1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
8
• Phân tích khái niệm:
Nội dung của chiến lược bao gồm:
Mục tiêu và phương hướng đi tới bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển vững chắc liên
tục trong thời gian dài (3-10n).
Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản để đảm bảo điều kiện thực hiện mục tiêu
kinh doanh.
Trình tự hành động và các điều kiện thực hiện mục tiêu.
Chú ý:
Chiến lược kinh doanh là chương trình hành động tổng quát hướng tới mục tiêu
tổng thể.
Chính sách kinh doanh cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương hướng hành động.
Chính sách kinh doanh là những chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
nó được ví như phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra.
42 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 4: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thương mại - Nguyễn Thị Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014111218
BÀI 4
CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014111218
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tập đoàn bán lẻ Sears
Trong thập niên 1930, Sears và Montgomery Wards ngang nhau về doanh số, lợi nhuận,
khả năng và cơ hội. Hai thập niên sau, Sears đã lớn gần gấp 3 Wards. Lý do: Chủ tịch
Wards cho rằng sau chiến tranh tất nhiên có suy thoái kinh tế, do đó từ 1941 đến 1957
Wards đã không mở thêm một cửa hàng nào cả. Trong khi đó, năm 1946, Sears nhận định
rằng xe hơi sẽ giữ vai trò ngày một quan trọng hơn trong việc mua sắm nên đã tích cực xây
dựng các trung tâm mua sắm ở ngoại ô.
Sang thế kỷ 21, cả Sears và Wards đều bị sự cạnh tranh gay gắt của hai hệ thống bán giảm
giá là K-Mart và Wal-Mart, từ những cửa hàng bách hoá tổng hợp đến những cửa hàng cao
cấp. Wards phá sản nhưng Sears đã thành công trong một chiến lược xoay chuyển tình thế.
Năm 2002, Sears quyết định chấm dứt việc bán hàng theo catalog và đóng cửa trên 100
cửa hàng thua lỗ của mình, dốc 4 tỷ USD trong vòng 5 năm để cải cách lại các gian hàng và
nâng cấp việc trình bày hàng hoá. Nhắm vào đối tượng khách hàng nữ giới, Sears tăng
cường bán các sản phẩm gia dụng, và thực hiện chiến dịch quảng cáo xoay quanh khẩu
hiệu “The softer side of Sears”. Sears không quảng cáo sản phẩm hay giá cả mà quảng cáo
nhãn hiệu. Đồng thời, Sears chú trọng cải tiến khâu dịch vụ cho cá nhân khách hàng và cắt
giảm chi phí cơ sở vật chất.
2
v1.0014111218
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
3
1. Tại sao một số công ty thành công trong khi các công ty khác lại thất bại?
2. Số phận của Sears, Wards và Unilever phụ thuộc rất lớn vào khả năng đưa
ra các lựa chọn/quyết định chiến lược. Vậy chiến lược kinh doanh là gì?
3. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh có khác nhau không? Sự
khác biệt cơ bản là gì?
v1.0014111218
MỤC TIÊU
• Hiểu được khái niệm về chiến lược kinh doanh. Phân biệt được sự giống và
khác nhau giữa chiến lược kinh doanh, kế hoạch, chính sách kinh doanh.
• Hiểu được đặc điểm các loại chiến lược kinh doanh thương mại.
• Nắm được quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.
• Hiểu được nội dung và phương pháp lập kế hoạch lưu chuyển trong hệ thống
các kế hoạch kinh doanh thương mại.
• Hiểu được trình tự lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa.
4
v1.0014111218
NỘI DUNG
5
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thương mại
Kế hoạch kinh doanh kỹ thuật tài chính của các doanh nghiệp thương mại
v1.0014111218
1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
6
1.2. Quy trình xây dựng, thực hiện và kiểm soát chiến lược kinh doanh
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của chiến lược kinh doanh
v1.0014111218
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Trong kinh tế: Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động
có mục tiêu của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ dài
và hệ thống chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục
tiêu đề ra.
7
v1.0014111218
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
8
• Phân tích khái niệm:
Nội dung của chiến lược bao gồm:
Mục tiêu và phương hướng đi tới bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển vững chắc liên
tục trong thời gian dài (3-10n).
