Cấu trúc của chƣơng
I. TỔ CHỨC & CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Tổ chức
2. Cơ cấu tổ chức
II. CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Chuyên môn hóa công việc
2. Hình thành các bộ phận
3. Cấp quản lý & tầm quản lý
4. Quyền hạn & trách nhiệm trong tổ chức
5. Tập trung & phi tập trung trong quản lý
72 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Chương V: Tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
QUẢN TRỊ HỌC
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
là một khái niệm hết sức gần gũi !
5
Cấu trúc của chƣơng
I. TỔ CHỨC & CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Tổ chức
2. Cơ cấu tổ chức
II. CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Chuyên môn hóa công việc
2. Hình thành các bộ phận
3. Cấp quản lý & tầm quản lý
4. Quyền hạn & trách nhiệm trong tổ chức
5. Tập trung & phi tập trung trong quản lý
I. TỔ CHỨC & CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Tổ chức
DANH TỪ: Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều
người cùng làm việc vì mục đích chung.
ĐỘNG TỪ: Với tư cách là một chức năng của
quá trình quản lý, tổ chức là quá trình sắp xếp
nguồn lực con người và gắn liền với con người
là các nguồn lực khác nhằm thực hiện thành
công kế hoạch.
6
7
ĐN: Tổ chức là phân chia công việc, sắp xếp
các nguồn lực và phối hợp các hoạt động
nhằm đạt được các mục tiêu chung.
Tổ chức
Sáng tạo các loại hình cơ cấu
Phân chia công việc
Sắp xếp nguồn lực
Phối hợp hoạt động
Lãnh đạo
Khơi dậy nỗ lực
Kiểm tra
Đảm bảo kết quả
Lập kế hoạch
Thiết lập định hướng
8
I. TỔ CHỨC & CƠ CẤU TỔ CHỨC
2. Cơ cấu tổ chức
Quá trình tổ chức làm hình thành cơ cấu tổ chức – khuôn
khổ trong đó các hoạt động của tổ chức được phân chia, các
nguồn lực được sắp xếp, con người và các bộ phận được phối
hợp nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
2.1. Cơ cấu tổ chức chính thức & phi chính thức
2.2. Cơ cấu tổ chức bền vững & tạm thời
9
2.1. Cơ cấu TC chính thức & phi chính thức
Cơ cấu chính thức của một tổ chức là tập hợp
các bộ phận và cá nhân có mối quan hệ tương tác,
phối hợp với nhau, được chuyên môn hoá, có
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định,
được bố trí theo những cấp khác nhau, thực hiện
các hoạt động của tổ chức nhằm tiến tới các mục
tiêu kế hoạch.
Cơ cấu phi chính thức được tạo nên bởi các mối
quan hệ phi chính thức giữa các thành viên của tổ
chức.
10
2.2. Cơ cấu TC bền vững & tạm thời
Cơ cấu tổ chức bền vững là cơ cấu
tổ chức tồn tại trong một thời gian
dài, gắn liền với giai đoạn chiến lược
của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức tạm thời được hình
thành nhằm triển khai các kế hoạch
tác nghiệp của tổ chức.
11
II. CÁC THUỘC TÍNH CƠ
BẢN CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Chuyên môn hóa công việc
2. Hình thành các bộ phận
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
4. Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức
5. Tập trung và phi tập trung trong quản lý
12
1. Chuyên môn hóa công việc
thể hiện mức độ phân chia nhiệm vụ
thành các công việc mang tính độc lập
tương đối để trao cho các cá nhân,
chuyên môn hóa công việc (còn được
gọi là phân chia lao động) có lợi thế cơ
bản là làm tăng năng suất lao động của
cả nhóm.
13
14
15
16
- Chuyên môn hóa công việc sẽ tạo nên những nhiệm vụ đơn giản,
dễ đào tạo để thực hiện.
- Chuyên môn hóa tạo ra vô vàn công việc khác nhau, mỗi người có
thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp với tài năng
và lợi ích của họ.
TẠI SAO CHUYÊN MÔN HÓA CÓ THỂ
LÀM TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ???
- Khả năng sáng tạo giảm sút, công việc dễ nhàm chán.
