Theo cách tiếp cận môi trường bên trong và bên ngoài, vi mô và vĩ mô, môi
trường quản trị có thể chia thành 3 loại sau:
• Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài tổ chức bao gồm các yếu tố vĩ
mô như yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố chính trị –
pháp luật, yếu tố công nghệ và yếu tố quốc tế, yếu tố vật chất;
• Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên ngoài tổ chức bao gồm các yếu tố vi
mô như khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan
hữu quan;
• Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên trong tổ chức như chủ sở hữu, nhân
viên, môi trường làm việ
19 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị học - Bài 3: Môi trường hoạt động của tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101214
1
BÀI 3
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC
v2.0014101214
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống:
• Electrolux muốn tăng thị phần bằng cách hợp tác với
EVN Việt Nam để đưa ra 1 dịch vụ mới: Cung cấp
miễn phí máy giặt tại nhà, chỉ thu tiền khi khách
hàng sử dụng máy“
Câu hỏi:
• Có công ty nào ở Việt Nam đang đưa ra hình thức
kinh doanh tương tự không?
• Khi cung cấp loại dịch vụ này, Electrolux cần chú ý
đến các yếu tố nào?
• Văn hóa Việt Nam có là một yếu tố ảnh hưởng đến
chiến lược kinh doanh mới này không và sẽ ảnh
hưởng như thế nào?
v2.0014101214
3
MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
• Phân biệt các nhóm yếu tố môi trường quản trị;
• Trình bày các yếu tố của môi trường vĩ mô bên
ngoài tổ chức, các yếu tố môi trường vi mô bên
ngoài tổ chức và các yếu tố môi trường vi mô bên
trong tổ chức;
• Phân tích các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng
như thế nào đến tổ chức và đến quyết định của nhà
quản lý;
• Liệt kê các giải pháp quản trị biến động của các yếu
tố môi trường.
v2.0014101214
4
NỘI DUNG
3.1. Khái niệm môi trường quản trị;
3.2. Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài tổ chức;
3.3. Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên ngoài tổ chức;
3.4. Các yếu tố môi trường vi mô bên trong tổ chức;
3.5. Giải pháp quản trị biến động của môi trường.
v2.0014101214
5
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm môi trường quản trị
1.2. Phân loại môi trường quản trị
v2.0014101214
6
1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
Khái niệm
Môi trường quản trị là các yếu tố và
lực lượng bên ngoài và bên trong tổ
chức có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của tổ chức và đến các quyết
định của nhà quản trị.
v2.0014101214
7
Theo cách tiếp cận môi trường bên trong và bên ngoài, vi mô và vĩ mô, môi
trường quản trị có thể chia thành 3 loại sau:
• Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô bên ngoài tổ chức bao gồm các yếu tố vĩ
mô như yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố chính trị –
pháp luật, yếu tố công nghệ và yếu tố quốc tế, yếu tố vật chất;
• Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên ngoài tổ chức bao gồm các yếu tố vi
mô như khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan
hữu quan;
• Nhóm yếu tố môi trường vi mô bên trong tổ chức như chủ sở hữu, nhân
viên, môi trường làm việc.
1.2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
v2.0014101214
8
1.2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ (tiếp theo)
v2.0014101214
9
2. NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm:
• Các yếu tố kinh tế vĩ mô;
• Các yếu tố xã hội văn hóa, xã hội;
• Các yếu tố chính trị, pháp luật;
• Các yếu tố công nghệ;
• Các yếu tố quốc tế;
• Các yếu tố tự nhiên.
v2.0014101214
10
2.1. YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
• Tổng sản phẩm quốc nội;
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
• Tỷ lệ lạm phát;
• Tỷ lệ thất nghiệp;
• Tỷ giá;
• Lãi suất;
• Thâm hụt, thặng dư ngân sách
nhà nước;
• Cán cân thanh toán quốc tế.
=> Cơ hội và thách thức.
v2.0014101214
11
2.2. YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI
• Dân số => Khách hàng, nguồn
nhân lực;
• Văn hóa => Hành vi của người
tiêu dùng và mỗi con người trong
tổ chức;
• Nghề nghiệp;
• Phong cách, lối sống => Động cơ
và việc làm khác nhau;
• Tôn giáo.
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương
v2.0014101214
12
2.3. YẾU TỐ CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT
• Chính trị => Tạo môi trường cho tổ chức
hoạt động, các biến cố chính trị tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến KQ kinh doanh;
• Pháp luật => Chính sách, pháp luật thúc
đẩy hoặc hạn chế sự phát triển.
v2.0014101214
13
2.4. YẾU TỐ CÔNG NGHỆ
Sự phát triển của công nghệ tạo cơ hội và
thách thức cho tổ chức:
• Chu kỳ đổi mới công nghệ và vòng đời của
sản phẩm ngày càng ngắn => Vị thế cạnh
tranh của sản phẩm thay đổi liên tục;
• Tác động lên mọi lĩnh vực hoạt động của tổ
chức (Sản xuất, lưu thông, ...).
v2.0014101214
14
2.5. YẾU TỐ QUỐC TẾ HÓA
Xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang tác động đến mọi lĩnh vực của quốc
gia và đến các doanh nghiệp ở tất cả các ngành, nghề => Cần tính toán đến
tác động của các yếu tố quốc tế tới hoạt động của tổ chức.
v2.0014101214
15
2.6. YẾU TỐ VẬT CHẤT
Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin, dịch vụ tài chính...), tài nguyên thiên
nhiên (khan hiếm), khí hậu, môi trường (cần có trách nhiệm bảo vệ) có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp, tổ chức.
v2.0014101214
16
3. NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ BÊN NGOÀI TỔ CHỨC
v2.0014101214
17
4. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ BÊN TRONG TỔ CHỨC
Nhóm yếu tố vi mô bên trong tổ chức bao gồm:
• Chủ sở hữu của tổ chức;
• Hội đồng quản trị;
• Nhân viên;
• Các yếu tố vật chất;
• Văn hóa của tổ chức.
v2.0014101214
18
5. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BIẾN ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
• Phòng ngừa trục trặc nảy sinh ở đầu vào và đầu ra (thực hiện dự trữ,
bảo trì.);
• Quân bình những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (tính cước đắt giờ
cao điểm);
• Dự đoán trước những biến động của môi trường có biện pháp hợp lý;
• Cấp hạn chế: Cấp có ưu tiên các sản phẩm dịch vụ khi cầu vượt quá cung
(kiểm soát nhu cầu quá cao);
• Hợp đồng: Dùng hợp đồng để hạn chế bất trắc đầu vào và đầu ra;
• Kết nạp: Thu hút, kết nạp các cá nhân, tổ chức là mối đe dọa cho tổ chức;
• Liên kết với các tổ chức khác để hành động chung;
• Xây dựng thương hiệu: Tạo và giữ được ấn tượng tốt trong lòng người
tiêu dùng.
v2.0014101214
19
TÓM LƯỢC BÀI
• Môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm:
Môi trường vĩ mô bên ngoài tổ chức, môi
trường vi mô bên ngoài tổ chức và môi
trường vi mô bên trong tổ chức.
• Các yếu tố của môi trường đều có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động
của tổ chức và của nhà quản lý. Ảnh hưởng
đó có thể dễ nhận biết hoặc không, có thể
trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
• Nhà quản lý cần hiểu rõ môi trường mà tổ
chức mình đang hoạt động và nhận thức
được các ảnh hưởng của các yếu tố đó trong
ngắn hạn và dài hạn để từ đó đưa ra các giải
pháp phòng ngừa hoặc giải quyết các trục
trặc, khủng hoảng có thể phát sinh.