Các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản để đảm bảo điều kiện thực hiện mục tiêu
kinh doanh.
Trình tự hành động và các điều kiện thực hiện mục tiêu.
Chú ý:
Chiến lược kinh doanh là chương trình hành động tổng quát hướng tới mục tiêu
tổng thể.
Chính sách kinh doanh cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương hướng hành động.
Chính sách kinh doanh là những chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
nó được ví như phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra.
v1.0014111218
PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
• Theo tiêu thức phân cấp quản lý:
Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng.
Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp có thể có các loại như:
Chiến lược tăng trưởng tập trung;
Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập;
Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh;
Chiến lược suy giảm (trong một số trường hợp).
9
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo)
v1.0014111218 10
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo)
ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu, nhược điểm của chiến lược tăng trưởng tập trung:
Doanh nghiệp có thể dồn mọi nguồn lực vào các hoạt động sở trường.
Bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Ưu, nhược điểm của chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập:
Giảm chi phí kinh doanh;
Củng cố vị thế của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh;
Chi phí tiềm ẩn sẽ tăng, đặc biệt trong điều kiện công nghệ thị trường thay đổi
nhanh chóng.
Ưu, nhược điểm của chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa:
Giảm bớt rủi ro;
Qui mô tăng, đa dạng;
Nhiều áp lực.
v1.0014111218
PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
• Theo phạm vi chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh tổng quát.
Chiến lược các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược mặt hàng kinh doanh dịch vụ;
Chiến lược thị trường và khách hàng;
Chiến lược vốn kinh doanh;
Chiến lược cạnh tranh;
Chiến lược marketing;
Chiến lược phòng ngừa rủi ro;
Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế;
Chiến lược nhân sự.
11
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo)
v1.0014111218 12
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo)
• Theo cách thức tiếp cận chiến lược kinh doanh:
Chiến lược các nhân tố then chốt.
Chiến lược lợi thế so sánh.
Chiến lược sáng tạo tiến công.
Chiến lược khai thác mức độ tự do.
• Chú ý: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một chiến lược nằm đưới dạng nào đó trong các cách phân
loại trên.
v1.0014111218 13
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH (tiếp theo)
• Giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi trong quá trình phát triển, quyết định thành
bại trong kinh doanh.
• Nắm bắt được cơ hội thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
• Giúp doanh nghiệp chủ động vận dụng cơ hội kinh doanh đề phòng nguy cơ.
• Đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
• Kinh doanh theo chiến lược là bước tất yếu giúp doanh nghiệp tồn tại lâu hơn doanh nghiệp
không có chiến lược.
VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
v1.0014111218
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC
Tiến trình quản trị chiến lược kinh doanh theo 3 giai đoạn:
• Xây dựng chiến lược kinh doanh.
• Thực hiện chiến lược kinh doanh.
• Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh chiến lược.
14
v1.0014111218
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
• Bước 1: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược:
Xác định ngành nghề và mặt hàng kinh doanh;
Xác định hướng phát triển kinh doanh;
Xác định mục tiêu kinh doanh;
Đề ra triết lý kinh doanh (Những giá trị cơ bản để dẫn dắt hoạt động kinh doanh):
Giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng;
Triết lý về đạo đức;
Triết lý về phương thức hành động.
15
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC (tiếp theo)
v1.0014111218
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
16
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC (tiếp theo)
• Bước 2: Phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh để nhận diện cơ hội và nguy cơ
trong kinh doanh:
Nghiên cứu các yếu tố của môi trường kinh doanh.
Lập bảng đánh giá các yếu tố ngoại vi của doanh nghiệp.
• Bước 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp:
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành tiềm lực của doanh nghiệp.
Lập bảng đánh giá các yếu tố nội vi của doanh nghiệp.
• Bước 4: Khởi thảo chiến lược kinh doanh tổng quát và chiến lược kinh doanh bộ phận.
Kết hợp các kết quả nghiên cứu, xây dựng bản thảo chiến lược.
v1.0014111218
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
17
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC (tiếp theo)
• Bước 5: Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh:
Nguyên tắc lựa chọn: đảm bảo mục tiêu bao trùm; có tính khả thi và đảm bảo mối quan hệ
biện chứng.
