Bài giảng Quản trị học - Bài 6: Lãnh đạo

Khái niệm về công tác lãnh đạo: • Là quá trình tác động của người quản lý đến các nhân viên sao cho họ thực sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo; • Muốn lãnh đạo tốt thì các nhà quản lý phải hiểu được yếu tố con người, các nhu cầu, các động cơ và động lực thúc đẩy họ làm việc từ đó tìm cách tác động tốt nhất đến quá trình làm việc của mọi người.

pdf35 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Bài 6: Lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101214 1 BÀI 6 LÃNH ĐẠO v2.0014101214 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP • Nguyễn Văn Anh, chủ tịch công ty bảo hiểm nhân thọ BM. lớn thứ ba trong nước. Tuy kết quả kd tăng nhưng BM vẫn rớt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6; • BGĐ kết luận: 2 PCT phụ trách kinh doanh trong hai lĩnh vực cấp vùng và cấp quận không có năng lực; • Ông Anh: Muốn được đào tạo lại thành QT giỏi, hoặc thay thế họ; • Nhà lãnh đạo? Nhà lãnh đạo giỏi? • Bài học này sẽ giúp bạn phân biệt nhà lãnh đạo với những người nhân viên khác, các yêu cầu và phẩm chất cần có của các nhà lãnh đạo và các phong cách lãnh đạo hiệu quả. v2.0014101214 3 MỤC TIÊU Kết thúc bài học viên cần biết: • Giái thích được khái niệm về chức năng lãnh đạo và vai trò của nó; • Nắm rõ các nội dung của công tác lãnh đạo; • Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong một tổ chức doanh nghiệp; • Nắm rõ các lý thuyết về nhu cầu, động lực, động cơ thúc đẩy con người làm việc; • Hiểu được các phương pháp quản lý và phong cách lãnh đạo. v2.0014101214 4 Học viên cần: • Ôn lại Bài 1 – Tổng quan về quản lý/quản trị để có hiểu kỹ hơn về các khái niệm tổ chức, hiệu quả, các chức năng quản lý, • Quản trị học, Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản thống kê, 1998: Chương 10: Thúc đẩy nhân viên; Chương 11: Các thuyết về lãnh đạo; • Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Vũ Thiếu, Nhà xuất bản khoa học, 1999: Phần 5: Lãnh đạo để có thêm các kiến thức về lập kế hoạch và để có thể hoàn thành bài tập thực hành và trả lời các câu hỏi ôn tập của bài; • Thảo luận với giáo viên và học viên về các vấn đề chưa nắm rõ. HƯỚNG DẪN HỌC v2.0014101214 5 Bài học này sẽ đề cập đến các nội dung sau: • Khái niệm và vai trò của công tác lãnh đạo; • Các lý thuyết về nhu cầu, động cơ, động lực thúc đẩy; • Các phương pháp lãnh đạo; • Các phong cách lãnh đạo. NỘI DUNG v2.0014101214 6 1. KHÁI NIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC • Khái niệm và bản chất của chức năng lãnh đạo; • Nội dung của chức năng lãnh đạo. v2.0014101214 7 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO Khái niệm về công tác lãnh đạo: • Là quá trình tác động của người quản lý đến các nhân viên sao cho họ thực sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo; • Muốn lãnh đạo tốt thì các nhà quản lý phải hiểu được yếu tố con người, các nhu cầu, các động cơ và động lực thúc đẩy họ làm việc từ đó tìm cách tác động tốt nhất đến quá trình làm việc của mọi người. v2.0014101214 8 1.2. NỘI DUNG CỦA CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO • Nhận thức đúng về yếu tố con người trong hoạt động của tổ chức; • Nghiên cứu về các mối quan hệ trong tổ chức, tạo môi trường thuận lợi để các cá nhân, bộ phận có thể phối hợp với nhau; • Lựa chọn phương pháp lãnh đạo phù hợp; • Hình thành phong