Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại - Nguyễn Thị Xuân Hương

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI • Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa, tài sản, và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. • Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ những tiềm lực hoặc các phương tiện của các đơn vị kinh tế mà thỏa mãn được các điều kiện:  Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc quyền sử dụng lâu dài của đơn vị kinh tế;  Phải mang lại lợi ích trong tương lai cho đơn vị;  Phải xác định được chi phí hình thành.

pdf72 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại - Nguyễn Thị Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014111218 BÀI 8 QUẢN TRỊ VỐN VÀ CHI PHÍ TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0014111218 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty Viễn Tin Công ty Viễn Tin có một chuỗi các cửa hàng bán điện thoại di động. Dưới đây là một số chi phí của công ty: • Tiền thuê văn phòng và cửa hàng. • Thuế VAT. • Lương nhân viên bán hàng. • Lương quản lý doanh nghiệp. • Chi phí bao bì và đóng gói hàng. • Tiền điện cho thắp sáng và điều hòa nhiệt độ. • Bảo hiểm hàng hóa. Quý 4 năm nay, Viễn Tin dự định mở thêm một số cửa hàng ở Hà Nội nên cần huy động vốn. Viễn Tin cân nhắc một số giải pháp sau: • Tiền tiết kiệm của chủ doanh nghiệp. • Tiền đi vay ngân hàng. • Bán bớt cổ phần cho một đối tác kinh doanh khác. 2 v1.0014111218 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 3 1. Các giải pháp huy động vốn của Viễn Tin có ưu điểm, nhược điểm gì? Viễn Tin còn có thể huy động vốn từ những nguồn nào? 2. Cho biết trong các khoản chi phí của Viễn Tin, đâu là chi phí cố định, đâu là chi phí biến đổi? Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại chi phí này là gì? v1.0014111218 MỤC TIÊU • Nắm được khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thương mại. • Đặc điểm, nguồn và biện pháp sử dụng hiệu quả vốn lưu động. • Đặc điểm, nguồn và biện pháp sử dụng vốn cố định. • Nắm được nội dung và biện pháp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. • Hiểu được khái niệm và nội dung chi phí kinh doanh, chi phí lưu thông trong doanh nghiệp thương mại. • Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí lưu thông. • Nắm được các biện pháp giảm chi phí kinh doanh và chi phí lưu thông. 4 v1.0014111218 NỘI DUNG 5 Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò của vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại Bảo toàn vốn kinh doanh trong kinh doanh thương mại Khái niệm và nội dung chi phí của kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại Chi phí lưu thông trong kinh doanh thương mại Biện pháp giảm chi phí kinh doanh v1.0014111218 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.2. Đặc điểm hoạt động của vốn kinh doanh 1.1. Khái niệm và phân loại 1.3. Vai trò của vốn kinh doanh 6 v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI • Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa, tài sản, và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. • Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ những tiềm lực hoặc các phương tiện của các đơn vị kinh tế mà thỏa mãn được các điều kiện:  Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc quyền sử dụng lâu dài của đơn vị kinh tế;  Phải mang lại lợi ích trong tương lai cho đơn vị;  Phải xác định được chi phí hình thành. 7 v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 8 • Cách phân chia tài sản của doanh nghiệp theo giá trị và tính chất luân chuyển: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.  Tài sản ngắn hạn lại được phân chia theo 2 cách:  Theo mức độ khả thanh: Tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, phải thu, hàng tồn kho; Tài sản lưu động khác.  Theo mục đích: Trong kinh doanh, ngoài kinh doanh.  Tài sản dài hạn chia thành: Tài sản cố định và các loại Tài sản vô hình khác. • Chú ý: Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức các tài sản vô hình như vị trí địa lý thuận lợi, nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu lao động hợp lý, các bằng phát minh sáng chế... có vai trò đặc biệt quan trọng. v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 9 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI VỐN KINH DOANH • Nắm đặc điểm từng loại vốn theo các tiêu thức khác nhau. • Có chiến lược về quản trị vốn:  Vốn cố định (VCĐ), vốn lưu động (VLĐ), xác định nghiên cứu loại vốn (VCĐ, VLĐ).  