Bài giảng Quản trị học - Bài 4: Chức năng lập kế hoạch

1.1. Khái niệm lập kế hoạch • Là cầu nối cơ bản giữa hiện tại và tương lai; • Cần thiết cho việc thực hiện thành công chiến lược; • Phần lớn các hoạt động tổ chức, thực hiện, điều phối và kiểm tra phụ thuộc vào việc lập kế hoạch tốt hay không; • Là chức năng đầu tiên trong quá trình quản lý và nó liên quan đến việc triển khai thực hiện các chức năng quản lý khác.

pdf35 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Bài 4: Chức năng lập kế hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101214 1 BÀI 4 CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH v2.0014101214 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: • Công ty A hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính.  Vốn điều lệ: 6,5 tỷ VND;  Số nhân viên: 30 người;  Có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. • Cách làm Công ty A theo kiểu “phi vụ” tập trung vào những dự án lớn, chưa phát triển hệ thống bán hàng, • Có ý kiến cho rằng Công ty nên thay đổi cách làm xây dựng các kế hoạch kinh doanh một cách bài bản hơn. Câu hỏi: Là một trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của Công ty A, theo bạn thì Công ty A có nên thay đổi cách làm hay nên giữ nguyên như cũ? Tại sao? Nếu cần thay đổi thì nên thay đổi như thế nào? v2.0014101214 3 MỤC TIÊU Kết thúc bài học viên cần biết: • Định nghĩa công tác lập kế hoạch và vai trò của nó; • Hiểu rõ các loại kế hoạch trong tổ chức; • Các nguyên tắc và căn cứ lập kế hoạch; • Các bước lập kế hoạch; • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một bản kế hoạch. v2.0014101214 4 Học viên cần: • Ôn lại Bài 3 – Môi trường hoạt động của tổ chức để hiểu hơn về môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh ngành; ảnh hưởng của các môi trường này lên hoạt động của tổ chức; • Quản trị học, Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản thống kê, 1998: Chương 4: Hoạch định; • Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Vũ Thiếu, Nhà xuất bản khoa học, 1999: Chương 4: Bản chất và mục đích của công việc lập kế hoạch; Chương 5: Các mục tiêu; Chương 7: Các chiến lược và các chính sách; Chương 8: Làm cho việc lập kế hoạch có hiểu quả; • Thảo luận với giáo viên và học viên về các vấn đề chưa nắm rõ. HƯỚNG DẪN HỌC v2.0014101214 5 Bài học này sẽ đề cập đến các nội dung sau: • Lập kế hoạch và vai trò của công tác lập kế hoạch; • Các loại kế hoạch; • Các căn cứ, nguyên tắc và quy trình lập kế hoạch; • Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch. NỘI DUNG v2.0014101214 6 1.1. Khái niệm lập kế hoạch • Là cầu nối cơ bản giữa hiện tại và tương lai; • Cần thiết cho việc thực hiện thành công chiến lược; • Phần lớn các hoạt động tổ chức, thực hiện, điều phối và kiểm tra phụ thuộc vào việc lập kế hoạch tốt hay không; • Là chức năng đầu tiên trong quá trình quản lý và nó liên quan đến việc triển khai thực hiện các chức năng quản lý khác. 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH v2.0014101214 7 Lập kế hoạch là việc xác định trước một chương trình hành động trong tương lai cho tổ chức, bộ phận hay cá nhân trên cơ sở xác định các mục tiêu cần đạt được và phương pháp để đạt được các mục tiêu đó. • Tổ chức cần phải làm việc gì? Làm như thế nào? • Ai làm? Khi nào? 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH (tiếp theo) v2.0014101214 8 Lập kế hoạch chính tắc (formal planning) • Các mục tiêu cụ thể cho một thời gian tương đối dài (một vài năm) được xác định; • Các mục tiêu được viết thành văn bản và chia sẻ với các thành viên trong tổ chức; • Người quản lý xây dựng các chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đã được xác định. 1.2. LẬP KẾ HOẠCH CHÍNH TẮC – KHÔNG CHÍNH TẮC Lập kế hoạch không chính tắc (informal planning) • Không được thực hiện dưới dạng văn bản, các mục tiêu không được/ít chia sẻ với các thành viên khác trong tổ chức; • Thường được thực hiện tại các doanh nghiệp nhỏ, khi người quản lý cũng là người chủ doanh nghiệp, có tầm nhìn về những gì muốn đạt được và cách thức đạt đến điều đó; • Không được thực hiện một cách liên tục. v2.0014101214 9 Sứ mệnh 1.3. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA LẬP KẾ HOẠCH Các mục tiêu Các bản kế hoạch Đạt được mục tiêu (của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả nhất) Mục đích của tổ chức hoặc lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó Tuyên bố tổng thể về mục đích cơ bản và đặc thù và lĩnh vực hoạt động nhằm phân biệt tổ chức với các tổ chức khác cùng trong lĩnh vực hoạt động Kết quả cụ thể mà tổ chức hay cá nhân mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định Các phương pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra Bản tuyên bố về sứ mệnh v2.0014101214 10 • Xuất phát từ vai trò của công tác lập kế hoạch:  Giúp cho tổ chức ứng phó với những tình huống bất định;  Lập kế hoạch giúp định hướng cho người quản lý cũng như nhân viên trong tổ chức;  Lập kế hoạch làm giảm sự trùng lặp và các hoạt động gây ra lãng phí;  Lập kế hoạch đưa ra các mục tiêu và tiêu chuẩn được ứng dụng trong quá trình kiểm tra; • Xuất phát từ thực tế:  Lập kế hoạch và kết quả công việc;  Theo khía cạnh khác nhau;  Theo kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước. 2. TẠI SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH? v2.0014101214 11 3. THẾ NÀO LÀ MỘT BẢN KẾ HOẠCH? • Là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch; • Bao gồm ba thành phần cơ bản:  Mục tiêu:  Thời gian thực hiện <1 năm;  Theo nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Reasonable, Time-bound): Cụ thể, đo lường được, có khả năng đạt được, thực tế và thực hiện trong một khoảng thời gian xác định;  Chương trình (chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc);  Ngân quỹ (thời gian, nhân sự, tài chính, ). Bao giờ cũng có tên của các hoạt động cụ thể, mục đích, mục tiêu, nội dung, quy mô, địa điểm, thời gian hoạt động, người chủ trì, kinh phí cho các thành phần cụ thể và tổng kinh phí. v2.0014101214 12 • Mục tiêu là những kết quả cụ thể mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định, là phương tiện để thực hiện mục đích; • Đặc trưng của mục tiêu (SMART):  Cụ thể, rõ ràng, không được mơ hồ (Specific);  Đo lường được về mặt định tính, định lượng (Measurable);  Có thể đạt được với nguồn lực của doanh nghiệp (Achievable);  Thực tế để giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp (Realistic);  Thực hiện trong khoảng thời gian xác định (Timebound). 4. MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP v2.0014101214 13 • Mục tiêu kinh tế: Được thực hiện đơn lẻ hoặc đồng thời tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp:  Tối đa hóa lợi nhuận (doanh thu – chi phí) hay giá trị mới do doanh nghiệp tạo ra trong trong một giai đoạn nhất định;  Bảo đảm an toàn trong kinh doanh: Hạn chế rủi ro, phát triển bền vững;  Tối đa hóa sự lựa chọn cho khách hàng: Đa dạng về hàng hóa, chủng loại;  Giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;  Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Giá trị mà nhà đâu tư đánh giá về doanh ngiệp; • Mục tiêu xã hội:  Phục vụ tốt nhất các nhu cầu của đời sống nhân dân;  Bảo vệ môi trường,... 4. MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) v2.0014101214 14 5. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH • Theo thời gian: Dài hạn (>5 năm), trung hạn (1-5 năm) và ngắn hạn (<1năm); • Theo phạm vi hoạt động (cấp kế hoạch): Chiến lược (tổng thể) và tác nghiệp; • Theo hình thức thể hiện: Chiến lược, chính sách, chương trình, thủ tục, ngân quỹ. v2.0014101214 15 Các căn cứ lập kế hoạch • Các dự báo về môi trường thực hiện kế hoạch trong tương lai (các cơ hội, nguy cơ, sự biến động về kinh tế xã hội nói chung, • Các điều kiện hiện có của tổ chức (điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức, điều kiện về tiền vốn, cơ sở vật chất, thời gian,); • Nghiên cứu về cạnh tranh (số lượng các đối thủ cạnh tranh, ưu thế và khả năng cạnh tranh của họ). 