Phải thẩm định đánh giá chiến lược.
Các bước lựa chọn và quyết định:
Xây dựng tiêu chuẩn chọn.
Chọn thang điểm cho tiêu chuẩn.
Cho điểm từng tiêu chuẩn.
Tổng hợp so sánh.
v1.0014111218
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
• Tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược kinh doanh.
• Triển khai chiến lược vừa xây dựng thành kế hoạch
và phương án kinh doanh.
• Triển khai hoạt động nghiệp vụ cụ thể theo phương
án xây dựng.
18
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC (tiếp theo)
v1.0014111218 19
1.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC (tiếp theo)
• Các bước xây dựng hệ thống kiểm soát:
Bước 1: Thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống đo lường và thẩm định.
Bước 3: Đối chiếu hiệu năng thực sự với chỉ tiêu được thiết lập.
Bước 4: Đánh giá kết quả điều chỉnh.
• Các loại hình kiểm soát:
Kiểm soát doanh thu bán hàng.
Kiểm soát đầu vào.
Kiểm soát hành chính.
Kiểm soát theo các nhóm tự quản...
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU CHỈNH
v1.0014111218
2.2. Căn cứ, trình tự lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa
2.1. Vị trí và nội dung của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa
2. KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
20
2.3. Các chỉ tiêu, phương pháp xác định và biểu kế hoạch
2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa
v1.0014111218
2.1. VỊ TRÍ VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
Khái niệm: Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
thương mại là bảng tính toán tổng hợp những chỉ tiêu bán ra, mua
vào và dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở
khai thác tối đa các khả năng có thể có của doanh nghiệp trong thời
kỳ kế hoạch.
21
v1.0014111218
2.1. VỊ TRÍ VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)
• Vị trí của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa:
Là kế hoạch kinh doanh cơ bản chủ yếu nhất của doanh nghiệp;
Kế hoạch này phản ánh chức năng quan trọng nhất, đặc trưng nhất của doanh nghiệp
thương mại;
Kế hoạch này phản ánh toàn bộ công việc nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại là mua vào, bán ra và dự trữ;
Là căn cứ quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu khác;
Kết quả của kế hoạch này thể hiện kết quả, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
22
v1.0014111218
2.1. VỊ TRÍ VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)
23
• Nội dung của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa
Nội dung chính của kế hoạch lưu chuyển là ở công thức cân đối:
Ođk + Mua = Bán + Dck
Bao gồm ba bộ phận:
Kế hoạch bán ra;
Kế hoạch mua vào;
Kế hoạch dự trữ.
v1.0014111218
2.1. VỊ TRÍ VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)
Kế hoạch bán ra:
– Là kế hoạch hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, phản ánh mục tiêu của doanh
nghiệp là phục vụ khách hàng.
– Kế hoạch bán có 4 loại:
» Kế hoạch bán buôn: bán với khối lượng lớn, kết thúc quá trình này hàng vẫn
nằm trong khâu lưu thông.
» Kế hoạch bán lẻ: bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
» Kế hoạch bán thu ngoại tệ.
» Bán điều chuyển: Điều động giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp.
24
v1.0014111218
2.1. VỊ TRÍ VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA (tiếp theo)
25
Kế hoạch mua vào:
– Là nguồn cơ bản để thực hiện kế
hoạch bán ra.
– Có nhiều cách thức mua:
» Mua nhập khẩu.
» Mua trong nước.
» Mua gia công chế biến.
» Mua khác.
Kế hoạch dự trữ:
– Là bộ phận cơ bản để thực hiện kế
hoạch bán ra.
– Có tồn đầu kỳ và dự trữ cuối kỳ.
v1.0014111218
2.2. CĂN CỨ, TRÌNH TỰ LẬP TRÌNH KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
• Căn cứ lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa:
Căn cứ vào dự báo khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kỳ kế hoạch.
Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường
mục tiêu.
Căn cứ vào kết quả điều tra nhu cầu thị trường.
Căn cứ vào kết quả thực hiện kỳ báo cáo.
Căn cứ vào khả năng cung cấp hàng của doanh nghiệp.
26
v1.0014111218
2.2. CĂN CỨ, TRÌNH TỰ LẬP TRÌNH KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
27
• Trình tự lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa:
Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch:
Chuẩn bị vào quí 4 năm báo cáo.