cách lãnh đạo phù hợp với tổ chức; • Xây dựng văn hoá của tổ chức. v2.0014101214 9 2. YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC • Hiểu rõ các đặc tính của từng cá nhân để có thể sắp xếp họ vào những vị trí công tác phù hợp nhất. • Các cá nhân không đơn thuần chỉ là thành viên của doanh nghiệp mà họ còn là thành viên của nhiều hệ thống tổ chức xã hội. • Muốn lãnh đạo tốt các nhà quản lý phải biết cách dung hoà các lợi ích. • Nhân cách con người cũng là yếu tố cần chú ý, để đạt được mục tiêu thì không nên xúc phạm đến nhân cách của nhân viên cấp dưới. v2.0014101214 10 2. YẾU TỐ CON NGƯỜI TỔ CHỨC (tiếp theo) Khi xem xét yếu tố con người trong doanh nghiệp cần tránh một số khuynh hướng sai lầm dưới đây: • Sự nhận thức có chọn lọc; • Sự nhận thức bị tác động của các ấn tượng; • Sự nhận thức của các nhà quản lý cũng có thể rơi vào sự định kiến; • Sự nhận thức của các nhà quản lý có thể rơi vào sự quy kết. v2.0014101214 11 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LÃNH ĐẠO • Sự thỏa mãn là biểu hiện của con người về niềm hạnh phúc do sự hoàn thành công việc mang lại; • Các nhu cầu: Là một cảm giác thôi thúc mạnh mẽ do sự thiếu hụt về một mặt nào đó trong đời sống con người; • Động lực thúc đẩy: Là những yếu tố thúc đẩy con người thực hiện công việc; • Động cơ: Là một xu thế để thỏa mãn một mong muốn (đạt được một kết quả) hoặc một mục tiêu. v2.0014101214 12 3.1. LÝ THUYẾT NHU CẦU CỦA MASLOW Nhu cầu bậc cao Nhu cầu bậc thấp Phát triển Quan hệ Tồn tại Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu tự trọng Nhu cầu hội nhập Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý học v2.0014101214 13 3.2. LÝ THUYẾT HAI YẾU TỐ CỦA HEIZBERG 5. Thử thách trong công việc, sự thừa nhận và khả năng phát triển 4. Thành tích và trách nhiệm 3. Chính sách của doanh nghiệp 2. Sự giám sát và điều kiện làm việc 1. Tiền lương và cuộc sống riêng tư Yếu tố động lực Yếu tố duy trì v2.0014101214 14 3.3. MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY CỦA PORTER VÀ LAWLER Giá trị các phần thưởng Sự nỗ lực Phần thưởng nội tại Sự nỗ lực do nhận thức Phần thưởng bên ngoài Khả năng thực hiện nhiệm vụ Sự thực hiện nhiệm vụ Sự hiểu biết về nhiệm vụ Sự thoả mãn Phần thưởng theo nhận thức v2.0014101214 15 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO • Phân biệt người quản trị và người lãnh đạo; • Phương pháp lãnh đạo; • Phong cách lãnh đạo. v2.0014101214 16 4.1. PHÂN BIỆT NGƯỜI QUẢN TRỊ VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO Sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý: • Người quản lý (managers) được bổ nhiệm cho một vị trí. • Khả năng gây ảnh hưởng của họ dựa trên quyền hạn chính thức có được từ vị trí đó. • Người lãnh đạo (leaders) có thể do bổ nhiệm, hoặc là người nổi bật lên từ một nhóm làm việc. • Người lãnh đạo có khả năng ảnh hưởng đến người khác không chỉ nhờ những quy định của quyền hạn chính thức. Mọi người quản lý có nên là người lãnh đạo hay không? Và ngược lại, mọi người lãnh đạo có nên là người quản lý hay không? v2.0014101214 17 4.1. PHÂN BIỆT NGƯỜI QUẢN TRỊ VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO (tiếp theo) NGƯỜI LÃNH ĐẠO NĂNG ĐỘNG Trực cảm Có tầm nhìnTự hiểu mình Phân quyền Kỹ năng thống nhất giá trị v2.0014101214 18 4.2. PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO Là cách thức tác động đến các nhân viên