Đặc trưng của kinh doanh quốc tế:
• Kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn kinh doanh
trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia đó.
• Kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài nên gặp phải nhiều rủi ro hơn là
kinh doanh nội địa.
• Kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới nên các
doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.
• Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách
mở rộng phạm vi thị trường.
Các hình thức của hoạt động kinh doanh quốc tế:
• Thương mại hàng hoá;
• Thương mại dịch vụ;
• Đầu tư nước ngoài;
• Tài chính, tiền tệ quốc tế.
30 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 1: Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế - Nguyễn Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 1
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường
v2.0015103216
BÀI 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ
2
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường
v2.0015103216
MỤC TIÊU BÀI HỌC
3
• Mô tả khái quát hoạt động kinh doanh quốc tế và
vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế.
• Tìm ra sự tác động của toàn cầu hóa đến các
nền kinh tế trên thế giới.
v2.0015103216
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
4
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần
có các kiến thức cơ bản liên quan đến các
môn học sau:
• Kinh tế vi mô;
• Kinh tế vĩ mô;
• Các môn học chuyên ngành quản trị
kinh doanh.
v2.0015103216
HƯỚNG DẪN HỌC
5
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của
từng bài;
• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;
• Tìm hiểu bản chất của kinh doanh quốc tế, tác động
của kinh doanh quốc tế đối với nền kinh tế; sự tác
động của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế.
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu
từng bài.
v2.0015103216
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
1.1 Khái niệm và quá trình hình thành hoạt động kinh
doanh quốc tế
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
quốc tế
1.3 Toàn cầu hoá và sự tác động của toàn cầu hoá
đến hoạt động kinh doanh quốc tế
v2.0015103216 7
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Vai trò
của hoạt động
kinh doanh quốc tế
1.1.3. Quá trình
hình thành
và phát triển
1.1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
v2.0015103216
1.1.1. KHÁI NIỆM
8
Kinh doanh
quốc tế
Là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh
được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa
mãn mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp,
các cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Xuất hiện sớm cùng với quá trình giao lưu,
trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai hay nhiều
quốc gia.
v2.0015103216
Đặc trưng của kinh doanh quốc tế:
• Kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, còn kinh doanh
trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia đó.
• Kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài nên gặp phải nhiều rủi ro hơn là
kinh doanh nội địa.
• Kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới nên các
doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.
• Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách
mở rộng phạm vi thị trường.
Các hình thức của hoạt động kinh doanh quốc tế:
• Thương mại hàng hoá;
• Thương mại dịch vụ;
• Đầu tư nước ngoài;
• Tài chính, tiền tệ quốc tế.
1.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
9
v2.0015103216
1.1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Giúp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình.
Giúp cho các quốc gia tham gia vào quá trình liên kết kinh tế, phân công
lao động xã hội.
Tiếp thu kiến thức, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng tính cạnh tranh
của sản phẩm.
Giúp cho doanh nghiệp khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
Tăng thu ngoại tệ, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước.
Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, chuyển giao công nghệ.
10
v2.0015103216
1.1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh
Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài
Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh
11
v2.0015103216 12
1.2.1. Điều kiện
phát triển kinh tế
1.2.2. Sự phát triển của
khoa học và công nghệ
1.2.4. Sự hình thành
các liên minh kinh tế
1.2.3. Điều kiện
chính trị và xã hội
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
v2.0015103216
• Thu nhập dân cư tăng nên nhu cầu sản xuất
phải tăng cao.
• Thị trường nội địa khó có thể đáp ứng các nhu
cầu ngày càng tăng lên.
• Sự thay đổi mức sống trên thế giới ảnh hưởng
trực tiếp đến toàn bộ hàng hóa lưu chuyển
quốc tế.
1.2.1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
13
v2.0015103216
• Khoa học công nghệ phát triển thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế của các
quốc gia.
• Xuất hiện nhiều sản phẩm mới thay thế.
• Đòi hỏi các quốc gia có nền kinh tế kém
phát triển cần thay đổi kỹ thuật công
nghệ, hiện đại.
1.2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
14
v2.0015103216
• Sự bất lợi về chính trị, xã hội ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Chính trị, xã hội tác động trực tiếp đến phạm vi,
lĩnh vực kinh doanh.
• Chính trị, xã hội tác động đến hoạt động của các
công ty đa quốc gia.
1.2.3. ĐIỀU KIỆN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
15
v2.0015103216
• Hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính
trị, quân sự đã góp phần làm tăng hoạt động
kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các
quốc gia thành viên => tiến hành ký kết với
các quốc gia ngoài khối những hiệp định,
thoả ước tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh quốc tế phát triển.
• Sự tham gia của các tổ chức kinh tế quốc tế
như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) đến các quốc gia.
