4.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
• Vai trò của nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm như thế nào?
• Các hoạt động sản xuất nên đặt ở đâu trên thế giới?
• Vai trò chiến lược dài hạn của các xí nghiệp nước ngoài là gì?
• Công ty nên tự sản xuất hay mua từ nhà cung ứng độc lập?
• Chuỗi cung ứng toàn cầu nên được quản trị như thế nào
33 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 4: Quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103208 1
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hường
v2.0015103208
BÀI 4
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
TS. Nguyễn Thị Thu Hường
2
v2.0015103208
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Xem xét vai trò của nghiên cứu, phát triển và cải tiến
trong chiến lược sản xuất.
• Liên hệ một vài bước chủ yếu trong việc tạo ra sản
phẩm và dịch vụ bao gồm nguồn cung ứng toàn
cầu, kỹ thuật giảm chi phí, duy trì chất lượng, kiểm
soát hàng tồn kho.
3
v2.0015103208
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để hiểu rõ bài này, yêu cầu sinh viên cần có các
kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:
• Kinh tế vi mô;
• Kinh tế vĩ mô;
• Quản trị sản xuất và tác nghiệp;
• Quản trị học;
• Toán học.
4
v2.0015103208
HƯỚNG DẪN HỌC
5
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của
từng bài;
• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;
• Tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, vấn đề về dự trữ hàng hóa, tồn kho, bài toán
sản xuất
• Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu
từng bài.
v2.0015103208
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
Các vấn đề về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ
quốc tế4.1
Tổ chức sản xuất quốc tế4.2
Tổ chức chuỗi cung ứng quốc tế4.3
v2.0015103208
4.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
• Vai trò của nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm như thế nào?
• Các hoạt động sản xuất nên đặt ở đâu trên thế giới?
• Vai trò chiến lược dài hạn của các xí nghiệp nước ngoài là gì?
• Công ty nên tự sản xuất hay mua từ nhà cung ứng độc lập?
• Chuỗi cung ứng toàn cầu nên được quản trị như thế nào?
7
v2.0015103208
4.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ QUỐC TẾ
(tiếp theo)
8
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Mục tiêu
4.1.3. Những áp lực
khi thực hiện sản
xuất và cung ứng
dịch vụ quốc tế
v2.0015103208
4.1.1. KHÁI NIỆM
• Sản xuất là “các hoạt động liên quan đến việc
tạo ra sản phẩm”.
• Quản trị cung ứng là hoạt động quản lý việc
lưu chuyển các nguyên vật liệu trong chuỗi giá
trị từ mua đến sản xuất và vào phân phối.
• Quản trị sản xuất và quản trị cung ứng liên kết
chặt chẽ với nhau.
9
v2.0015103208
4.1.2. MỤC TIÊU
• Giảm các chi phí:
Đặt sản xuất ở các địa điểm có các yếu
tố chi phí thấp nhất.
Giảm lượng hàng tồn kho trong hệ thống
sản xuất.
• Tăng quản trị chất lượng sản xuất:
Quản trị chất lượng toàn diện (TQM).
ISO 9000.
Các mục tiêu này có mối quan hệ với nhau.
10
v2.0015103208
4.1.2. MỤC TIÊU (tiếp theo)
11
Tăng năng
suất
Giảm chi phí
làm lại
và loại bỏ
Giảm chi phí
bảo hành
Giảm chi phí
sản xuất
Giảm chi phí
dịch vụ
Tăng lợi
nhuận
Cải tiến hoạt
động
Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí
v2.0015103208
4.1.3. NHỮNG ÁP LỰC KHI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG
DỊCH VỤ QUỐC TẾ
Áp lực tối thiểu hóa chi phí thực hiện
Vấn đề tài chính
12
v2.0015103208
4.1.3. NHỮNG ÁP LỰC KHI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG
DỊCH VỤ QUỐC TẾ (tiếp theo)
Áp lực tối thiểu hóa chi phí thực hiện
Nhiều nguồn lực cơ bản của công ty đa quốc gia bị chính quyền sở tại chỉ trích như:
• Hội nhập ngược chiều (backward integration) → ít sử dụng nguồn lực địa phương.
• Hội nhập về phía trước (forward integration) → Công ty đa quốc gia đồng nhất thị
hiếu người tiêu dùng địa phương làm tổn hại đặc trưng quốc gia.
• Hội nhập ngang (horizontal integration)→ làm sói mòn sự tồn tại của các công ty
địa phương.
13
• Vấn đề lao động và lương: Công ty đa quốc gia phải
Sử dụng nguồn lao động địa phương;
Huấn luyện nhà quản trị địa phương;
Giúp cải thiện môi trường sản xuất nước sở tại → chi phí sản xuất cao hơn.