- Tình trạng xa lạ, đối địch giữa những người lao động có thể
sẽ gia tăng.
2. Hình thành các bộ phận
sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang
tính độc lập tương đối để thực hiện những hoạt
động nhất định.
2.1. MHTC THEO CHỨC NĂNG
2.2. MHTC THEO SP/KH.HÀNG/ĐỊA DƢ
2.3. MHTC MA TRẬN
2.4. MHTC THEO NHÓM
2.5. MHTC MẠNG LƢỚI
17
18
CHỨC NĂNG
MHTC theo CHỨC NĂNG
KHÁCH HÀNG
MHTC theo KHÁCH HÀNG
2.1. MHTC THEO CHỨC NĂNG
(Functional Structures)
Tổ chức theo chức năng là hình
thức tạo nên bộ phận trong đó các cá
nhân hoạt động trong cùng một
chức năng được hợp nhóm trong
cùng một đơn vị cơ cấu.
A functional structure groups
together people with similar skills
who perform similar tasks.
19
20
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PGS.TS Bùi Duy Cam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
GS.TS Nguyễn Văn Khánh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
GS.TS Nguyễn Hòa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PGS.TS Lê Kim Long
PGS.TS
Phùng Xuân Nhạ
22
Sony Group Organizational Chart Summary
(as of August 1st, 2012)
23
22/12/1960
President&CEO,
Sony Corporation
KAZUO HIRAI
???
24
TÌNH HUỐNG: Tại một công ty TNHHNN MTV
làm về lĩnh vực giao nhận-kho vận-ngoại
thương áp dụng mô hình tổ chức bộ phận theo
chức năng, mỗi một phòng ban hoạt động như
một công ty con (trưởng phòng-kế toán-các
nhân viên).
Các phòng mới thành lập năng “chào hàng” với khách
hàng. Các phòng lâu năm có lượng khách hàng quen ổn
định.
Thu nhập chênh lệch giữa các phòng ban, hoạt động
trùng lắp,
Tái cơ cấu: sáp nhập + thành lập
phòng mới (phòng MARKETING).
2.2. MHTC THEO Sp/KH/Địa dư
Tổ chức theo sản phẩm / khách hàng /
địa dƣ là một hình thức tạo nên các bộ
phận của tổ chức. Trong mỗi bộ phận, các
cá nhân cùng thực hiện các hoạt động
nhằm tạo ra một loại sản phẩm, phục vụ
một nhóm khách hàng mục tiêu, trên một
khu vực địa lý.
A divisional structure groups together
people working on the same product, in
the same area, or with similar
customers.
25
2.2. MHTC THEO Sp/KH/Địa dư
Phương thức hợp nhóm các hoạt động và
đội ngũ nhân lực theo sản phẩm, khách
hàng, hoặc địa bàn hoạt động từ lâu đã
được các tổ chức lớn, đa sản phẩm, phục
vụ nhiều nhóm khách hàng, hoạt động trên
nhiều thị trường sử dụng để làm tăng khả
năng thích nghi của các tổ chức với môi
trường.
26
27
THEO SẢN PHẨM
28
NEC Corporation là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về công nghệ thông tin.
- Trụ sở chính của NEC đặt tại Minato, Tokyo, Nhật Bản.
- Đối tượng khách hàng chính: Doanh nghiệp, các nhà cung cấp
dịch vụ công nghệ thông tin và các cơ quan Chính phủ.
???
29
LVMH là một tập đoàn đa quốc gia của Pháp.
- Cung cấp các sản phẩm thời trang siêu xa xỉ.
- Trụ sở chính: Paris, France.
30
31
Với cơ cấu tổ chức theo sản
phẩm, các đơn vị thực hiện tất cả
hay phần lớn các hoạt động cần
thiết để phát triển, sản xuất và
phân phối một sản phẩm, dịch vụ
hay nhóm sản phẩm, dịch vụ
tương đồng.
32
Những nhu cầu mang đặc trưng riêng của khách
hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ đã dẫn
nhiều tổ chức đến với cơ cấu theo khách hàng
– hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá
nhân phục vụ một nhóm khách hàng mục tiêu
được họp nhóm trong một đơn vị cơ cấu.