1.2.4. SỰ HÌNH THÀNH CÁC LIÊN MINH KINH TẾ
16
v2.0015103216
1.3. TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ
17
1.3.1. Toàn cầu hoá
và những nhân tố thúc đẩy
toàn cầu hoá
1.3.2. Vai trò của
công ty đa quốc gia trong
quá trình toàn cầu hoá
v2.0015103216
1.3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
TOÀN CẦU HOÁ
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là biểu hiện, là kết quả của sự phát
triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn đến phá
vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra mối quan hệ
gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự
vận động phát triển.
Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã
hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên
kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh
tế,... trên quy mô toàn cầu.
18
v2.0015103216
Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế
• Toàn cầu hóa kinh tế là những mối quan hệ kinh
tế vượt qua biên giới quốc gia, vươn tới quy mô
toàn thế giới, đạt trình độ và chất lượng mới.
• Toàn cầu hóa kinh tế là sự vận động tự do của
các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các
nguồn lực trên phạm vi toàn cầu.
• Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh
chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên
giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động
phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới
thống nhất.
1.3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
TOÀN CẦU HOÁ (tiếp theo)
19
v2.0015103216
1.3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
TOÀN CẦU HOÁ (tiếp theo)
20
Biểu hiện của toàn cầu hóa:
• Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày
càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế
về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
như vốn, công nghệ, nhân công
• Toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và
phát triển các thị trường thống nhất trên phạm
vi khu vực và toàn cầu.
• Toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số
lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các công
ty đa quốc gia tới nền kinh tế thế giới.
v2.0015103216
`
Những
nhân tố thúc
đẩy quá trình
toàn cầu hóa
2. Sự phát
triển mạnh
mẽ của
kinh tế thị
trường
3. Sự gia
tăng của
các vấn đề
toàn cầu
4. Sự phát
triển mạnh
mẽ của các
công ty
xuyên quốc
gia
1. Sự
phát triển
cao của
lực lượng
sản xuất
Những nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
1.3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
TOÀN CẦU HOÁ (tiếp theo)
21
v2.0015103216
1.3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
TOÀN CẦU HOÁ (tiếp theo)
22
Kết luận về toàn cầu hóa
• Toàn cầu hóa là một quá trình gắn liền với sự phát
triển và tiến bộ xã hội diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu.
• Toàn cầu hóa là quá trình làm biến đổi sâu sắc, toàn
diện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, văn
hóa, khoa học, môi trườngcủa thế giới.
• Thực chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế.
v2.0015103216
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
23
• Công ty đa quốc gia (MNC: Multinational
corporation) là khái niệm để chỉ các công
ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít
nhất hai quốc gia.
• Công ty đa quốc gia có thể có ảnh
hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế
và các nền kinh tế của các quốc gia.
v2.0015103216
Mục đích hình thành công ty đa quốc gia
• Do nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế
thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn
nguyên liệu thô, nguồn nhân công rẻ và khai thác các tiềm năng tại chỗ;
• Do nhu cầu sử dụng sức mạnh cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại,
thực hiện các chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao;
• Do nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro, cũng như tránh những
bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi chỉ sản xuất ở một quốc gia.
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
24
Vai trò trong
thương mại thế giới
Thay đổi cơ cấu
thương mại quốc tế
Thúc đẩy hoạt động
thương mại thế giới
phát triển
v2.0015103216
Vai trò đối với
đầu tư quốc tế
Làm tăng tích luỹ vốn
của nước chủ nhà
Thúc đẩy lưu thông
dòng vốn đầu tư
trên toàn thế giới
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
25
v2.0015103216
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
26
Vai trò đối với
hoạt động phát triển
và chuyển giao
công nghệ
Thúc đẩy hoạt động
chuyển giao
công nghệ
Là chủ thể chính
trong phát triển
công nghệ thế giới
v2.0015103216
Vai trò đối với phát triển
nhân lực của nước nhận
đầu tư
Tác động đối với
phát triển nguồn lực
Đề ra những chính sách
phát triển nguồn lực
song song cùng với
những chiến lược
phát triển của mình
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
27
v2.0015103216
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
28
Đặc điểm hoạt động của công ty đa quốc gia
• Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty
con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở
hữu tập trung của công ty mẹ;
• Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản
trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu.
v2.0015103216
1.3.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
(tiếp theo)
29
• Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:
Nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị
trường nhằm tránh những hạn chế thương mại,
quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua;
Quản trị giá trị tài sản hiện tại, được gọi trong
phương thức điều chỉnh giá trị hiện tại;
Quản trị rủi ro về tỷ giá.
• Ví dụ một số công ty đa quốc gia tại Việt Nam
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam – PVN;
Tập đoàn viễn thông quân đội – Viettel;
Tập đoàn FPT;
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai;
Tổng công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk.
v2.0015103216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
30
Trong bài học này, chúng ta đã đề cập đến:
• Khái niệm và quá trình hình thành và đặc trưng hoạt động kinh doanh
quốc tế;
• Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế;
• Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế;
• Toàn cầu hóa: khái niệm, biểu hiện của toàn cầu hóa và nhân tố thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa;
• Vai trò và đặc điểm của công ty đa quốc gia.