ty nên chọn phương án nào?
Bài 5: Quản trị công nghệ
50 TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229
5.1. Khái lược về quản trị công nghệ
5.1.1. Đặc điểm và ứng xử với tài sản cố định
Khái niệm
o Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thông tin. Công nghệ bao hàm cả bộ phận kỹ thuật của nó là các yếu
tố vật chất như máy móc thiết bị
o Phân loại tư liệu lao động:
Nếu căn cứ vào đặc tính tự nhiên của tư liệu lao động, sẽ có nhà xưởng, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển
Nếu căn cứ vào giá trị thời gian sử dụng,
người ta thường lấy mốc thời gian 1 năm và
giá trị tùy theo đồng tiền của mỗi nước để
phân thành TSCĐ và bộ phận không thỏa mãn
các điều kiện đưa ra được coi là một bộ phận
của TSLĐ.
Bộ phận tư liệu lao động chưa đủ điều kiện là
TSCĐ được quản trị như đối với nguyên vật
liệu. Vì thế ở đây chỉ nghiên cứu bộ phận tư liệu lao động là TSCĐ.
Đặc điểm
o Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng lâu bền
trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
o Đặc trưng:
Đặc trưng cơ bản nhất của TSCĐ là nó chỉ tham gia vào quá trình sản xuất
với tư cách là phương tiện, công cụ mà con người sử dụng để tác động vào
đối tượng lao động.
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, và khi tham gia vào quá trình
sản xuất, nó thường chỉ bị hao mòn dần chứ không bị biến dạng, không bị
tiêu phí đi.
TSCĐ có giá trị lớn và được sử dụng trong thời gian dài nên quyết định đầu
tư, mua sắm TSCĐ là một quyết định quan trọng, nếu sai không sửa được
mà ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh.
o Do TSCĐ là sản phẩm của sự sáng tạo của con người nên xét theo tiêu thức
chất lượng trên thị trường luôn có rất nhiều loại phẩm cấp TSCĐ khác nhau.
o Do tốc độ sáng tạo ra công nghệ và TSCĐ nhanh hơn so với trước nên vòng
đời của một TSCĐ cụ thể thường ngắn dần.
Lựa chọn đầu tư mua sắm
o Thị trường TSCĐ hết sức đa dạng, phong phú. Với mỗi loại TSCĐ luôn có
nhiều chủng loại khác nhau với nhiều chủng loại khác nhau với chất lượng,
thời gian hoạt động theo thiết kế và giá cả khác nhau.
o Các nguyên tắc khi lựa chọn TSCĐ:
Bài 5: Quản trị công nghệ
TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229 51
Trình độ hiện đại của TSCĐ phải tương ứng với trình độ công nghệ.
Trình độ hiện đại của TSCĐ phải phù hợp với trình độ của đội ngũ những
người lao động trong doanh nghiệp.
Giá cả TSCĐ phải phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Phải tính đến hiệu quả của cả hệ thống máy móc thiết bị trong dài hạn.
Hao mòn và bù đắp hao mòn.
o Đặc trưng cơ bản của TSCĐ là được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh và
hao mòn dần trong quá trình sử dụng chúng. Tốc độ hao mòn phụ thuộc vào
nhiều nhân tố như: chất lượng và kết cấu TSCĐ, trình độ kỹ thuật và sự tuân
thủ quy chế sử dụng của người lao động, cường độ sử dụng TSCĐ, chất lượng
bảo dưỡng và sữa chữa TSCĐ.
o Hao mòn TSCĐ là quá trình mang tính khách quan, giữa hao mòn TSCĐ và
thời gian có quan hệ hàm số phi tuyến tính.
o Để bù đắp hao mòn về mặt hiện vật, doanh nghiệp phải tổ chức bảo dưỡng và
sữa chữa. Để bù đắp dần hao mòn TSCĐ ở phương diện giá trị, doanh nghiệp
tính khấu hao chúng. Khấu hao TSCĐ là việc đánh giá quá trình hao mòn
TSCĐ để bù đắp hao mòn đó.
o Thông thường, khi đánh giá hao mòn ta còn phải tính đến nhân tố giảm giá
TSCĐ do yếu tố tiến bộ kỹ thuật.
o Việc lựa chọn nguyên tắc và phương pháp khấu hao đúng đắn có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đối với việc bù đắp đúng giá trị TSCĐ hao mòn và vì vậy ảnh hưởng
trực tiếp đến hàng loạt các tính toán về chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hình 5.1. Nguyên lý hao mòn
5.1.2. Công nghệ
Khái niệm và các bộ phận cấu thành
o Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thông tin.
o Nội dung (nghĩa rộng):
Bộ phận thông tin của công nghệ là các kiến thức được tổ chức như các
khái niệm, phương pháp, thông số, công thức, bí quyết
Bài 5: Quản trị công nghệ
52 TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229
Yếu tố con người đề cập đến năng lực của con người về công nghệ như kĩ
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ
Bộ phận kỹ thuật gồm các phương tiện vật chất phù hợp với đòi hỏi của
công nghệ.