VD:
- Một tổ chức từ thiện hình thành bộ phận theo
những nhóm người cần giúp đỡ.
- Một doanh nghiệp kinh tế quốc phòng có thể có
phân hệ cung cấp sản phẩm phục vụ quốc
phòng và phân hệ cung cấp sản phẩm phục vụ
khách hàng dân sự.
33 NEC
THEO KHÁCH HÀNG
34
“Made in Japan” and “High Quality”
deliver to the world
35
“Made in Japan” and “High Quality”
deliver to the world
- Tên công ty: Tập đoàn Toshiba Carrier
- Trụ sở chính: Tokyo, Nhật Bản
- Vốn: 144,000,000 USD
- Cổ phần: Toshiba 60%/Carrier 40%
- Chủ tịch&CEO: Akira Inoue
- Nhóm công ty: 17 (Nhật Bản 8, nước ngoài 9)
36
TOSHIBA – Global Operation
37
Tổ chức theo địa dƣ
- Việc hình thành bộ phận dựa vào lãnh thổ là
một phương thức khá phổ biến ở các tổ chức
hoạt động trên phạm vi địa lý rộng.
- Các tổ chức thường sử dụng mô hình tổ chức
bộ phận theo địa dư khi cần tiến hành các
hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý
khác nhau.
- Nhiều cơ quan nhà nước như cơ quan thuế,
tòa án, bưu điện, áp dụng hình thức tổ
chức này nhằm cung cấp những dịch vụ giống
nhau, đồng thời ở mọi nơi trong cả nước.
38
VD: Tổ chức bộ máy của
Cục hải quan Thành phố Hà Nội
(12 chi cục)
1. Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Chi cục Hải quan Bưu điện TP Hà Nội.
3. Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
4. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công.
5. Chi cục Hải quan Gia Lâm.
6. Chi cục Hải quan Gia Thụy.
7. Chi cục Hải quan ga Đường sắt quốc tế Yên Viên.
8. Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
9. Chi cục Hải quan Hà Tây.
Và chi cục Hải quan ở các tỉnh lân cận.
2.3. MHTC MA TRẬN
(Matrix Structures)
Là cơ cấu tổ chức kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ
phận khác nhau.
Ưu:
(1) định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng
(2) tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu
(3) kết hợp được năng lực của nhiều nhà quản lý và chuyên gia
(4) tạo đk đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường
Nhược:
(1) hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất
mệnh lệnh
(2) quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lắp
tạo ra các xung đột
(3) cơ cấu phức tạp và không bền vững
(4) có thể gây tốn kém
39
40
41
42
2.4. MHTC THEO NHÓM
Lợi ích của cơ cấu làm việc theo nhóm
Loại trừ được khó khăn trong truyền thông và ra quyết định do sự
tách biệt giữa các bộ phận. Mọi người trong các bộ phận khác nhau
của tổ chức có thể hòa nhập.
Thành viên nhóm thường được lôi cuốn và được quan tâm chú ý,
giúp nâng cao sự tận tâm trong công việc.
Tốc độ và chất lượng ra quyết định.
Bất lợi của cơ cấu làm việc theo nhóm
Lòng trung thành của một người đối với nhóm.
Các cuộc họp nhóm ko có kết quả, tốn thời gian.
Các thành viên của nhóm làm việc cùng nhau tốt đến đâu còn
phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các cá nhân, động lực và sự quản
lý nhóm.
43
2.5. MHTC MẠNG LƯỚI
* Cơ cấu mạng lưới cho phép các cá nhân,
bộ phận liên kết với nhau.
* Cho phép tổ chức liên kết với khách
hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối,
đối thủ cạnh tranh, nhằm tăng cường
sức mạnh tổng hợp vì mục đích chung hay
khuyến khích sự phối hợp trong điều kiện
môi trường có độ bất định cao.
44
2.5. MHTC MẠNG LƯỚI
* Trong một tổ chức, cơ cấu mạng lưới đề cao
phương thức hoạt động theo nhóm với các
thành viên đến từ các bộ phận hay tổ chức khác
nhau.