• Vấn đề tài chính:
Sự lựa chọn giữa vay địa phương và quốc tế;
Rủi ro về trao đổi ngoại tệ, luật thuế quốc tế, sự kiểm soát của Chính phủ.
v2.0015103208
4.2. TỔ CHỨC SẢN XUẤT QUỐC TẾ
14
4.2.1. Nghiên cứu
phát triển
và đổi mới
4.2.2. Định vị
sản xuất
4.2.3. Chọn hình
thức tự sản xuất
hay đặt hàng
v2.0015103208
4.2.1. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI
Chiến lược sản xuất hiệu quả phải bắt đầu từ sự phát triển sản phẩm mới, không phải
từ sản xuất.
• Phát triển sản phẩm mới;
• Tốc độ thâm nhập thị trường.
15
a. Phát triển sản phẩm mới.
• Nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có;
• Tự phát triển sản phẩm riêng hay dựa vào người khác;
• Liên minh để sản xuất và tìm thị trường sản phẩm mới.
v2.0015103208
4.2.1. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI (tiếp theo)
Các bước cần xem xét để đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường:
• Cải tiến mối quan hệ giữa thiết kế – sản xuất – marketing;
• Sử dụng hệ thống các nhân tố đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường (giảm các cản
trở và khuyết điểm, bảo đảm chất lượng và hình thức sản phẩm);
• Đặt trọng tâm vào thiết kế sản phẩm và lập kế hoạch điều hành sản xuất.
16
b. Tốc độ thâm nhập thị trường
Thời gian
6 tháng 5 tháng 4 tháng 3 tháng 2 tháng 1 tháng
Nếu công ty thâm nhập thị trường trễ, tổng lợi nhuận tiềm năng giảm
–30% –24% –17% –11% –6% –3%
Nếu thời gian thâm nhập thị trường sớm, lợi nhuận tăng
12,7% 9,4% 7,2% 5,9% 4,6% 2,8%
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT
Các công ty đa quốc gia nên xem xét 3 yếu tố:
• Các yếu tố quốc gia;
• Các yếu tố công nghệ;
• Các yếu tố sản xuất.
17
a. Các yếu tố quốc gia
• Kinh tế – chính trị – văn hóa;
• Các yếu tố bên ngoài:
Lao động có kỹ năng;
Sự tập trung của ngành;
Các ngành công nghiệp hỗ trợ.
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT (tiếp theo)
18
b. Các yếu tố công nghệ
Yếu tố
công nghệ
Sự linh hoạt
và sản xuất hàng loạt
theo yêu cầu
của khách hàng
Các chi phí cố định
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT (tiếp theo)
19
b. Các yếu tố công nghệ
Các chi phí cố định:
• Chi phí cố định thành lập xí nghiệp cao → sản xuất tại một hay một số ít địa điểm tối ưu.
• Chi phí cố định tương đối thấp → sản xuất tại nhiều địa điểm nhằm:
Đáp ứng tốt hơn nhu cầu địa phương;
Phòng ngừa rủi ro.
Sản xuất linh hoạt và hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng.
• Công nghệ sản xuất linh hoạt gồm các công nghệ sản xuất được thiết kế để:
Giảm thời gian khởi động các công cụ phức tạp;
Tăng kết hợp các máy riêng lẻ thông qua các kế hoạch thực hiện tốt hơn;
Tăng quản trị chất lượng tại tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất.
• Mục đích: Sản xuất các sản phẩm đa dạng hơn thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
khách hàng mà trước đó chỉ có thể thực hiện thông qua sản xuất hàng loạt các sản
phẩm đã được tiêu chuẩn hóa.
• Lợi ích:
Tăng năng suất;
Giảm chi phí;
Đáp ứng yêu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau → có thể sản xuất tại
một địa điểm tối ưu nhất.
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT (tiếp theo)
c. Các yếu tố sản phẩm
2 đặc điểm của sản phẩm tác động đến quyết định nơi sản xuất:
• Tỷ lệ giữa giá trị và trọng lượng sản phẩm;
• Yêu cầu về sản phẩm như nhau trên thế giới.
20
Các yếu tố quốc gia Sản xuất tập trung Phân tánsản xuất
Các khác biệt về kinh tế, chính trị Quan trọng Không nhiều
Các khác biệt văn hóa Quan trọng Không nhiều
Các khác biệt về các chi phí yếu tố Quan trọng Không nhiều
Các rào cản thương mại Quan trọng Không nhiều
Các yếu tố bên ngoài tại địa điểm Quan trọngcho ngành
Không quan
trọng cho ngành
Tỷ giá hối đoái Ổn định Không ổn định
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT (tiếp theo)
Tập trung sản xuất khi:
• Các khác biệt giữa các nước về các chi phí yếu tố, kinh tế, chính trị, văn hóa có tác
động quan trọng đến chi phí sản xuất.