mà người ta cho rằng nó sẽ có hiệu quả lớn nhất trong việc phát huy sự nhiệt tình chủ động, sáng tạo của mọi thành viên. • Phương pháp kinh tế; • Phương pháp hành chính tổ chức; • Phương pháp giáo dục tư tưởng. Trên thực tế, sử dụng kết hợp cả ba phương pháp trên v2.0014101214 19 4.3. CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO • Các phong cách lãnh đạo dựa trên quyền lực; • Các phong cách lãnh đạo theo trường phái hành vi. v2.0014101214 20 4.3.1 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THEO QUYỀN LỰC • Phong cách quyết đoán – áp chế (chuyên quyền); • Phong cách quyết đoán – nhân từ; • Phong cách quản lý theo tham vấn; • Phong cách quản lý theo nhóm mục tiêu (MBO) (Mỹ). Các phong cách quản lý từ trên xuống dưới mức độ tham gia của các nhà quản lý cấp dưới tăng dần lên. v2.0014101214 21 Thuyết X và thuyết Y 4.3.2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO THEO TRƯỜNG PHÁI HÀNH VI Thuyết X Thuyết Y Ít tham vọng Không thích công việc Trốn tránh trách nhiệm Tự quản lý Yêu thích công việc Chấp nhận trách nhiệm v2.0014101214 22 QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CỦA MCGREGOR NHỮNG NGƯỜI THUỘC LOẠI THUYẾT X • “Hãy làm việc!”; • Lãnh đạo; • Kiểm soát; • Phần thưởng và trừng phạt; • Khuyến khích thông qua trả lương và kết quả công việc; • Chỉ tập trung vào mục đích của tổ chức – chứ không tập trung vào mục đích của cá nhân. v2.0014101214 23 QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CỦA MCGREGOR NHỮNG NGƯỜI THUỘC LOẠI THUYẾT X • Động viên thông qua các mục đích cá nhân; • Hỗ trợ và ca ngợi; • Những người muốn thành công; • Giao trách nhiệm. v2.0014101214 24 Các nghiên cứu tại Bang Ohio – Xác định 2 nhóm hành vi của lãnh đạo Xây dựng cơ cấu (initiating structure) Quan tâm (consideration) • Phân công công việc cụ thể • Duy trì các tiêu chuẩn công việc • Chú trọng vào thời hạn hoàn thành • Sự tin tưởng hoàn toàn • Sự tôn trọng các ý kiến của thuộc cấp • Quan tâm đến tình cảm Các nghiên cứu tại Đại học Michigan – Cũng có mục tiêu: Xác định các đặc điểm hành vi của người lãnh đạo liên quan đến tính hiệu quả của công việc Phong cách lãnh đạo hướng vào nhân viên Phong cách lãnh đạo hướng tới sản xuất • Hướng sự quan tâm đến các nhu cầu của thuộc cấp • Chấp nhận sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên • Đem lại năng suất lao động và sự hài lòng của nhân viên cao • Chú trọng đến các khía cạnh kỹ thuật và nhiệm vụ của công việc • Quan tâm đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm • Xem nhân viên như phương tiện đệ đạt được mục đích đó CÁC THUYẾT LÃNH ĐẠO HÀNH VI (tiếp theo) v2.0014101214 25 Sơ đồ lưới Quản lý, Robert Blake & Jane Mouton – là ma trận 2 chiều thể hiện các hành vi lãnh đạo là bộ khung tạo thành các phong cách lãnh đạo khác nhau. • Các nhóm hành vi lãnh đạo là:  Quan tâm đối với con người (concern for people): Được thể hiện trên trục tung;  Quan tâm đối với sản xuất (concern for production): Được thể hiện trên trục hoành. • Đánh giá việc sử dụng những hành vi của người lãnh đạo: 1 = thấp nhất, 9 = cao nhất.  