Nội dung 1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm? 2. Đạo đức quản trị là gì? 3. Quản trị có tính đạo đức ngày nay 4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức: Bạn sẽ làm gì? 5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? 8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty 9. Quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty
25 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội - Trần Đăng Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5:
Đạo đức và trách
nhiệm xã hội
Giảng viên: TS. Trần Đăng Khoa
Nội dung
1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm?
2. Đạo đức quản trị là gì?
3. Quản trị có tính đạo đức ngày nay
4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức: Bạn sẽ làm gì?
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức
7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì?
8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty
9. Quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội của
công ty
1. Bạn là nhà quản trị dũng cảm?
Các phát biểu
Hầu như
đúng
Hầu như
không đúng
1. Tôi chấp nhận những tổn thất cá nhân để đạt được tầm nhìn đã đặt ra.
2. Tôi chấp nhận các rủi ro cá nhân để bảo vệ niềm tin của mình.
3. Tôi luôn trả lời “không” đối với những điều không đúng thậm chí tôi phải chịu mất mát lớn.
4. Các hành động quan trọng của tôi đều gắn với những giá trị cao hơn.
5. Tôi dễ dàng hành động ngược lại với những ý kiến và sự đồng ý của những người khác.
6. Tôi luôn nhanh chóng nói với mọi người những sự thật mà tôi nhìn thấy, thậm chí điều này gây
ra những tác động tiêu cực.
7. Tôi luôn phản đối những sự không công bằng trong nhóm và trong tổ chức.
8. Tôi hành động theo lương tâm của mình, thậm chí điều này có thể làm tôi không thể phát triển.
2. Đạo đức quản trị là gì?
Đạo đức là một bộ quy tắc về nhân cách
hay phẩm hạnh và những giá trị điều
khiển hành vi của một cá nhân hay một
nhóm được dùng để đánh giá điều gì là
đúng hay sai.
Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để
xem xét điều gì là tốt hay xấu trong quản
trị và ra quyết định.
Tuy nhiên vấn đề đạo đức đôi khi quá
phức tạp để xác định.
2. Đạo đức quản trị là gì?
Đạo đức có thể được thấu hiểu rõ ràng
hơn khi so sánh giữa hành vi bị kiểm soát
bởi luật pháp và bởi sự tự nguyện.
3. Quản trị có đạo đức ngày nay
Rất nhiều bê bối về đạo đức thời gian gần
đây
Niềm tin của công chúng với giới lãnh đạo
kinh doanh giảm sút nghiêm trọng (chỉ có
15% đối tượng điều tra đánh giá mức độ trung thực của lãnh đạo
là “cao” hoặc “rất cao” – Gallup, 2010).
Các nhà quản trị chịu trách nhiệm rất lớn
trong việc hình thành môi trường đạo đức
trong mỗi tổ chức và họ cần đóng vai trò
như là hình mẫu cho người khác.
Ví dụ về vi phạm pháp luật và đạo đức
4. Vấn đề lưỡng nan đạo đức
Vấn đề lưỡng nan về đạo đức nổi lên trong
một tình huống liên quan đến vấn đề đúng
hoặc sai khi các giá trị mâu thuẫn với
nhau.
Một số tình huống ví dụ
Lấy văn phòng phẩm
Bán dược phẩm mới
Chuyển hàng không bị camera giám sát
Cuộc điện đàm bàn về kiện công ty của bạn
Đoàn tàu điện
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
1) Quan điểm vị lợi
2) Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ
3) Quan điểm quyền đạo đức
4) Quan điểm công bằng
5) Quan điểm thực dụng
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
1/ Quan điểm vị lợi: Quan điểm vị lợi xem
hành vi đạo đức đem lại điều tốt nhất cho
một số người lớn nhất. Quan điểm này đánh
giá đạo đức về phương diện kết quả hoạt
động.
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
2/Quan điểm chủ nghĩa vị kỷ: dựa trên
niềm tin con người hành động do sự thúc
đẩy của lợi ích bản thân. Theo cách tiếp cận
này, xã hội sẽ tốt hơn nếu mọi người đều
hành động theo cách được tối đa hóa lợi ích
hay hạnh phúc bản thân. Cần phải có sự
liêm khiết và trung thực cá nhân. Có thể
dẫn đến hành vi tham lam, vô đạo đức.
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
3/ Quan điểm quyền đạo đức: Tôn trọng
và bảo vệ quyền cơ bản của con như: quyền
riêng tư, quyền được đối xử công bằng, tự
do ngôn luận, tự do thỏa thuận, sức khỏe và
an toàn, và tự do ngôn luận...
4/ Quan điểm công bằng: Cho rằng các
quyết định đạo đức đối xử với con người
phải vô tư và công bằng theo các quy định
và tiêu chuẩn pháp lý.