* Ở cấp độ tổ chức, cơ cấu mạng lưới hoạt động
với một hạt nhân trung tâm được kết nối với các
nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ bên ngoài. Mô
hình kiểu cũ là tổ chức thực hiện tất cả các hoạt
động. Với mô hình kiểu mới, tổ chức chỉ thực
hiện các hoạt động có năng lực vượt trội và
sử dụng hợp tác chiến lược (strategic
alliances) và thuê ngoài (outsourcing) để bù
đắp cho những thiếu hụt.
45
Mô hình tổ chức mạng lƣới tại 1 công ty kinh doanh đồ gỗ qua mạng
46
Trung tâm kinh doanh
Công ty kinh doanh đồ gỗ
qua mạng
Công ty phân phối
Công nghệ thông tin
Công ty quản lý
tài chính kế toán
Các công ty kinh doanh
hàng qua mạng khác
Công ty thiết kế đồ gỗ
Công ty sản xuất đồ gỗ
Hợp đồng thuê ngoài Liên minh chiến lược
47
* Điểm mạnh: Chiến lược thuê ngoài giúp tổ chức rút lui khỏi
những chức năng chuyên môn không có thế mạnh. CNTT giúp cho
sự quản lý hợp đồng và cộng tác được dễ dàng hơn.
* Điểm yếu:
- Công việc và nhiệm vụ của tổ chức càng phức tạp thì việc sắp
xếp, điều khiển mạng hợp đồng và liên kết càng khó khăn hơn.
- Nếu một phần của hệ thống mạng lưới sụp đổ hoặc không
truyền tải được thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
- Ngoài ra, còn có nguy cơ mất kiểm soát trước các hoạt động
thuê ngoài, và chứng kiến sự không đáng tin cậy của các nhà
thầu khoán, những người mà ta chỉ sử dụng trong thời gian
ngắn.
- Sự thuê ngoài có thể gây nguy hiểm cho tổ chức, đặc biệt là đối
với các hoạt động có tính quyết định như tài chính, hậu cần, và
quản lý nguồn nhân lực.
48
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
3.1. Mối quan hệ giữa cấp quản lý và
tầm quản lý
3.2. Các mô hình cơ cấu tổ chức xét
theo số cấp quản lý
49
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
3.1. Mqh giữa cấp quản lý và tầm quản lý
Tầm quản lý/tầm kiểm soát là số thuộc
cấp báo cáo trực tiếp với một nhà quản
lý nhất định (Span of control is the number of
persons directly reporting to a manager)
Nguyên nhân có các cấp quản lý trong tổ
chức là do giới hạn của tầm quản lý (hay tầm
kiểm soát).
50
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
3.1. Mqh giữa cấp quản lý và tầm
quản lý
Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm
quản lý hẹp dẫn đến nhiều cấp.
Tầm quản lý và năng lực của các nhà quản lý
cùng cấp có quan hệ tỷ lệ thuận.
Tính phức tạp của hoạt động quản lý và tầm
quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu công việc
quản lý ổn định, không phức tạp thì tầm quản lý có
thể lớn và ngược lại nếu công việc quản lý thay đổi
thường xuyên, giàu tính sáng tạo thì tầm quản lý
lại nhỏ. 51
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
3.1. Mqh giữa cấp quản lý và tầm
quản lý
Năng lực và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh
lệnh của cấp dưới với tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ
thuận.
Tầm quản lý và sự rõ ràng trong xác định nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với công việc có
quan hệ tỉ lệ thuận.
52
53
LEVEL (MAX)
SC (MIN)
LEVEL (MIN)
SC (MAX)
LEVEL (giảm)
SC (tăng)
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
3.2. Các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo
số cấp quản lý
a. Cơ cấu tổ chức hình tháp
(TALL STRUCTURE)
b. Cơ cấu tổ chức nằm ngang
(FLAT STRUCTURE)
54
55
TẦM QUẢN LÝ HẸP
NHIỀU CẤP QUẢN LÝ
TẦM QUẢN LÝ RỘNG
MỘT VÀI CẤP QUẢN LÝ
Cơ cấu tổ chức hình tháp
loại cơ cấu có tầm quản lý hẹp và nhiều cấp quản lý.
