1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
• Khái niệm:
Môi trường là tập hợp những yếu tố, điều kiện bên
trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến hoạt động.
Môi trường kinh doanh là tập hợp những yếu tố,
điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
29 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 3: Môi trường kinh doanh thương mại - Nguyễn Thị Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014111214
BÀI 3
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014111214
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Công ty Viettel
Cuối những năm 1990, dịch vụ điện thoại di động có bước phát triển rất mạnh mẽ. Tuy
nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngành kinh doanh này bị áp lực rất mạnh do việc thực hiện
lộ trình giảm giá cước viễn thông (thậm chí mức giảm giá cước đã đạt tới 61%). Lợi nhuận
của các nhà cung cấp bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy môi trường kinh doanh bất lợi như vậy,
nhưng vẫn có công ty không chỉ giữ vững được mức lợi nhuận mà còn tăng trưởng. Đó là
Công ty Viễn thông quân đội (Viettel). Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh ngày càng ác liệt và thích nghi lộ trình giảm giá cước viễn thông, Công ty đã quyết
định tung ra thị trường nhiều dịch vụ và kết quả là thị phần của Công ty đã tăng khá mạnh.
2
v1.0014111214
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
3
Có 2 yếu tố làm cho Viettel thành công là: mức cước thấp và sự tín nhiệm của khách hàng.
Công ty có được mức cước thấp do nhiều nguyên nhân mà trước hết và chủ yếu là do áp
dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện thoại di động và nâng cao hiệu suất làm việc của
nhân viên. Tài sản quí giá nhất của Công ty là đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong
việc phục vụ khách hàng và năng suất lao động cao. Công ty cũng rất quan tâm đến hoạt
động quảng cáo và xây dựng hình ảnh riêng có. Khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của Bạn” trở
thành khá thân quen với nhiều khách hàng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và yêu
cầu công việc không đòi hỏi thường xuyên đi xa. Sự trung thành của khách hàng đối với
Công ty được hình thành từ nhiều nguyên nhân. Cơ cấu chi phí thấp đã cho phép Công ty
cung cấp dịch vụ với giả rẻ hơn so với các Công ty cạnh tranh. Điều này gây dựng nên lòng
trung thành của khách hàng, đồng thời sự trung thành này còn được củng cố bằng uy tín của
Công ty. Công ty luôn cố gắng cung cấp dịch vụ như đã hứa với khách hàng, với một thái độ
phục vụ của nhân viên được đánh giá cao. Những hành động đó đã giúp cho Công ty tạo nên
hình ảnh một Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quan trọng trên toàn quốc và qua đó, tăng
thị phần trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ.
v1.0014111214
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
4
1. Các yếu tố của môi trường kinh doanh có tác động như thế nào đến hoạt
động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động nói chung và
Viettel nói riêng? Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường
tác nghiệp (môi trường ngành) để thấy các tác động tích cực và tiêu cực?
2. Thực hiện phân tích SWOT để thấy các cơ hội kinh doanh do tác động của
môi trường kinh doanh đến Công ty Viettel.
v1.0014111214
MỤC TIÊU
• Hiểu được sự tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh
thương mại.
• Hệ thống các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô tác động đến
hoạt động kinh doanh.
• Mối quan hệ giữa yếu tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan trọng việc lựa chọn
cơ hội trong kinh doanh.
• Các biện pháp khai thác môi trường kinh doanh trong hoạt động kinh doanh
thương mại.
5
v1.0014111214
NỘI DUNG
6
Môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp
Các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh thương mại
Biện pháp khai thác môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
v1.0014111214
1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.2. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh và phân loại môi trường kinh doanh
7
v1.0014111214
1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
• Khái niệm:
Môi trường là tập hợp những yếu tố, điều kiện bên
trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến hoạt động.
Môi trường kinh doanh là tập hợp những yếu tố,
điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
8
v1.0014111214
1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
9
• Phân loại:
Xét theo giác độ ngành kinh tế và nền kinh tế:
Môi trường vĩ mô;
Môi trường tác nghiệp;
Môi trường bên trong.
Xét theo nhóm yếu tố của môi trường kinh doanh:
Nhóm các loại thị trường;
Nhóm môi trường, chính trị, kinh tế và xã hội;
Nhóm môi trường sinh thái;
Nhóm môi trường hành chính, kinh tế.
Xét theo mối quan hệ chủ thể và khách thể:
Môi trường bên trong;
Môi trường bên ngoài.
v1.0014111214
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
• Môi trường kinh doanh là cơ sở để tổ chức bộ máy kinh doanh;
• Ảnh hưởng đến thủ pháp kinh doanh, phương thức kinh doanh và lợi nhuận;
• Là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh;
• Là yếu tố quyết định đến thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
10
v1.0014111214
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
• Môi trường kinh doanh là cơ sở để tổ chức bộ máy kinh doanh;
• Ảnh hưởng đến thủ pháp kinh doanh, phương thức kinh doanh và lợi nhuận;
• Là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh;
• Là yếu tố quyết định đến thành bại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
11
v1.0014111214
2. CÁC YẾU TỐ HỢP THÀNH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.2. Môi trường tác nghiệp
2.1. Môi trường vĩ mô
2.3. Môi trường nội bộ
12
v1.0014111214
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Chính trị,
luật pháp
Kinh tế
Khoa học
công nghệ
Văn hóa
xã hội
Hạ tầng và
điều kiện
tự nhiên
13
v1.0014111214
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (tiếp theo)
14
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI
v1.0014111214
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (tiếp theo)
15
v1.0014111214
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (tiếp theo)
16
MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT
v1.0014111214
2.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
Môi trường
tác nghiệp
Khách
hàng
Đối thủ
cạnh
tranh
hiện hữu
Nhà
cung cấp
Hàng hóa
thay thế
Đối thủ
cạnh tranh
tiềm ẩn
17
v1.0014111214
MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH
• Loại cạnh tranh:
Độc quyền;
Cạnh tranh.