5.1. CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH v2.0014101214 16 Các nguyên tắc lập kế hoạch: • Phải chủ động lập kế hoạch và tạo ra một môi trường làm việc có kế hoạch trong tổ chức; • Phải có sự tham gia của các nhà quản trị các cấp từ thấp đến cao • Các mục tiêu kế hoạch phải cụ thể và có sự liên kết tạo thành một mạng lưới các mục tiêu (cây mục tiêu); • Kế hoạch phải có tính linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức; • Các hoạt động triển khai kế hoạch phải rõ ràng, nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch phải được xem xét cẩn thận tránh sự nhầm lẫn giữa tiền đề kế hoạch và kế hoạch; • Phải có cơ chế để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên thực tế và phát hiện sớm các sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời. 5.2. CĂN CỨ VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH v2.0014101214 17 6. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH Nhận thức cơ hội: Dựa trên sự hiểu biết về: thị trường, sự cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, điểm mạnh điểm yếu của DN (SWOT). Xác định các mục tiêu (mục đích): Nơi doanh nghiệp muốn đến, cái gi DN muốn thực hiện và khi nào. Xem xét các tiền đề cơ bản: Dự báo về nhu cầu thị trường, môi trường hoạt động, đánh giá về trinh độ hiện tại của DN. Xây dựng các phương án: Dựa trên các mục tiêu và các tiến đề cơ bản, xây dựng nhiều phương án khác nhau (Chi phí, luận nhuận). Đánh giá phương án Đề lựa chọn phương án tối ưu làm kế hoạch; Định tính: Sử dụng kinh nghiệm, phương pháp phân tích suy luận. Cần thiết nhưng chưa đủ; Định lượng: Các yếu tố biên; Phân tích hiệu quả dự án: NPV, IRR. Lựa chọn phương án: Dựa theo kết quả đánh giá phương án, chọn phương án tối ưu làm kế hoạch Ngân quỹ hoá kế hoạch: Chuyến kế hoạch sang dạng ngân quỹ: Số lượng, giá bán, chí phí tác nghiệp, Xây dựng kế hoạch hỗ trợ: Tài chính, vật tư, nhân sự, v2.0014101214 18 Môi trường quốc gia, khu vực và toàn cầu Các yếu tố nhìn thấy được và không nhìn thấy được Những cơ hội Những nguy cơ/đe doạ BƯỚC 1: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Môi trường vĩ mô Các sức ép từ ngành và môi trường liên ngành v2.0014101214 19 Các phương pháp thiết lập mục tiêu Xây dựng mục tiêu kiểu truyền thống: • Các mục tiêu chung do cấp quản lý cao nhất xác định; • Sau đó các mục tiêu chung được chuyền xuống mỗi cấp tiếp theo của tổ chức và thực hiện vai trò định hướng và hướng dẫn, đồng thời cũng hạn chế hành vi công việc của mỗi cá nhân; • Giả định rằng người quản lý cấp cao biết điều gì là tốt nhất cho tổ chức vì họ nhìn được “bức tranh tổng thể”; • Nhược điểm:  Các mục tiêu thường chung chung, mơ hồ;  Mục tiêu của các cấp cao hơn được cụ thể hóa ở các cấp thấp hơn, nên bị nhiễu bởi sự diễn giải của những người quản lý cấp dưới; • Ưu điểm:  Nếu thứ bậc trong tổ chức được xác định rõ ràng, sẽ tạo ra một mạng lưới các mục tiêu, tạo ra chuỗi phương tiện – kết quả;  Mục tiêu của cấp cao hơn gắn liền với mục tiêu của cấp dưới, và mục tiêu của cấp dưới chính là phương tiện để đạt được các mục tiêu của cấp trên. BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU v2.0014101214 20 Xác định mục tiêu kiểu truyền thống Mục tiêu của mỗi cá nhân nhân viên Mục tiêu của cấp quản lý cao nhất Mục tiêu của người quản lý phòng ban Mục tiêu của người quản lý bộ phận “Tăng lợi nhuận, bất kể dưới phương thức nào” “Tôi muốn thấy những tiến bộ quan trọng trong lợi nhuận của bộ phận này” “Chúng ta cần phải cải thiện kết quả hoạt động của công ty” “Không cần quan tâm đến chất luợng: Hãy làm thật nhanh” BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU (tiếp theo) v2.0014101214 21 • Các mục tiêu về kết quả cụ thể do nhân viên và những người quản lý cùng xác định; • Những tiến bộ của quá trình đạt được mục tiêu được xem xét định kỳ; • Phần thưởng được đưa ra dựa trên cơ sở những tiến bộ đó; • Thay vì sử dụng mục tiêu để kiểm tra, người quản lý dùng nó để khích