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết.
(Cả số liệu sơ cấp và thứ cấp).
Bước 2: Lập kế hoạch:
Các cán bộ kế hoạch trực tiếp lập kế hoạch.
Tính toán các chỉ tiêu mua vào, bán ra và dự trữ.
Cân đối các mặt hàng kinh doanh từ chi tiết đên tổng hợp.
Bước 3: Trình duyệt và quyết định kế hoạch chính thức:
Kế hoạch bộ phận, kế hoạch lập mới là dự kiến, phải trình duyệt.
Tùy theo mô hình tổ chức mà có bộ phận xét duyệt cụ thể.
Kế hoạch được xem xét, sửa đổi bổ xung và được cấp lãnh đạo phê duyệt sẽ được
ban hành thành văn bản đến các bộ phận có liên quan.
v1.0014111218
2.3. CÁC CHỈ TIÊU, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ BIỂU KẾ HOẠCH
• Chỉ tiêu bán ra: Người ta thường dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác định.
Xkh = Xbc × (1 + h)
Xkh: Số lượng hàng hóa bán ra trong kỳ kế hoạch (tấn);
Xbc: Số lượng hàng hóa bán ra trong kỳ báo cáo;
H: tỷ lệ phần trăm tăng giảm kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
28
v1.0014111218
2.3. CÁC CHỈ TIÊU, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ BIỂU KẾ HOẠCH
29
• Chỉ tiêu dự trữ:
Người ta thường lập kế hoạch khi năm báo cáo chưa kết thúc nên phải tính chỉ tiêu dự trữ
đầu kỳ kế hoạch.
Dđk = Otđ + Ưn - Ưx
Dkh: dự trữ đầu kỳ kế hoạch (tấn);
Otđ: tồn kho hàng hóa tại thời điểm kiểm kê kỳ báo cáo;
Ước nhập hàng hóa từ thời điểm kiểm kê đến cuối năm (tấn);
Ước xuất hàng hóa từ thời điểm kiểm kê đến cuối năm.
Chỉ tiêu dự trữ hàng hóa cuối kỳ kế hoạch:
Dck = m x t
Dck: dự trữ cuối kỳ kế hoạch (tấn);
m: mức bán ra bình quân một ngày đêm;
t: thời gian dự trữ cần thiết.
v1.0014111218
2.3. CÁC CHỈ TIÊU, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ BIỂU KẾ HOẠCH (tiếp theo)
• Chỉ tiêu mua vào:
Mkh = Xkh + Dck – Dđk
Dck: Dự trữ cuối kỳ kế hoạch (tấn).
Ddk: Dự trữ đầu kỳ.
Xkh: Số lượng bán ra kỳ kế hoạch.
Mkh: Số lượng hàng hóa mua.
Sau khi tính toán biểu diễn kế hoạch lưu chuyển hàng hóa lên bảng.
30
v1.0014111218
2.3. CÁC CHỈ TIÊU, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ BIỂU KẾ HOẠCH (tiếp theo)
31
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA
• Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế.
• Ký kết các hợp đồng vận chuyển.
• Cụ thể hóa kế hoạch lưu chuyển đến từng bộ phận.
• Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện, giải quyết các mất cân đối.
• Định kỳ đánh giá, điều chỉnh khi cần thiết.
v1.0014111218
3. KẾ HOẠCH KINH DOANH KỸ THUẬT TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
32
3.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh kỹ thuật tài chính
3.2. Nội dung, căn cứ của kế hoạch kinh doanh kỹ thuật tài chính
3.3. Các chỉ tiêu phương pháp lập và tổ chức thực hiện
v1.0014111218
3.1. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH KỸ THUẬT TÀI CHÍNH
Kế hoạch kinh doanh kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp thương mại
là toàn bộ các kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ kế hoạch thường là một năm.
33
v1.0014111218
3.2. NỘI DUNG, CĂN CỨ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH KỸ THUẬT TÀI CHÍNH
• Nội dung:
Bao gồm kế hoạch chung của toàn doanh nghiệp và kế hoạch của từng mặt hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch này vừa đảm bảo mục tiêu thống nhất vừa bảo đảm tính chuyên môn hóa của
từng chức năng hoạt động.