Hoạt động hiệu quả các nguồn vốn, phát triển và sử dụng vốn.  Thời gian, quy mô, phạm vi, nhu cầu vốn  đầu tư ngắn, dài hạn. v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI (tiếp theo) • Theo luật pháp chia thành vốn pháp định (đối với ngành kinh doanh (điều kiện) và vốn điều lệ, vốn được quyền biểu quyết:  Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.  Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ công ty.  Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp theo đó, người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông quyết định. • Theo sự hình thành vốn: vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung, vốn liên doanh, vốn đi vay.  Vốn đầu tư ban đầu là vốn có từ khi hình thành doanh nghiệp.  Vốn bổ sung là vốn tăng thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.  Vốn liên doanh là vốn đóng góp của các bên cùng cam kết để liên doanh trong sản suất kinh doanh.  Vốn đi vay là vốn đi vay ngoài phần vốn chủ sở hữu( tự có và coi như tự có). 10 v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI (tiếp theo) 11 • Theo tính chất chu chuyển vốn: vốn cố định, vốn lưu động.  Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông.  Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại sử dụng trong kinh doanh. • Theo tính chất sở hữu: Vốn của chủ sở hữu, vốn vay và vốn liên doanh liên kết. • Theo hình thái biểu hiện: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình. v1.0014111218 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA VỐN KINH DOANH • Cách tiếp cận 1: Đặc điểm hoạt động của vốn cố định và vốn lưu động.  Đặc điểm của vốn cố định:  Tài sản cố định phải có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;  Phải đạt được về mặt giá trị ở một mức độ nhất định.  Đặc điểm hoạt động của vốn cố định:  Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài và có hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình;  Chỉ tăng lên khi có đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm thêm máy móc thiết bị;  Tỷ trọng vốn thường chiếm 1/3 – 1/4 vốn kinh doanh. 12 v1.0014111218 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA VỐN KINH DOANH 13 • Cách tiếp cận 1 (tiếp theo):  Đặc điểm hoạt động vốn lưu động:  Trong một năm vốn lưu động thường quay được nhiều vòng;  Chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh;  Trong một thời điểm nhất định, vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau;  Nhu cầu vốn lưu động thường tăng giảm thất thường;  Trong doanh nghiệp chỉ hoạt động thương mại đơn thuần vốn lưu động vận động qua 2 giai đoạn: T – H; H – T.  Đối với doanh nghiệp thương mại có sản xuất, vốn lưu động vận động qua 3 hình thái. v1.0014111218 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA VỐN KINH DOANH (tiếp theo) Tóm lại: • Vốn lưu động chiếm tỉ lệ lớn và lưu chuyển nhanh hơn. • Tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị vào hàng hóa bán ra. • Tùy thuộc tính chất kinh doanh và phương thức kinh doanh vốn lưu động của doang nghiệp thương mại chu chuyển qua các giai đoạn khác nhau. 14 v1.0014111218 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA VỐN KINH DOANH (tiếp theo) 15 • Cách tiếp cận 2: Đặc điểm so với vốn doanh nghiệp sản xuất. Vốn của doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất:  Giống nhau:  Mục đích: Điều kiện tiến hành các hoạt động.  Thành phần: Có thể gồm cố định – lưu động, pháp định (thành phần: số lượng yếu tố/thành tiền).  