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
4/ Quan điểm công bằng: bao gồm:
Công bằng phân phối (distributive
justice) đòi hỏi các cách đối xử khác nhau
với con người không nên dựa vào những
đặc trưng được đánh giá một cách tùy tiện
và chủ quan của nhà quản trị. Ví dụ: Nam
và nữ không nên nhận các mức lương
khác nhau nếu họ có cùng một năng lực
và làm cùng một loại công việc.
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
4/ Quan điểm công bằng: bao gồm:
Công bằng thủ tục (procedural justice)
đòi hỏi các quy định phải được áp dụng
như nhau cho tất cả mọi người. Các quy
định phải được công bố rõ ràng, có hiệu
lực nhất quán và không phân biệt.
Công bằng trong đền bù (compensation
justice) cho rằng các cá nhân phải được
được đền bù các chi phí điều trị những
chấn thương của họ bởi những người/bộ
phận có trách nhiệm.
5. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
5/ Cách tiếp cận thực dụng tránh xa
những cuộc tranh luận về những gì được
xem là đúng, là tốt, hay chỉ đặt nền tảng
cho các quyết định dựa vào những chuẩn
mực thịnh hành của tổ chức nghề nghiệp
hay toàn xã hội, và chú ý đến lợi ích của tất
cả các đối tượng hữu quan => Với cách tiếp
cận thực dụng, một quyết định được xem là
có đạo đức khi nó được xem là có thể chấp
nhận được bởi cộng đồng nghề nghiệp.
6. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức
Các yếu tố tác động đến việc ra các quyết
định đạo đức của nhà quản trị:
Phẩm chất và đặc trưng về hành vi của cá
nhân.
Các nhu cầu cá nhân, sự ảnh hưởng từ gia
đình, và nền tảng tôn giáo.
Văn hóa công ty và những áp lực từ cấp
trên, đồng nghiệp.
Các áp lực của tổ chức có thể làm cho
người nhân viên hành xử một cách phi đạo
đức.
Hệ quả của hành vi phi đạo đức
Áp lực từ tổ chức => hành động ngược lại
với những gì được xem là đạo đức =>
thường trở nên thất vọng và suy kiệt về
cảm xúc.
Các hành vi phi đạo đức => ngăn cản khả
năng một con người làm hết sức mình cho
công ty + gây trở ngại cho tình trạng hoàn
hảo về cá nhân và nghề nghiệp của con
người đó.
Ba cấp độ phát triển đạo đức cá nhân
Cấp độ 1
Tiền quy ước
Cấp độ 2
Quy ước
Cấp độ 3
Hậu quy ước
Tuân thủ các quy định để tránh bị
trừng phạt. Hành động dựa
trên lợi ích của riêng mình. Sự
tuân thủ chỉ vì lợi ích của riêng
mình
Sống theo kỳ vọng của người
khác. Hoàn thành các nghĩa vụ
và trách nhiệm của hệ thống xã
hội. Tán thành luật pháp
Tuân thủ những nguyên tắc
về công bằng và những điều tốt
đẹp mà bản thân đã chọn. Nhận
thức được con người có những
giá trị khác nhau và tìm kiếm
những giải pháp sáng tạo để
giải quyết các vấn đề lưỡng nan
về đạo đức. Cân bằng mối quan
tâm cá nhân với mối quan tâm
về những điều tốt đẹp phổ biến
Lợi ích bản thân Kỳ vọng của xã hội Các giá trị bên trong
7. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì?
Là trách nhiệm quản trị trong việc tiến hành
các lựa chọn và thực hiện các hành động để
đóng góp cho phúc lợi và lợi ích của xã hội,
chứ không nên chỉ chú ý vào lợi ích của
riêng công ty.
Các đối tượng hữu quan của tổ chức
Phong trào xanh
Được khởi xướng từ năm 2004 bởi Jeffrey
Immelt (CEO của GE)
Ngày nay “trở thành xanh” đang là một
mệnh lệnh kinh doanh mới, được thúc đẩy
từ sự dịch chuyển của thái độ xã hội, các
chính sách mới của chính phủ, sự thay đổi
khí hậu, và công nghệ thông tin đã lan tỏa
nhanh chóng bất kỳ một thông tin về tác
động tiêu cực của một công ty nào đó đến
môi trường.
Sự bền vững và 3 tiêu chuẩn cốt yếu
Sự bền vững => phát triển kinh tế có thể
tạo ra sự thịnh vượng và đáp ứng nhu cầu
của thế hệ hiện tại trong khi vẫn giữ gìn
môi trường và xã hội để thế hệ tương lai
có thể thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Ba tiêu chuẩn cốt yếu (3Ps): Con người
(People), hành tinh (Planet), và lợi nhuận
(Profit).
8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty
9. Quản trị đạo đức và trách nhiệm xã hội
TS.Trần Đăng Khoa