• Mức độ khốc liệt:
Cạnh tranh hoàn hảo;
Cạnh tranh hỗn tạp;
Cạnh tranh độc quyền.
• Cạnh tranh tiềm ẩn:
Hàng hóa thay thế;
Mức độ cạnh tranh tương lai.
18
v1.0014111214
CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Sức cạnh
tranh của
doanh
nghiệp
Năng lực
điều hành
của BLĐ
Chất lượng
nhân lực
Cơ cấu tổ
chức
Qui mô vốn và tình
hình tài chính
Marketng Công nghệ cung
ứng dịch vụ
Hệ thống
thông tin
Uy tín
Quản trị
chiến lược
19
v1.0014111214
HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Sức cạnh tranh
Hiệu quả kinh doanh
Chất lượng cao:
- Nhân viên;
- Thủ tục giao dịch;
- Độ an toàn chính xác.
Thỏa mãn khách hàng:
- Số lượng khách hàng;
- Thị phần..
Liên tục đổi mới:
- Đổi mới dịch vụ;
- Địa điểm cung ứng;
-
20
v1.0014111214
2.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
Môi trường
nội bộ
Sản phẩm. lĩnh
vực kinh doanh
của doanh
nghiệp
Công tác quản trị
nhân sự của
doanh nghiệp
Quản trị
tài chính
kế toán
Nề nếp
văn hóa
Nghiên cứu
và phát
triển
Hệ thống thông
tin trong doanh
nghiệp
21
v1.0014111214
TIỀM NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP
22
v1.0014111214
3. BIỆN PHÁP KHAI THÁC MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
• Biện pháp 1: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin trong doanh nghiệp:
Hệ thống thông tin bên trong doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin bên ngoài doanh nghiệp.
• Biện pháp 2: Lựa chọn phương thức thâm nhập và mở rộng thị trường.
• Biện pháp 3: Phân tích đầy đủ và toàn diện các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh.
• Biện pháp 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh.
• Biện pháp 5: Hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh cho phù hợp với điều kiện thị trường.
• Biện pháp 6: Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh.
23
v1.0014111214
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Môi trường vĩ mô: lộ trình giảm giá cước theo quy định của nhà nước; nhu cầu khách hàng
về sản phẩm/dịch vụ cao và ổn định. Môi trường ngành: khách hàng trung thành, tín nhiệm.
2. Phân tích SWOT:
• S: công nghệ tiên tiến; đội ngũ lao động có năng lực và năng suất cao;
• W: tính cứng nhắc của một doanh nghiệp quân đội; mức độ linh hoạt không cao;
• O: nhu cầu khách hàng cao và ổn định; cơ hội mở rộng ra thị trường ngoài nước;
• T: các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; sự bão hòa của thị trường nội địa;
24
v1.0014111214
CÂU HỎI MỞ
Để thành công trong kinh doanh, tại sao các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố của
môi trường kinh doanh?
Trả lời: Hoạt động kinh doanh thương mại chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng
khác nhau, trong đó có yếu tố quan trọng là môi trường kinh doanh. Để ra các quyết định chiến
lược và các quyết sách đúng trong quá trình kinh doanh, cần có sự nghiên cứu một cách toàn
diện và hệ thống các yếu tố của quá trình kinh doanh. Mục đích nhằm để tìm kiếm, phân tích và
lựa chọn các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh.
25
v1.0014111214
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Môi trường kinh doanh là:
A. các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
B. các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
C. các yếu tố vĩ mô và vi mô.
D. các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh.
• Giải thích: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những yếu tố; điều kiện bên
trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
26
v1.0014111214
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Yếu tố nào sau đây ít liên quan nhất đến môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp?
A. Sự thay đổi trong tỷ lệ sinh.
B. Kế hoạch phấn đấu của nhân viên mới.
C. Sự giao thoa văn hóa.
D. Cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Kế hoạch phấn đấu của nhân viên mới.
• Giải thích: Kế hoạch phấn đấu của nhân viên mới liên quan đến nguồn nhân lực, là yếu tố bên
trong doanh nghiệp.
27
v1.0014111214
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và cơ hội kinh doanh?
Trả lời: Môi trường kinh doanh tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo
những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh vừa hạn chế khả năng thực hiện mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện nhu cầu khách hàng, theo
đó xuất hiện khả năng bán được hàng để thỏa mãn nhu cầu của cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Cơ hội xuất hiện từ môi trường kinh doanh bên ngoài, nhưng những yếu tố của môi trường tác
nghiệp và bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn và khai thác cơ hội.
28
v1.0014111214
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Môi trường kinh doanh thương mại là tập hợp những yếu tố; điều kiện bên trong và bên
ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh bao gồm các môi trường thành phần: Môi trường vĩ mô; Môi
trường tác nghiệp của doanh nghiệp và Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
• Để thành công trong kinh doanh thương mại, cần: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
thông tin về môi trường kinh doanh; Lựa chọn phương thức thâm nhập và mở rộng thị
trường; Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh để lựa chọn
cơ hội kinh doanh; Xây dựng chiến lược kinh doanh; Hoàn thiện các hoạt động nghiệp
vụ kinh doanh của doanh nghiệp; Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh.
29