Bộ phận tổ chức của công nghệ là các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức
của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, các quan hệ, liên kết
Phân loại công nghệ
o Căn cứ vào tính chất của công nghệ:
Theo tính chất có thể phân loại thành các
loại công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ,
công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo
Người ta tiếp tục phân loại cụ thể hơn các
loại công nghệ trên. Chẳng hạn tiếp tục phân
chia công nghệ sản xuất thành công nghệ
sản xuất công ngiệ, công nghệ sản xuất hang
tiêu dùng, công nghệ sản xuất nông nghiệp,
Công nghệ sản xuất vật liệu
o Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của công nghệ:
Theo đặc trưng kỹ thuật có thể phân thành các loại công nghệ: Công nghệ năng
lượng, công nghệ gia công cơ khí, công nghệ luyện kim, công nghệ hóa học,
công nghệ sinh học, công nghệ tin học.
o Căn cứ vào đặc điểm quản trị công nghệ:
Trên giác độ quản trị công nghệ có thể dựa trên cơ sở trình độ của trang thiết bị
kỹ thuật mà phân thành công nghệ thủ công, cơ khí hóa và tự động hóa.
o Căn cứ vào nguồn gốc của công nghệ:
Nếu dựa vào cơ sở nguồn gốc của công nghệ có thể phân thành công nghệ tự
sáng tạo và công nghệ chuyển giao.
Công nghệ tư sáng tạo là công nghệ được nghiên cứu và sáng tạo ngay
trong nước.
Công nghệ chuyển giao là công nghệ không tự nghiên cứu mà có được
bằng con đường nhập khẩu nươc ngoài.
o Căn cứ vào chu kỳ sống của công nghệ:
Nếu xét đến chu kỳ sống của công nghệ thì công nghệ được phân thành các
giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của nó.
Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia sâu hơn như công nghệ cứng và
công nghệ mềm.
o Căn cứ vào vai trò của công nghệ:
Dựa vào tiêu thức này sẽ phân thành công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy
và công nghệ phát triển.
Cách phân chia này cho thấy tầm quan trong của công nghệ đối với hoạt
động sản xuất nói riêng và các hoạt động phát triển nói chung.
Bài 5: Quản trị công nghệ
TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229 53
5.1.3. Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệ là tổng hợp các hoạt động
nghiên cứu và vận dụng các quy luật khoa học vào
việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và
giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học
công nghệ, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, bảo đảm
quá trình sản xuất diễn ra với hiệu quả cao nhất.
Nội dung cơ bản:
o Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển.
o Lựa chọn và đổi mới công nghệ.
o Quản trị quy trình, quy phạm kỹ thuật và công tác tiêu chuẩn hóa.
o Tổ chức công tác bảo dưỡng và sữa chữa.
o Tổ chức công tác đo lường.
o Tổ chức hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
o Quản trị hồ sơ, tài liệu kỹ thuật.
Phương châm: Coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển, phát huy đầy đủ sức
mạnh của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, phát động và tổ chức hoạt động quần chúng,
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
5.2. Lựa chọn và đổi mới công nghệ
5.2.1. Lựa chọn công nghệ
Yêu cầu
o Đảm bảo tính chất tiên tiến của công nghệ thể hiện ở năng suất, tính dễ chế tạo,
nâng cao trình độ tự động hóa, có thể sử dụng vật liệu thay thế rẻ tiền mà vẫn
đảm bảo chất lượng sản phẩm.
o Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
o Giảm lao động chân tay nặng nhọc và cải thiện điều kiện lao động.
Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ tối ưu
o Công nghệ tối ưu là công nghệ có độ dài chu kỳ sống chấp nhận được, phù hợp
cao nhất với trình độ quốc tế, khu vực, trong nước cũng như các nguồn lực
doanh nghiệp sử dụng và có thể đem lại lợi nhuận cao nhất.
o Sự cần thiết
Điều kiện cần:
Công nghệ, thiết bị ảnh hưởng có tính quyết định và khá lâu dài đến năng suất,
chất lượng, chi phí và do đó dến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến thay đổi các điều kiện về nguồn lực.
Điều kiện đủ:
Ngày này khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ dẫn đến có nhiều loại
công nghệ khác nhau ra đời với tính năng, tác dụng với sản xuất cũng như
đòi hỏi về sử dụng nguồn lực khác nhau.
Bài 5: Quản trị công nghệ
54 TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229
Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu
o Đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật:
Phân tích chu kỳ sống của công nghệ để làm
rõ độ dài chu kỳ sống và thời gian còn tồn tại
của công nghệ tại thời điểm đánh giá.
Đánh giá trình độ của công nghệ về kỹ
thuật, so sánh công nghệ đánh giá với công
nghệ thế giới, khu vực và trong nước theo
các tiêu thức phù hợp.