lệ nhân viên; • MBO bao gồm 4 thành tố: Mục tiêu cụ thể, quá trình ra quyết định có sự tham gia của nhân viên, một khoảng thời gian rõ ràng, và phản hồi lại kết quả thực hiện. BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU (tiếp theo) Quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives-MBO) v2.0014101214 22 Ưu điểm: MBO dẫn đến việc tăng hiệu quả làm việc của nhân viên và năng suất của tổ chức; • Giúp việc điều phối các mục tiêu và kế hoach từ trên xuống; • Giúp xác định các thứ tự ưu tiên và mong đợi; • Hỗ trợ việc truyền thông theo kênh dọc và ngang; • Đẩy mạnh việc khuyến khích và động viên người lao động; BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU (tiếp theo) Quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives-MBO) v2.0014101214 23 Nhược điểm: • Không áp dụng được trong điều kiện môi trường thay đổi liên tục, do cần có thời gian ổn định để nhân viên đạt được mục tiêu; • Có xu hướng nản chí nếu không có sự cam kết mạnh mẽ và liên tục; • Cần thiết xem xét đào tạo cán bộ quản lý; • MBO quá chú trọng vào việc hoàn thành mục tiêu của một cá nhân mà không quan tâm đến những thành viên khác trong đơn vị có thể tác động ngược đến năng suất. Người quản lý cần phải sâu sát để các thành viên không thực hiện những mục đích trái ngược; • Nếu tổ chức chỉ coi MBO đơn giản là việc hoàn tất thủ tục giấy tờ sẽ không khích lệ được nhân viên để đạt được các mục tiêu. BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU (tiếp theo) v2.0014101214 24 BƯỚC 2: THIẾT LẬP MỤC TIÊU (tiếp theo) 1. Xây dựng các mục tiêu chung của tổ chức (xây dựng dựa vào sứ mệnh của tổ chức: ROE:15%, ROS: 25%,.. & được lập bởi nhà quản lý cấp cao) 2. Xây dựng các mục tiêu của các bộ phận (được xây dựng với sự hợp tác của các nhà quản lý cấp trung gian) 3. Xây dựng các kế hoạch hành động (trả lời các câu hỏi tại sao, khi nào, cái gì,.. Được thiết lập bở các nhà quản lý cấp cơ sở) 4. Triển khai thực hiện các kế hoạch và duy trì sự tự kiểm tra (nhân viên thực hiện các hoạt động của họ, họ biết họ phải làm gì, có phương hướng thực hiện, đo lường kết quả hoàn thành mục tiêu, không cần kiểm tra hàng ngày, những người giám sát kèm cặp và hỗ trợ khi nhân viên gặp khó khăn) 5. Kiểm tra tiến độ định kỳ (đảm bảo các kế hoạch được thực hiện như mong đợi và sẽ hoàn thành các mục tiêu) 6. Đánh giá kết quả thực hiện (đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu và các vấn đề nếu có, Khen thưởng và công nhận sự thành công của các nhân viên, sự phát triển kiến thức và kỹ năng tương lai cho họ,) C á c b ư ớ c c ủ a m ộ t c h ư ơ n g t r ì n h M B O đ i ề u h à n h v2.0014101214 25 Xác định các điểm mạnh và các điểm yếu BƯỚC 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA TỔ CHỨC v2.0014101214 26 Phân tích các nguồn lực và khả năng của tổ chức Phân tích: • Trình độ của đội ngũ nhân viên (những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm, quản lý); • Trình độ công nghệ; • Những nguồn lực tổ chức có thể huy động; • Khả năng sáng chế các sản phẩm mới của tổ chức như thế nào; • Nguồn lực tài chính ra sao; • Nhân thức của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức v.v. • Hệ thống kênh phân phối; =>Năng lực cốt lõi (core competencies): Những nguồn lực hoặc khả năng đặc thù, ngoại lệ, chỉ tổ chức mới có được. Đây là những kỹ năng, khả năng, nguồn lực tạo ra giá trị chính của tổ chức, quyết định lợi thế cạnh tranh. BƯỚC 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA TỔ CHỨC v2.0014101214 27 Xác định điểm mạnh và điểm yếu • Điểm mạnh là những khả năng mà tổ chức có thể làm tốt và những nguồn lực quý hiếm mà tổ chức có; • Điểm yếu là những hoạt động tổ chức chưa làm được hoặc làm không tốt, hoặc những nguồn lực mà tổ chức cần, nhưng không có: Tiếp thị, sản xuất, nghiên cứu và triển khai, Tài Chính – Kế Toán, Hệ thống thông tin, QLNS, v.v. BƯỚC 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG CỦA TỔ CHỨC v2.0014101214 28 BƯỚC 4: KẾT HỢP SWOT VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC Các điểm yếu Các cơ hội Các điểm mạnh Các đe doạ/ thách thức • Dựa vào kết quả của phân tích SWOT, người quản lý có thể xác định các phương án chiến lược để tổ chức có thể khai thác, đem lại lợi ích; • Số lượng phương án từ 3-5, vừa đủ để lựa chọn và không quá lãng phí thời gian, nguồn lực; v2.0014101214 29 Đánh giá và lựa chọn các phương án, dựa trên hai phương pháp: • Định tính: Sử dụng kinh nghiệm, phương pháp phân tích suy luận. Cần thiết nhưng chưa đủ; • Định lượng: Các yếu tố biên và phân tích hiệu quả dự án thông qua một số các chỉ tiêu: NPV, IRR, B/C, NPV, thời gian hoàn vốn, v.v.. BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN v2.0014101214 30 Phương án đáng giá là phương án: • Tận dụng được tối đa những điểm mạnh của tổ chức và cơ hội của môi trường; • Đem lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh cao nhất (tỷ lệ thu hồi vốn nhanh nhất hoặc lợi nhuận lớn nhất); • Duy trì được lợi thế cạnh tranh đó. BƯỚC 6: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU LÀM KẾ HOẠCH v2.0014101214 31 • Sự thành công của 1 kế hoạch chính phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch hỗ trợ; • Khi kế hoạch đã được lựa chọn, nó phải được triển khai hoặc kết hợp vào các hoạt động hàng ngày của tổ chức, nhằm đem lại lợi ích và hiệu quả tối đa cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức; • Xác định và đảm bảo các nguồn lực (tài chính, nhân sự, ) cho tổ chức để đảm bảo các hoạt động diễn ra thông suốt và đạt được mục tiêu. BƯỚC 7: XÂY DỰNG CÁC KẾ HOẠCH HỖ TRỢ v2.0014101214 32 BƯỚC 8: NGÂN QUỸ HÓA KẾ HOẠCH • Chuyến kế hoạch sang dạng ngân quỹ (số lượng, giá trị,); • Giúp cho tổ chức xác định được cần đầu tư bao nhiêu tiền trong những khoảng thời gian nào? từ đó giúp tổ chức xây dựng kế hoạch lưu kho, tiền vốn phù hợp. v2.0014101214 33 7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH • Trình độ của người lập kế hoạch:  Hiểu biết kiến thức về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội;  Có kỹ năng về nhận thức, hoạch định, có tầm nhìn xa trông rộng;  Có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề;  Giúp người lập kế hoạch hiểu được các thành phần của một bản kế hoạch và mối quan hệ giữa các thành phần đó, để ra được một bản kế hoạch hợp lý, có tính khả thi và độ linh hoạt cao. • Thông tin để lập kế hoạch:  Có đầy đủ và đáng tin cậy không?  Các thông tin này đều dựa trên các căn cứ, điều kiện tiền đề như các dự báo về thị trường, môi trường tổ chức, các đối thủ cạnh tranh, nội lực của tổ chức;  Chính là cơ sở để dự báo trước các tình huống, khả năng có thể xảy ra và đề ra các biện pháp khắc phục. v2.0014101214 34 7. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH (tiếp theo) Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến Chất lượng của một bản kế hoạch: Chất lượng cao hay thấp và có tính khả thi hay không? • Sự tham gia của tất cả những thành viên (các cấp) trong doanh nghiệp vào quá trình lập kế hoạch (sự hiệp lực):  Nếu họ được tham gia vào quá trình lập kế hoạch họ sẽ đóng góp các ý kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình  Có được sự nhất trí về các cơ sở tiền đề để lập kế hoạch thì sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình lập kế hoạc, hiểu rõ công việc mình sẽ phải thực hiện. • Phương pháp lập (quy trình để lập kế hoạch):  Các bước lập kế hoạch có lôgic hay không?  Các cơ sở, căn cứ để lập có đầy đủ hay không? v2.0014101214 35 • Lập kế hoạch là chức năng cơ bản trong quá trình quản lý một tổ chức và đó là công việc cần thiết cho sự thành công. Các nội dung chính đã được đề cập. • Vai trò của công tác lập kế hoạch, mối quan hệ giữa các loại mục tiêu, kế hoạch và cấp quản trị trong tổ chức. • Các căn cứ, nguyên tăc, phương pháp để xây dựng một kế hoạch tốt và có tính khả thi cao. • Nghiên cứu một ví dụ về kế hoạch chiến lược của một công ty ở Việt Nam. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Tài liệu liên quan