• Các rào cản thương mại thấp.
• Các yếu tố bên ngoài (lao động có kỹ năng, các ngành công nghiệp hỗ trợ) xuất phát
từ việc tập trung các xí nghiệp trong ngành tại cùng địa điểm.
• Các tỷ giá hối đoái được hy vọng ổn định tương đối.
• Công nghệ sản xuất có chi phí cố định cao và quy mô kinh tế cao hoặc công nghệ
sản xuất linh hoạt hiện hữu.
• Tỷ lệ giá trị/ trọng lượng sản phẩm cao.
• Sản phẩm phục vụ yêu cầu toàn cầu.
21
v2.0015103208
4.2.2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT (tiếp theo)
22
Phân quyền sản xuất khi:
• Sự khác biệt của các yếu tố quốc gia không tác động lớn đến chi phí sản xuất ở
các nước khác nhau.
• Các rào cản thương mại cao.
• Các nhân tố bên ngoài không quan trọng cho ngành.
• Các tỷ giá hối đoái quan trọng có thể thay đổi.
• Công nghệ sản xuất có chi phí cố định thấp và công nghệ sản xuất linh hoạt
không có.
• Tỷ lệ giá trị/trọng lượng sản phẩm thấp.
• Sản phẩm không phục vụ yêu cầu toàn cầu.
v2.0015103208
4.2.3. CHỌN HÌNH THỨC TỰ SẢN XUẤT HÀNG
Các công ty quốc tế thường đối mặt với các
quyết định liệu họ có nên tự sản xuất hay mua
các bộ phận linh kiện cần thiết để tạo nên sản
phẩm cuối cùng.
23
v2.0015103208
4.2.3. CHỌN HÌNH THỨC TỰ SẢN XUẤT HÀNG
24
Ưu điểm:
• Chi phí thấp;
• Thuận lợi cho việc đầu tư bằng các tài sản chuyên dụng;
• Bảo vệ bí quyết công nghệ sản xuất;
• Hoàn thiện lịch làm việc chi tiết và liên tục.
Nhược điểm
• Có thể tăng cấu trúc chi phí do phát triển quy mô tổ chức.
• Càng nhiều đơn vị trong một tổ chức, càng nhiều vấn đề trong việc kết hợp và quản
lý các đơn vị này.
• Nhà cung cấp nội bộ ỷ lại vì luôn có khách hàng bắt buộc, không quan tâm đầu tư
giảm chi phí.
• Các nhà cung cấp nội bộ ít có động lực giảm chi phí.
• Công ty hội nhập dọc phải xác định chính xác chi phí giá cho các hàng hóa lưu
chuyển giữa các đơn vị trong công ty, ngăn ngừa sự chuyển giá của nhà cung cấp
nội bộ.
v2.0015103208
4.2.3. CHỌN HÌNH THỨC TỰ SẢN XUẤT HÀNG (tiếp theo)
a. Đầu tư tự sản xuất bằng cách:
• Giảm chi phí:
Gia tăng hiệu quả quá trình sản xuất – sử dụng kỹ thuật cải tiến.
Tìm nguồn lao động giá rẻ.
Xác định giá cả mục tiêu sản phẩm trước khi thiết kế, tính toán kỹ thuật, xác định
giá cung cấp.
Tính toán giá cả sản phẩm trong tổng thể nhiều sản phẩm khác nhau có
liên quan.
• Nâng cao chất lượng:
Cải tiến liên tục.
Đầu tư cho R&D.
Quá trình sản xuất, kỹ thuật và thiết kế các chi tiết phải đảm bảo tính đồng bộ của
các bộ phận và độ bền của sản phẩm.
Xây dựng hệ thống sản xuất:
• Chọn địa điểm – cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, nguồn nguyên liệu thô, nước, năng
lượng, hệ thống thông tin liên lạc và vận chuyển.
• Tổ chức lao động – tác động hiệu quả quá trình sản xuất.
• Quản lý nguyên nhiên liệu, lập kế hoạch điều phối nguyên nhiên liệu (Ở đâu? Khi
nào? Bao nhiêu?).
• Quản lý hàng dự trữ, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục và chi phí hàng tồn kho
nhỏ nhất. 25
v2.0015103208
4.2.3. CHỌN HÌNH THỨC TỰ SẢN XUẤT HÀNG (tiếp theo)
26
b. Mua.
• Ưu điểm:
Linh hoạt chiến lược: chuyển nhà cung cấp khi hoàn cảnh thay đổi.
Giảm chi phí do tránh được các bất lợi do tăng quy mô công ty.
Giúp công ty có thêm hợp đồng từ nước của các nhà cung cấp độc lập.
• Nhược điểm:
Nhà cung cấp có thể không sẵn lòng đầu tư vào các máy móc chuyên dụng.