Người lãnh đạo cần linh hoạt trong việc áp dụng các phong cách quản lý sao cho phù hợp với từng tình huống cụ thể;  Mô hình này chỉ giúp khái quát hóa các phong cách lãnh đạo;  Chưa trình bày được những thông tin mới trong việc làm rõ các tình huống phức tạp của phong cách lãnh đạo khi chỉ có rất ít các dẫn chứng khẳng định phong cách quản lý “9, 9” là phong cách đem lại hiệu quả cao nhất trong mọi tình huống. CÁC THUYẾT LÃNH ĐẠO HÀNH VI (tiếp theo) v2.0014101214 26 SƠ ĐỒ LƯỚI QUẢN LÝ CỦA R. BLAKE & J.MOUTON 9 1,9 9,9 8 7 6 5 5,5 4 3 2 1 1,1 9,1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Quan tâm đối với sản xuất Q u a n t â m đ ố i v ớ i c o n n g ư ờ i Phong cách an phận Phong cách câu lạc bộ Phong cách đồng đội Phong cách phục tùng mệnh lệnh Phong cách trung dung Nguồn: Blake, R.R, Mouton, J.S, et al. Breakthrough in Organization Development. Nov-Dec 1964, pp.136. v2.0014101214 27 • Các giả định cơ bản:  Hiệu quả của người lãnh đạo phụ thuộc vào tình huống;  Khi xem xét phải tách biệt được từng yếu tố tình huống; • Mô hình của Fiedler (Fred Fiedler):  Kết quả hoạt động của nhóm có hiệu quả hay không tùy thuộc vào sự phù hợp giữa phong cách lãnh đạo và tình huống;  Mỗi phong cách lãnh đạo chỉ phù hợp với một tình huống nhất định;  Cần xác định các phong cách lãnh đạo và các tình huống để tìm ra những cách kết hợp thích đáng giữa phong cách và tình huống. THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG v2.0014101214 28  3 yếu tố tình huống có thể tạo thành 8 tình huống có mức độ thuận lợi khác nhau đối với người lãnh đạo:  Mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên – mức độ tin tưởng, tin cậy, và tôn trọng của nhân viên đối với người lãnh đạo (tốt – xấu)  Cấu trúc nhiệm vụ – mức độ các phần việc được quy chuẩn và quy trình hóa (rõ ràng-không rõ ràng)  Quyền lực chính thức – mức độ ảnh hưởng mà người lãnh đạo có được từ vị trí chính thức của họ qua các hành động như: Tuyển dụng, sa thải, kỷ luật, đề bạt, tăng lương (mạnh – yếu) THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG (tiếp theo) v2.0014101214 29 KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH FIEDLER Tốt Xấu K ế t q u ả c ô n g v i ệ c Định hướng quan hệ Định hướng nhiệm vụ Các tiêu chí Quan hệ lãnh đạo- nhân viên Cấu trúc nhiệm vụ Quyền lực chính thức I II III IV V VI VII VIII Tốt Tốt Tốt Tốt Xấu Xấu Xấu Xấu Rõ Rõ Không Không Rõ Rõ Không Không ràng ràng rõ ràng rõ ràng ràng ràng rõ ràng rõ ràng Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Thuận lợi Không thuận lợiTrung bình v2.0014101214 30 • Phong cách lãnh đạo thích hợp phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của nhân viên. Sự sẵn sàng (readiness) – Mức độ nhân viên có khả năng và sẵn sàng hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể; • Việc chú trọng vào nhân viên phản ánh một thực tế rằng: Nhân viên chấp nhận hoặc không chấp nhận người lãnh đạo; • Cho dù người lãnh đạo có làm gì đi nữa, thì hiệu quả vẫn phụ thuộc vào những hành động của các nhân viên; • Thuyết này dựa trên 2 nhóm hành vi lãnh đạo:  Các hành vi nhiệm vụ (cao – thấp);  Các hành vi quan hệ (cao – thấp). THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG CỦA HERSAY VÀ BLANCHARD v2.0014101214 31 Bốn phong cách lãnh đạo được kết hợp từ 2 nhóm hành vi: • Điều hành trực tiếp – Người lãnh đạo xác định vai trò của mỗi cá nhân và truyền đạt cách thức nhân viên thực hiện công việc của mình (nhân viên vừa không đủ năng lực, vừa không đủ tự tin); • Kèm cặp – Người lãnh đạo vừa hướng dẫn, vừa hỗ trợ (nhân viên chưa có đủ khả năng, nhưng sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ cần thiết); • Tham gia – Cả người