56
Cơ cấu tổ chức hình tháp
57
* Thường sử dụng phương thức quản lý “trên - dưới” hay “ra lệnh -
kiểm tra”, trong đó các nhà quản lý ra các mệnh lệnh hành chính
và kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh.
* Dựa trên cơ sở chuyên môn hoá lao động theo chức năng, với sự
phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập cao, tạo
nên biên giới cứng nhắc giữa các công việc và đơn vị.
* Sự phát triển của nhân viên chỉ nằm trong phạm vi của một chức
năng.
Ưu và nhược điểm: Được sử dụng đầu tiên trong các tổ chức
quân sự, công an và các cơ quan hành chính nhà nước, cơ cấu tổ
chức hình tháp có thể hoạt động có hiệu quả trong môi trường ổn
định và có thể dự báo được. Trong môi trường năng động, cơ cấu
này tỏ ra ít có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức nằm ngang
loại cơ cấu có tầm quản lý rộng và một vài cấp quản lý.
58
Cơ cấu tổ chức nằm ngang
Ưu điểm:
Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và thích ứng
nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.
Làm giảm chi phí cho các nhà quản lý cấp trung và làm tăng tốc
độ của quá trình quyết định. Làm tăng khả năng phối hợp.
Sự ngăn cách giữa con người trong tổ chức giảm do các nhân
viên thường làm việc theo nhóm. Họ có thể di chuyển theo chiều
ngang giữa các chức năng hoạt động.
Biên giới ngăn cách nhân viên với những nhà quản lý cũng được
xoá bỏ.
Nhược điểm: Các nhà quản lý phải có trách nhiệm lớn và có thể bị
quá tải, còn thuộc cấp có thể nhận được quá ít sự chỉ dẫn và kiểm
soát.
59
60
Khi Robert McDonald lên làm CEO của
Procter&Gamble, ông đã tuyên bố sẽ tạo nên một tổ
chức "đơn giản hơn, ít cấp quản lý hơn và hoạt động
nhanh gọn hơn" vì "sự đơn giản hóa giúp giảm chi
phí, cải thiện năng suất và làm hài lòng người lao
động".
Ông đã cắt giảm số cấp quản lý của P&G từ 9 cấp xuống
còn 7 cấp.
4. Quyền hạn và trách nhiệm
trong tổ chức
4.1. Khái niệm
a.Quyền hạn
b.Trách nhiệm
4.2. Các loại quyền hạn trong tổ chức
a.Quyền hạn trực tuyến
b.Quyền hạn tham mưu
c.Quyền hạn chức năng
61
QUYỀN HẠN
* Quyền hạn là quyền tự chủ trong hành động,
trong quá trình quyết định và đòi hỏi sự tuân thủ
quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ)
quản lý nhất định trong tổ chức.
* Quyền hạn của một vị trí quản lý sẽ được giao
phó cho người nào nắm giữ vị trí đó và như vậy,
quyền hạn không liên quan với phẩm chất cá nhân
của nhà quản lý. Khi một người rời khỏi chức vụ,
quyền hạn không đi theo anh ta mà ở lại với vị trí
quản lý và thuộc về người thay thế.
62
TRÁCH NHIỆM
Khi các nhà quản lý được trao quyền hạn, họ sẽ
phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là bổn phận
phải hoàn thành những hoạt động được phân công
và đạt được mục tiêu xác định.
Quyền hạn không gắn liền với trách nhiệm
tương ứng sẽ tạo cơ hội cho sự lạm dụng và
ngược lại cũng không thể để một nhà quản lý
phải chịu trách nhiệm về một việc nào đó nếu
anh ta không có đủ quyền hạn để thực hiện
nó.
63
Quyền hạn trực tuyến
- Là quyền hạn cho phép nhà quản lý ra
quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp
dưới.
- Đó là mối quan hệ quyền hạn giữa cấp trên
và các cấp dưới trực tiếp trải dài từ cấp cao
nhất xuống tới cấp thấp nhất trong tổ chức.