Công nghệ thích hợp về mặt kỹ thuật nếu có thời gian tồn tại chấp nhận
được và cho phép thỏa mãn tối đa sợ phù hợp với công nghệ thế giới, khu
vực, trong nước và các điều kiện phát triển của bản thân doanh nghiệp.
o Đánh giá sự phù hợp công nghệ về mặt kinh tế:
Phân tích điểm hòa vốn:
QHV = FCKDCN/ (P-AVCKD)
Công nghệ thích hợp về mặt kinh tế nếu:
QSXDK > QHV1
Lựa chọn công nghệ tốt nhất
Tiếp tục xét các phương án công nghệ thích hợp về mặt kinh tế
Tính giá thành sản xuất của từng phương án công nghệ.
ZSXi = FCKDCNi + AVCKDi + QSXDK
Phương án công nghệ tốt nhất về kinh tế nếu có (ZSX)min
o Đánh giá sự phù hợp với khả năng tài chính
Nguyên lý: Thỏa mãn các nguyên tắc đầu tư, đặc biệt là nguyên tắc chỉ triển
khai hoạt động đầu tư khi đã làm chủ nguồn lực tài chính.
Cách làm: So sánh cung – cầu về vốn tổng thể và từng giai đoạn đầu tư để
lựa chọn.
Phương án công nghệ tối ưu nếu phù hợp với khả năng tài chính của
doanh nghiệp.
5.2.2. Đổi mới công nghệ
Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ
o Có hai phương pháp đổi mới công nghệ:
Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có thành công nghệ
tương đương với công nghệ hiện đại.
Cách làm: Đổi mới dần, hiện đại hóa từng bộ phận công nghệ đang sử dụng.
Ưu điểm: Ít làm xáo trộn đến các hoạt động sản xuất, không cần nhiều vốn
đầu tư cho từng lần đổi mới.
Bài 5: Quản trị công nghệ
TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229 55
Nhược điểm: Công nghệ kỹ thuật chắp vá, không đồng bộ, không dẫn đến
những thay đổi lớn về sản phẩm, năng suất và hiệu quả; tổng chi phí để
biến đổi công nghệ từ cũ sang tương đương mới là khá lớn.
Phương thức thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới
Cách làm: Ngừng hoạt động sản xuất, loại
bỏ công nghệ cũ và thay bằng công nghệ
mới, hiện đại.
Ưu điểm: Tạo ra sự thay đổi lớn về năng
suất, chất lượng, chi phí; tạo ra công nghệ
đồng bộ, hiện đại; tổng chi phí đổi mới công
nghệ thấp.
Nhược điểm: Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn
ngay một lần, làm xáo trộn hoạt động sản
xuất và quản trị, đòi hỏi nhanh chóng thay
đổi nguồn lực thích ứng.
o Cơ sở lựa chọn phương thức đổi mới công nghệ:
Độ dài còn lại của chu kỳ sống của công nghệ.
Khả năng chuyển giao nguồn lực (đặc biệt là nguồn nhân lực).
Khả năng về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ.
Dự đoán về thay đổi của thị trường sản phẩm cũng như nguồn lực đầu vào.
Thực trạng tác động của công nghệ đang sử dụng vào môi trường và đòi hỏi
về môi trường sống.
Chuyển giao công nghệ
o Vai trò: Trong điều kiện chưa đủ trình độ sáng tạo công nghệ mới thì việc
nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp.
o Nội dung:
Xác định thời điểm cần đưa công nghệ mới vào áp dụng, phụ thuộc vào chu
kỳ sống và tác dụng của công nghệ hiện tại đối với sản xuất, khả năng tài
chính, sự sẵn sàng đổi mới công nghệ của các nhà quản trị cao cấp.
Nghiên cứu và dự báo về các nhân tố tác động đến công nghệ mới.
Đánh giá tính thích hợp của công nghệ mới về kỹ thuật, kinh tế và khả năng
tài chính.
Tìm hiểu thông tin cụ thể về thị trường công nghệ mới, về các đối tác đang có
ý định chuyển giao công nghệ, các rào cản trong quá trình chuyển giao
Các nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu dự án tuân theo các yêu cầu về
nghiên cứu đầu tư hay liên doanh tùy theo cách thức chuyển giao mà doanh
nghiệp lựa chọn.
o Để có các giải pháp quản trị thích hợp cho quá trình chuyển giao công nghệ, có
thể chia công nghệ thành 2 phần là phần cứng và phần mềm.
o Đối với một công nghệ cụ thể, cần tính toán và lựa chọn phương thức chuyển giao
đồng bộ, cả phần cứng và phần mềm hay chỉ chuyển giao từng phần công nghệ.
Bài 5: Quản trị công nghệ
56 TXQTTH02_Bai5_v1.0015106229
Tóm lược cuối bài
Kết thúc bài 5, sinh viên cần nắm được:
Khái niệm công nghệ và quản trị công nghệ.
Lựa chọn và đổi mới công nghệ.
Bảo dưỡng và sửa chữa.