lãnh đạo và nhân viên cùng tham gia quá trình ra quyết định (nhân viên có khả năng, nhưng không sẵn sàng thực hiện công việc); • Ủy quyền – Người lãnh đạo chỉ đưa ra những chỉ dẫn và hỗ trợ tối thiểu (nhân viên có đủ khả năng và sẵn sàng thực hiện công việc). THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG CỦA HERSAY VÀ BLANCHARD (tiếp theo) v2.0014101214 32 Hành vi nhiệm vụ H à n h v i q u a n h ệ CaoThấp Cao Chú trọng nhiều vào nhiệm vụ, ít vào quan hệ Chú trọng ít vào nhiệm vụ, ít vào quan hệ Chú trọng nhiều vào nhiệm vụ, nhiều vào quan hệ Chú trọng ít vào nhiệm vụ, nhiều vào quan hệ Trự c tiếp K èm cặp T h a m g i a Ủ y q u y ề n S4 S3 S1 S2 Cao Trung bình Thấp S4 S3 S2 S1 Có khả năng và Sẵn sàng Có khả năng và không sẵn sàng Không có khả năng và sẵn sàng Không có khả năng và không sẵn sàng Mức độ sẵn sàng của Nhân viên THUYẾT LÃNH ĐẠO TÌNH HUỐNG CỦA HERSAY VÀ BLANCHARD (tiếp theo) v2.0014101214 33 • Robert House – công việc của người quản lý là hỗ trợ nhân viên trong quá trình đạt được mục tiêu của họ, và đưa ra những định hướng hoặc hỗ trợ để đảm bảo rằng những mục tiêu này cũng tương thích với các mục tiêu chung của nhóm hoặc tổ chức; • Đường dẫn – mục tiêu: Lãnh đạo làm sáng tỏ hướng đi cho nhân viên đạt được các mục tiêu của mình và làm cho lộ trình xuyên suốt trở nên thuận lợi hơn bằng cách tối giản các rào cản và hiểm nguy. • Hành vi của người lãnh đạo sẽ là:  Chấp nhận được đối với nhân viên: Nhân viên xem hành vi của lãnh đạo đem lại cho họ sự thỏa mãn ngay lập tức hoặc lâu dài;  Động cơ thúc đẩy đối với nhân viên:  Hành vi lãnh đạo làm cho sự thỏa mãn các nhu cầu của thuộc cấp phụ thuộc vào việc kết quả công việc hiệu quả;  Đem đến những hướng dẫn, huấn luyện, hỗ trợ, và những phần thưởng cần thiết để công việc được hiệu quả. MÔ HÌNH ĐƯỜNG DẪN – MỤC TIÊU v2.0014101214 34 • Bốn phong cách lãnh đạo  Điều hành trực tiếp – Lãnh đạo mô tả các nhiệm vụ, lên lịch trình thực hiện, và cung cấp những hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ;  Hỗ trợ – Người lãnh đạo thân thiện và thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên;  Tham gia – Lãnh đạo dựa vào những gợi ý của thuộc cấp khi ra quyết định;  Định hướng thành tích – Người lãnh đạo xây dựng những mục tiêu thách thức và kỳ vọng nhân viên của mình thực hiện với nỗ lực cao nhất, dựa vào sự tin tưởng đối với họ. • Mô hình giả định rằng người lãnh đạo có thể thực hiện bất cứ hoặc mọi hành vi lãnh đạo, tùy theo tình huống. MÔ HÌNH ĐƯỜNG DẪN ĐẾN MỤC TIÊU (tiếp theo) v2.0014101214 35 • Lãnh đạo là một quá trình tác động tới con người sao cho họ thực sự nhiệt tình, chủ động và sáng tạo hoàn thành các mục tiêu của tổ chức; • Các căn cứ để xây dựng các phương pháp và phong cách lãnh đạo hiệu quả là việc hiểu được vai trò của yếu tố con người trong một tổ chức, các động cơ, động lực thúc đẩy con người làm việc; • Các phương pháp lãnh đạo chủ yếu được các nhà quản trị hay sử dụng đó là phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính và phương pháp giáo dục tư tưởng; • Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu nhược điểm nhất định, tùy theo đặc điểm và tính cách của nhà quản trị và các tình huống thực tế cụ thể, các nhà quản trị có thể xây dựng và áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp và có hiệu quả. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Tài liệu liên quan