Khác nhau: Tiêu thức Doanh nghiệp TM Doanh nghiệp SX Lĩnh vực Cho lưu thông Cho sản xuất Cơ cấu %VCĐ %VLĐ Sự vận động của VLĐ T” – H – T’ Tiếp tục sản xuất: T – H H’ – T’ T – H H’ – T’ v1.0014111218 1.3. VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH • Có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp. • Là tiền đề để hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. • Là một trong những căn cứ để xếp loại quy mô của doanh nghiệp. • Là tiềm năng của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn là một nghệ thuật kinh doanh. • Là nguồn của cải của doanh nghiệp tích lũy lại nên cần được bảo toàn và phát triển. • Vốn kinh doanh với quyền sở hữu vốn khác nhau các doanh nghiệp có tên gọi khác nhau. 16 v1.0014111218 1.3. VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH 17 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP • Nhân tố khách quan: Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đối với doanh nghiệp, các quy định pháp luật về vốn, lạm phát, các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. • Nhân tố chủ quan: Quy mô kinh doanh, loại hình kinh doanh, và cơ cấu hàng hóa kinh doanh, cơ sở vật chất và khả năng sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp. v1.0014111218 2. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 18 2.2. Nguồn hình thành vốn lưu động 2.1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu vốn lưu động 2.3. Hoạch định vốn lưu động 2.4. Biện pháp sử dụng hiệu quả vốn lưu động v1.0014111218 2.1. KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG • Khái niệm: Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. • Thành phần của vốn lưu động:  Vốn dự trữ hàng hóa bao gồm giá trị hàng hóa trong kho, trạm, cửa hàng của doanh nghiệp. Vốn này thường chiếm từ 80-90% vốn lưu động định mức và khoảng 50-70% vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.  Vốn phi hàng hóa gồm vốn bằng tiền (Tiền mặt tồn quĩ, tiền bán hàng chưa nộp vào ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền ứng kinh phí cho các cơ sở) và tài sản có khác (bao bì, dụng cụ lao động, chi phí chờ phân bổ). 19 v1.0014111218 2.1. KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG 20  Tài sản lưu động: gồm bao bì, vật liệu bao gói, vật liệu phụ, dụng cụ phụ tùng, công cụ lao động, phế liệu thu nhặt...  Vốn lưu thông gồm vốn dự trữ hàng hóa trong kho trạm, cửa hàng, vốn bằng tiền (Tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, tiền tạm ứng) và các khoản phải thu của khách hàng. => Trong vốn lưu động thì vốn dự trữ hàng hóa là bộ phận quan trọng và chiếm vị trí lớn nhất. v1.0014111218 2.1. KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU (tiếp theo)  Trong các doanh nghiệp thương mại có sản suất thì: Vốn lưu động của đơn vị sản suất phụ thuộc = Vôn lưu động sản suất + Vốn lưu thông 21 v1.0014111218 2.1. KHÁI NIỆM, THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU (tiếp theo) 22 • Cơ cấu vốn lưu động:  Khái niệm: Là tỷ lệ phần trăm của các loại vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động.  Cơ cấu vốn lưu động thay đổi liên tục:  Vốn lưu động định mức gồm vốn dự trữ hàng hóa và phi hàng hóa: 50-70% – Vốn dự trữ hàng hoá: 80-90% VLĐ định mức. – Vốn phi hàng hoá (bao bì, vật liệu, bao gói).  Vốn lưu động không định mức: vốn bằng tiền: tiền gửi ngân hàng, và tài sản trong sổ sách kế toán. Ví dụ: tiền nhờ thu. Vốn lưu động không định mức: 30- 50%: Tiền, tạm ứng (quyết toán). v1.0014111218 2.2. NGUỒN HÌNH THÀNH • Theo quyền sở hữu: Vốn chủ sở hữu, vốn vay. • Theo nguồn:  Tự có và coi như tự có:  Nguồn vốn chủ sở hữu.  Nguồn vốn tự bổ sung.  Nguồn coi như tự có.  Nguồn vốn vay (tài trợ từ bên ngoài). • Một cách tiếp cận khác:  Cấp phát từ ngân sách, hoặc vốn cổ phần đóng góp của các thành viên tham gia doanh nghiệp.  Nguồn tích lũy để tăng thêm vốn lưu động.  Vốn liên doanh liên kết.  Vốn đi vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.  Vốn coi như tự có. 23 v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI • Chiến lược vốn lưu động Chiến lược vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại là định hướng hoạt động có mục tiêu về nguồn tài trợ vốn lưu động và phát triển nguồn tài trợ cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Trong kinh doanh, chiến lược vốn lưu động thường theo các hướng sau:  Sử dụng toàn bộ nguồn tài trợ dài hạn cho tổng tài sản. Với cách thức này, doanh nghiệp sẽ có thể không đáp ứng được nhu cầu vốn trong thời điểm cao nhất, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Chi phí rủi ro thấp nhưng chi phí vốn sẽ cao.  Sử dụng tài trợ dài hạn cho tài sản thường xuyên và tài trợ ngắn hạn cho tài sản lưu động tạm thời: Rủi ro cao nhưng chi phí vốn thấp.  Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng vốn ngắn hạn. Đây là cách trung gian của hai cách trên và đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. 24 v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 25 • Lập kế hoạch vốn lưu động Nhiệm vụ:  Xác định đúng tổng vốn lưu động định mức để hoàn thành kế hoạch lưu chuyển hàng hoá.  Tính toán khả năng về vốn, cân đối nhu cầu và khả năng vốn lưu động.  Có biện pháp tiên tiến để sử dụng hợp lý và quản lý vốn lưu động. • Lập kế hoạch vốn lưu động định mức: Thông thường phải xác định được hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu tuyệt đối (Tổng số tiền vốn dự trữ hàng hoá cao nhất, thấp nhất, bình quân) và chỉ tiêu tương đối (Số ngày của một vòng chu chuyển, số vòng chu chuyển). Chú ý: Muốn lập kế hoạch vốn lưu động định mức cần xác định các định mức vốn dự trữ hàng hoá và định mức vốn phi hàng hoá. v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (tiếp) • Thứ nhất: Xác định các định mức dự trữ hàng hoá:  Cách tính định mức dự trữ hàng hoá: Tính theo 5 chỉ tiêu:  Số ngày dự trữ thấp nhất.  Số ngày dự trữ hàng hoá cao nhất.  Số ngày dự trữ hàng hoá đầu kỳ.  Số ngày dự trữ hàng hoá cuối kỳ.  Số ngày dự trữ hàng hoá bình quân.  Vốn lưu động định mức được tính cho từng nhóm hàng sau đó tập hợp lại. 26 v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (tiếp) 27 • Thứ hai: Xác định vốn lưu động dự trữ cần có để dự trữ hàng hoá: Vdtr = N × m × G Trong đó: Vdtr: Vốn dự trữ hàng hoá. N : Số ngày dự trữ hàng hoá. M : Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân một ngày đêm. G : Trị giá vốn hàng hoá (giá mua + phí lưu thông). • Thứ ba: Xác định chỉ tiêu số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hoá. • Thứ tư: Định mức vốn phi hàng hoá: Vốn bằng tiền và tài sản có khác. v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (tiếp) • Có thể xác định nhu cầu VLĐ theo hai phương pháp:  Ước lượng trực tiếp nhu cầu VLĐ thông qua từng bộ phận cấu thành tổng hợp lại. NVLĐ = Nvốn dự trữ hàng hóa + Ntiền mặt + Ntiền đang chuyển + Ntiền chưa nộp + Nvốn bao bì +Nvốn trả lao động + Ưu, nhược điểm của phương pháp này:  Ưu điểm: Chính xác.  Nhược điểm: Lâu, mất thời gian. 28 v1.0014111218 2.3. HOẠCH ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (tiếp) 29 • Có thể xác định nhu cầu VLĐ theo hai phương pháp:  Ước lượng VLĐ cần thiết căn cứ vào các tỷ lệ có sẵn trong các ngành kinh doanh khác nhau.  NVLĐ của doanh nghiệp bán buôn = 30% doanh số bán.  NVLĐ của doanh nghiệp bán lẻ = 40% doanh số bán. Ưu, nhược điểm của phương pháp này:  Ưu điểm của phương pháp: Nhanh.  Nhược điểm: Mỗi ngành nghề có một đặc điểm. Mỗi hàng hoá và doanh nghiệp có chiến lược khác nhau  không chính xác. v1.0014111218 2.4. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG • Xác định cơ cấu vốn lưu động phù hợp với cơ cấu lưu chuyển hàng hóa. • Xây dựng chiến lược khai thác và sử dụng vốn lưu động. • Xác định dự trữ hàng hóa hợp lý. • Nội dung lưu chuyển hàng hóa bằng các biện pháp khác nhau. • Một mặt hạn chế hàng hóa sản phẩm chính bằng tăng cường công tác bảo quản. Mặt khác xử lý hàng hóa chậm lưu chuyển. • Tổ chức tốt công tác thanh toán, quyết toán để giám công nợ dây dưa. • Hoàn thiện phương thức quản lý sử dụng vốn giữa các bộ phận của doanh nghiệp. 30 v1.0014111218 3. VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 31 3.2. Thành phần và cơ cấu vốn cố định 3.1. Khái niệm và phân loại vốn cố định 3.3. Nguồn vốn cố định 3.4. Xác định nhu cầu vốn cố định để xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định 3.5. Khấu hao và kế hoạch khấu hao tài sản cố định 3.6. Biện pháp sử dụng hiệu quả vốn cố định v1.0014111218 3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN CỐ ĐỊNH • Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ). Tất cả tài sản có giá trị 10 triệu đồng và thời hạn sử dụng 1 năm trở lên là TSCĐ. • Có nhiều cách phân loại TSCĐ:  Theo công dụng của TSCĐ: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng. vật kiến trúc, máy móc thiết bị động lực; máy móc thiết bị làm việc; phương tiện vận chuyển, dụng cụ đo lường, kiểm nghiệm, dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác.  