- Là một mắt xích trong chuỗi chỉ huy, mỗi
nhà quản lý với quyền hạn trực tuyến có
quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp
và nhận sự báo cáo từ họ.
64
Quyền hạn tham mưu
- Là quyền cung cấp lời khuyên và dịch vụ cho các
nhà quản lý khác (bản chất của mqh tham mưu
là cố vấn).
- Chức năng của các tham mưu (hay bộ phận
tham mưu) là điều tra, khảo sát, phân tích và
đưa ra ý kiến tư vấn cho những nhà quản lý mà
họ có trách nhiệm phải quan hệ.
- Sản phẩm lao động của người hay bộ phận tham
mưu là lời khuyên chứ không phải là các quyết
định cuối cùng.
- Tham mưu còn thực hiện sự trợ giúp trong triển
khai chính sách, giám sát và đánh giá; trong các
vấn đề pháp lý và tài chính; trong thiết kế và
vận hành hệ thống dữ liệu, v.v.
65
Minh họa quyền hạn trực tuyến và tham mưu
66
Qhạn trực tuyến
Qhạn tham mưu
Quyền hạn chức năng
Là quyền trao cho một cá nhân hay bộ phận được ra
quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định
của các bộ phận khác (trong nhiều trường hợp, do sự hạn
chế về kiến thức chuyên môn, thiếu khả năng giám sát quá
trình hoặc vì 1 lý do gì đó, người phụ trách chung trao cho
một tham mưu hay một nhà quản lý một bộ phận nào khác
quyền kiểm soát các hoạt động).
•Vi phạm chế độ 1 thủ trưởng cần hạn chế phạm vi quyền
hạn chức năng.
•Người lãnh đạo cần đảm bảo rằng phạm vi quyền hạn chức
năng được chỉ rõ cho người được ủy quyền và cả những
người chịu sự tác động của quyền hạn này.
67
5. Tập trung & phi tập trung trong quản lý
5.1. Khái niệm
a.Tập trung - centralization
b.Phi tập trung – decentralization
- Ủy quyền (delegation)
- Trao quyền (empowerment)
5.2. Ưu/Nhược điểm của tập trung/phi tập trung
68
69
Alan Mulally
Cựu CEO Boeing
CEO Ford
“airplane guy”
kẻ ngoại đạo
Rời Boeing, vực dậy Ford khi
nước Mỹ rơi vào khủng hoảng
hãng ôtô lớn duy nhất
của Mỹ không cần đến gói
cứu trợ của Chính phủ !
Mulally đã khắc phục được những vấn
đề trong bộ máy cồng kềnh của Ford
(đây cũng là vấn đề chung của những
tập đoàn lớn)
- Văn hóa làm việc của Ford: các nhà
quản lý cùng thảo luận với nhau về
những ý kiến sẽ trình lên CEO
Mulally đã thay đổi điều đó
- Ông nhắm vào sự minh bạch trong
thông tin và các quyết định, thúc đẩy
sự hợp tác giữa các bộ phận của Ford
TẬP TRUNG PHI TẬP TRUNG
TẬP TRUNG & PHI TẬP TRUNG
a. Tập trung là phương thức tổ chức trong đó phần lớn quyền
ra quyết định được tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ
chức.
b. Phi tập trung là phương thức tổ chức trong đó các nhà quản
lý cấp cao trao cho cấp dưới quyền ra quyết định, hành động và
tự chịu trách nhiệm trong những phạm vi nhất định.
Có 2 dạng phi tập trung trong quản lý tổ chức là: ủy quyền và
trao quyền
* Uỷ quyền là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số
quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc
nhất định.
* Trao quyền là hành vi của cấp trên cho phép cấp dưới thực
hiện công việc nhất định một cách độc lập.
70
Phân biệt ủy quyền/trao quyền
Ủy quyền: người ủy quyền cho phép người được ủy quyền nhân danh mình
thực hiện công việc nhất định, trao cho họ đủ quyền hạn để thực hiện công
việc đó, người được uỷ quyền có trách nhiệm báo cáo lên người uỷ quyền
không chỉ kết quả thực hiện mà cả tiến trình thực hiện công việc và