Khó bảo vệ bí quyết công nghệ sản xuất độc quyền.
c. Liên minh chiến lược với các nhà cung cấp
• Xây dựng lòng tin trong liên minh.
• Cam kết mối quan hệ dài hạn dựa trên các điều khoản hợp lý, khuyến khích nhà
cung cấp đầu tư máy móc chuyên dụng.
• Mua cổ phần giữa các công ty trong liên minh.
v2.0015103208
4.3. TỔ CHỨC CHUỐI CUNG ỨNG QUỐC TẾ
• Chuỗi cung ứng quốc tế bao gồm những hoạt động cần thiết để đưa nguyên vật liệu
đến vị trí sản xuất, đưa ra hệ thống phân phối cho người sử dụng toàn cầu.
• Mục tiêu:
Đạt chi phí thấp nhất bằng cách tốt nhất.
Giúp công ty tạo lợi thế cạnh tranh bằng dịch vụ vượt trội cho khách hàng.
27
Vận chuyển:
• Gửi hàng bằng đường biển: 3 loại thông dụng
Tàu container: tiêu chuẩn hóa, xếp dỡ đơn giản.
Tàu chuyên dụng: hàng cồng kềnh, đặc biệt.
Tàu RORO (Roll–on–Rooff): chở các loại xe tải.
Khó khăn: thiếu cảng, thiếu dịch vụ cung ứng ở cảng.
• Gửi hàng bằng đường hàng không: áp dụng đối với:
Dùng cho hàng giá trị cao.
Thời gian vận chuyển ngắn.
Khó khăn: chi phí cao.
v2.0015103208
4.3. TỔ CHỨC CHUỐI CUNG ỨNG QUỐC TẾ
28
Các yếu tố chọn lựa:
• Thời gian: xem xét.
Khả năng hư hại sản phẩm.
Việc bổ sung hàng hóa dự trữ có tính cấp thiết không?
• Độ tin cậy: ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên.
• Chi phí:
Đường hàng không: chi phí cao => thời gian giao hàng yêu cầu nhanh.
Đường biển: chi phí thấp hơn => thời gian giao hàng dài, không gấp.
• Các nhân tố phi kinh tế: quy định của Chính phủ.
• Đóng gói hàng hóa: tác động trực tiếp đến chi phí
Giảm chi phí xếp dỡ hàng.
Giảm chi phí mất cắp, mất trộm.
• Dự trữ hàng hóa: cần thiết trước khi chuyên chở.
Kho hàng công cộng.
Kho hàng tự xây.
v2.0015103208
4.3. TỔ CHỨC CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ (tiếp theo)
29
4.3.1. Vai trò của
hệ thống Just-in-time
(JIT)
4.3.2. Vai trò
của tổ chức
4.3.3. Vai trò
công nghệ thông tin
và internet
v2.0015103208
4.3.1. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG JUST–IN–TIME (JIT)
• Triết lý cơ bản: tiết kiệm chi phí lưu kho bằng cách nguyên vật liệu đến nhà máy
sản xuất được đưa ngay vào quy trình sản xuất.
• JIT phụ thuộc vào:
Chất lượng và sự tin cậy của các nguồn cung cấp;
Sự ủng hộ và đồng tâm của công nhân và nhà cung cấp.
Đánh giá JIT
• Ưu điểm:
Tiết kiệm chi phí lưu kho;
Cải tiến chất lượng sản phẩm.
• Nhược điểm:
Không đáp ứng được khi cầu tăng lên nhanh và khi có rối loạn về nguồn cung.
30
v2.0015103208
4.3.2. VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC
• Tổ chức là sự liên kết các con người với các phương tiện cùng hoạt động theo một
định hướng với mục tiêu xác định, dựa trên các nguyên tắc và quy tắc nhất định.
• Mỗi liên kết đại diện cho dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu, vốn, thông tin, quyết
định và con người.
31
Thị trường A Thị trường B Thị trường C
Nhà máy 1 Nhà máy 3Nhà máy 2
Châu Á Châu Âu Châu Mỹ
Nguồn A Nguồn B Nguồn C
Sơ đồ: Các liên kết tiềm năng trong quản trị cung ứng
v2.0015103208
4.3.3. VAI TRÒ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ INTERNET
• Đặt hàng và nhận đơn đặt hàng.
• Sử dụng trao đổi thông tin điện tử để kết hợp các dòng lưu chuyển của nguyên vật
liệu và trong sản xuất cuối cùng là đến người tiêu dùng.
• Công ty mẹ có thể dùng để kết hợp và quản lý việc quản trị cung ứng và sản xuất
của các xí nghiệp.
32
v2.0015103208
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
33
Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung:
• Các vấn đề về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ quốc tế;
• Tổ chức sản xuất quốc tế;
• Tổ chức chuỗi cung ứng quốc tế.