Theo mục đích sử dụng: TSCĐ dùng trong kinh doanh; TSCĐ dùng ngoài kinh doanh; TSCĐ chưa dùng, TSCĐ hành chính sự nghiệp; TSCĐ phúc lợi, TSCĐ chờ xử lý.  Theo hình thái thể hiện: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.  Theo tính chất sở hữu: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê tài chính.  Theo nguồn hình thành: TSCĐ tự có; TSCĐ tín dụng; TSCĐ tự tích lũy và đầu tư xây dựng cơ bản. 32 v1.0014111218 3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN CỐ ĐỊNH 33 • Đặc điểm của vốn cố định:  Đặc điểm chung:  Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi dài.  Giá trị hao mòn dần và chuyển dần vào giá trị hàng hóa thông qua khấu hao.  Giữ nguyên hình thái giá trị ban đầu.  Đặc điểm riêng: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn (1/3). v1.0014111218 3.2. THÀNH PHẦN VÀ CƠ CẤU CỦA VỐN CỐ ĐỊNH • Vốn cố định là vốn dùng để xây dựng và để mua sắm trang bị các loại tài sản cố định (TSCĐ). • Vốn của toàn bộ các loại TSCĐ khác nhau của doanh nghiệp thương mại là thành phần của nó. • TSCĐ của các doanh nghiệp thương mại được phân chia thành nhiều loại khác nhau. 34 • Cơ cấu của vốn cố định:  Cơ cấu TSCĐ là tỷ lệ phần trăm của từng nhóm TSCĐ chiếm trong tổng số vốn cố định.  Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp để có hướng đầu tư đổi mới TSCĐ theo chiến lược kinh doanh đề ra.  Cơ cấu vốn cố định cũng được xem xét theo cách phân loại. v1.0014111218 3.3. NGUỒN CỦA VỐN CỐ ĐỊNH • Nguồn vốn pháp định. • Nguồn đi vay. • Tự tích lũy để bổ sung vốn cố định. • Vốn liên doanh, liên kết • Phân phối lại vốn cố định (đối với doanh nghiệp nhà nước). 35 v1.0014111218 3.4. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CỦA VỐN CỐ ĐỊNH • Xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp thương mại. • Kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản:  Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư.  Kế hoạch huy động TSCĐ vào sử dụng. • Mua sắm tài sản ở các doanh nghiệp thương mại. 36 v1.0014111218 3.5. KHẤU HAO VÀ KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH • Khấu hao TSCĐ là sự xác định của người quản lý sử dụng TSCĐ nhằm thu hồi giá trị của TSCĐ đã hao mòn hoặc để duy trì và phục hồi giá trị của TSCĐ trong thời gian sử dụng nhằm tái bồi hoàn giá trị TSCĐ đã đầu tư. • Hao mòn TSCĐ là sự giảm giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tác động cơ lý hóa và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. • Về bản chất khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị hao mòn của TSCĐ trong qúa trình sử dụng TSCĐ đó. 37 v1.0014111218 3.5. KHẤU HAO VÀ KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (tiếp theo) • Giá trị phải tính hao mòn = nguyên giá TSCĐ – giá trị thanh lý ước tính. • Giá trị thanh lý ước tính = giá trị thu về ước tính – chi phí thanh lý ước tính. • Mức khấu hao bình quân năm = nguyên giá TSCĐ × tỷ lệ khấu hao CB • Mức khấu hao năm = giá trị phải khấu hao : thời gian sử dụng • Mức khấu hao bình quân tháng = mức khấu hao năm : 12 tháng • Mức khấu hao ngày = mức khấu hao tháng : số ngày thực tế của tháng Nợ TK 627; 641; 642; 623 Có TK 214 38 v1.0014111218 3.6. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN CỐ ĐỊNH • Xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản và cơ cấu TSCĐ phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh. • Xác định tỷ lệ khấu hao hợp lý vừa tiêu thụ được hàng hóa vừa đổi mới TSCĐ. • Kéo dài thời gian làm việc của TSCĐ bằng kế hoạch chăm sóc, tu bổ TSCĐ. • Tăng mức độ sử dụng TSCĐ trên một đơn vị thời gian. • Nâng cao trình độ cán bộ và quy định chế độ sử dụng TSCĐ. • Hạch toán phân tích hiệu quả của các nhóm TSCĐ, giải quyết kịp thời nhóm không hiệu quả. 39 v1.0014111218 4. BẢO TOÀN VỐN KINH DOANH TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 40 4.2. Phân biệt các thuật ngữ 4.1. Một số nguyên nhân thất thoát vốn kinh doanh 4.3. Nội dung và biện pháp bảo toàn vốn lưu động v1.0014111218 4.1. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN THẤT THOÁT VỐN KINH DOANH • Do lạm phát sức mua vốn kinh doanh thực tế bị giảm đi. • Tỷ giá hối đoái thay đổi bất lợi cho doanh nghiệp. • Vốn trong tha
Tài liệu liên quan