Trong kế hoạch này kế hoạch lưu chuyển đóng vai trò trung tâm.
• Căn cứ:
Kế hoạch này được lập dựa trên sự phối hợp hoạt động của các bộ phận.
Bao gồm 3 phần cơ bản:
Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa.
Kế hoạch kỹ thuật ngành hàng.
Các kế hoạch nghiệp vụ tài chính của doanh nghiệp (vốn, phí, lương).
34
v1.0014111218
3.3. CÁC CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
• Các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu khối lượng và danh mục hàng hóa bán ra.
Chỉ tiêu khối lượng và danh mục hàng hóa mua vào.
Chỉ tiêu khối lượng và danh mục hàng hóa dự trữ.
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng.
Chỉ tiêu chi phí kinh doanh.
Chỉ tiêu lợi nhuận.
Chỉ tiêu lương bình quân.
Chỉ tiêu thuế.
Chỉ tiêu về vốn kinh doanh.
35
v1.0014111218
3.3. CÁC CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
36
• Phương pháp lập và thực hiện:
Lập:
Xác định căn cứ lập;
Xác đinh từng chỉ tiêu;
Tổng hợp các chỉ tiêu;
Cân đối.
Thực hiện:
Bắt đầu từ khi có kế hoạch chính thức ban hành;
Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên sâu do các bộ phận phối hợp với ban
giám đốc;
Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các phòng ban và theo dõi hoạt động, kiểm tra đôn đốc và
điều chỉnh.
v1.0014111218
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Lý do cơ bản của một công ty thành công là có chiến lược kinh doanh đúng đắn.
2. Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của nhà kinh doanh trong một
thời kỳ dài và hệ thống chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra.
3. Sự khác nhau cơ bản: thời gian; mục tiêu; sự cụ thể của các chính sách, biện pháp, điều kiện.
37
v1.0014111218
CÂU HỎI MỞ
Để thành công trong kinh doanh, tại sao phải thực hiện kinh doanh theo chiến lược?
Trả lời: Thực hiện kinh doanh theo chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi
trong quá trình phát triển; nắm bắt được cơ hội thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh
doanh; giúp doanh nghiệp chủ động vận dụng cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện và đề
phòng các nguy cơ trong kinh doanh, làm chủ các diễn biến trên thị trường; bảo đảm hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
38
v1.0014111218
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Chiến lược kinh doanh thương mại bao gồm:
A. các mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh trong thời gian dài.
B. các chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản để đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh.
C. trình tự hành động và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra.
D. mục tiêu, phương hướng, chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản, trình tự hành động và các
điều kiện thực hiện các mục tiêu đề ra.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. mục tiêu, phương hướng, chính sách, biện pháp, điều kiện cơ bản, trình tự
hành động và các điều kiện thực hiện các mục tiêu đề ra.
• Giải thích: Từ khái niệm: Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của nhà
kinh doanh trong một thời kỳ dài và hệ thống chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện
mục tiêu đề ra
39
v1.0014111218
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nội dung của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm:
A. kế hoạch mua hàng và bán hàng.
B. kế hoạch bán hàng.
C. kế hoạch mua hàng, dự trữ và bán hàng.
D. kế hoạch dự trữ và bán hàng.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. kế hoạch mua hàng, dự trữ và bán hàng.
• Giải thích: Nội dung của kế hoạch lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao
gồm 3 kế hoạch thành phần: mua hàng, dự trữ và bán hàng.
40
v1.0014111218
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Phân biệt: chiến lược kinh doanh và chính sách kinh doanh?
Trả lời: Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của nhà kinh doanh trong
một thời kỳ dài và hệ thống chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Chiến
lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt những mục tiêu cụ
thể thì chính sách kinh doanh cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương thức hành động. Các
chính sách kinh doanh được định nghĩa là những chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, như là một phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra.
41
v1.0014111218
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của nhà kinh doanh trong một
thời kỳ dài và hệ thống chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Nội
dung chiến lược kinh doanh gồm: Các mục tiêu và định hướng phát triển dài hạn bảo đảm
cho doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, liên tục trong một thời gian dài (từ 5 đến 10
năm). Các chín