1.1. VỊ TRÍ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
• Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu (NVL) là hoạt động đảm bảo đầy đủ NVL cho
quá trình sản xuất.
• Nội dung của cung ứng NVL: mua sắm, vận chuyển và bảo quản.
• Trong điều kiện kinh doanh phát triển, hoạt động cung ứng NVL phát triển thành
phạm trù hậu cần kinh doanh.
Hậu cần kinh doanh được hiểu là tổng thể các hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời và có hiệu quả.
Hậu cần kinh doanh là một trong sáu chức năng của doanh nghiệp.
1.2. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Khái niệm: Quản trị cung ứng NVL là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định cầu và
các chỉ tiêu dự trữ về nguyên vật liệu; tổ chức các hoạt động mua sắm, vận chuyển và
dự trữ hợp lý nhằm đảm bảo cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu, hàng hóa với
tiêu chuẩn, chất lượng và thời gian phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho
doanh nghiệp.
27 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh tổng hợp - Bài 1: Quản trị cung ưng nguyên vật liệu - Vũ Trọng Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015107206
QUẢN TRỊ KINH DOANH 2
Bộ môn: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1
v1.0015107206
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
I. Nội dung nghiên cứu
• Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
• Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất
• Bài 3: Quản trị tiêu thụ
• Bài 4: Quản trị nguồn nhân lực
• Bài 5: Quản trị công nghệ
• Bài 6: Quản trị tài chính
• Bài 7: Quản trị sự thay đổi
II. Tài liệu tham khảo
• GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình quản trị kinh
doanh, NXB ĐH KTQD, 2012.
• Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH
KTQD, 2012.
2
v1.0015107206 3
BÀI 1
QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
TS. Vũ Trọng Nghĩa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0015107206
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu cung cấp thiết bị, nhưng có một số thiết bị khi dự thầu
nhà thầu chào của một nhà sản xuất từ Mỹ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do thiết
bị trên cung cấp tại thị trường châu Á (Việt Nam) thì không được cung cấp trực tiếp từ
Mỹ mà thay thế cùng hãng nhưng được sản xuất ở Đài Loan. Nhà thầu đề nghị Chủ đầu
tư chấp nhận.
4
Vậy trong tình huống này nếu bạn là Chủ đầu tư thì giải quyết thế nào?
Chấp nhận hàng hóa xuất xứ từ Đài Loan hay có biện pháp gì khác?
v1.0015107206
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
• Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
• Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu.
• Lựa chọn người cung ứng.
• Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
• Tổ chức hoạt động vận chuyển.
5
v1.0015107206
NỘI DUNG
6
Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Lựa chọn người cung ứng
Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng
Tổ chức hoạt động vận chuyển
v1.0015107206 7
1.2. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
1. KHÁI LƯỢC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1. Vị trí của cung ứng nguyên vật liệu
1.3. Các chỉ tiêu cung ứng và dự trữ
v1.0015107206
1.1. VỊ TRÍ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
• Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu (NVL) là hoạt động đảm bảo đầy đủ NVL cho
quá trình sản xuất.
• Nội dung của cung ứng NVL: mua sắm, vận chuyển và bảo quản.
• Trong điều kiện kinh doanh phát triển, hoạt động cung ứng NVL phát triển thành
phạm trù hậu cần kinh doanh.
Hậu cần kinh doanh được hiểu là tổng thể các hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời và có hiệu quả.
Hậu cần kinh doanh là một trong sáu chức năng của doanh nghiệp.
8
v1.0015107206
1.2. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Khái niệm: Quản trị cung ứng NVL là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định cầu và
các chỉ tiêu dự trữ về nguyên vật liệu; tổ chức các hoạt động mua sắm, vận chuyển và
dự trữ hợp lý nhằm đảm bảo cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu, hàng hóa với
tiêu chuẩn, chất lượng và thời gian phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho
doanh nghiệp.
9
v1.0015107206
1.3. CÁC CHỈ TIÊU CUNG ỨNG VÀ DỰ TRỮ
10
1.3.2. Xác định lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu
1.3.1. Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu
1.3.3. Xác định lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
v1.0015107206
1.3.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
• Căn cứ xây dựng
• Nội dung:
Xác định số lượng cần cung ứng
Số lượng cần cung ứng: cầu vật liệu cho sản xuất, cầu do hư hỏng, mất mát,
cầu dự trữ do biến động thị trường.
Cầu cho sản xuất: QiD = QiiDM ×QjSP
QiD cầu NVL thứ i để sản xuất theo kế hoạch.
QiiDM định mức tiêu dùng NVL để sản xuất sản phẩm thứ j.
QjSP sản lượng kế hoạch sản phẩm j sẽ sản xuất.
Xác định chất lượng và dự kiến người cung ứng.
Phương pháp MRP.
11
v1.0015107206
• Chưa xét tới việc doanh nghiệp cung ứng đồng thời nhiều loại nguyên vật liệu.
• Chưa xét đến việc giảm giá khi mua với khối lượng lớn cũng như những rủi ro, mất mát
khi mua với khối lượng lớn.
• Doanh nghiệp chưa xét đến của hạn về khả năng tài chính cũng như năng lực kho tàng.
• Việc xuất và nhập nguyên vật liệu diễn ra đều đặn theo thời gian.
• Mô hình chưa xét tới lượng dự trữ tối thiểu cần có trong kho.
12
D DH
DH
2Q ×FCQ =
p×k
1.3.2. XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĐẶT HÀNG VÀ DỰ TRỮ TỐI ƯU
v1.0015107206 13
1.3.3. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DỰ TRỮ TỐI THIỂU CẦN THIẾT
• Lượng dự trữ thường xuyên
Là lượng dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn trong điều kiện cung ứng bình thường.
QDTTX = tcư × QĐMTD/ngày
QDTTX : lượng dự trữ thường xuyên.
QĐMTD/ngày : định mức M sử dụng cho một ngày đêm.
tcư : số ngày cung ứng trong điều kiện bình thường.
v1.0015107206 14
1.3.3. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DỰ TRỮ TỐI THIỂU CẦN THIẾT (tiếp theo)
• Lượng dự trữ bảo hiểm
Là lượng dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn trong điều kiện cung ứng không bình thường.
QDTBH = tsl × QĐMTD/ngày
QDTBH : lượng dự trữ bảo hiểm.
QĐMTD/ngày : định mức sử dụng cho một ngày đêm.
tsl : số ngày cung ứng sai lệch bình quân 1 lần cung ứng.
tsl = TCƯ/ Lcư
TCƯ: tổng số ngày cung ứng sai lệch trong thời kì quá khứ.
Lcư: tổng số lần cung ứng trong thời kì xem xét.
• Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
QminDT = QDTTX + QDTBH
v1.0015107206
• Xác định lượng thông báo hay khoảng cách đặt hàng
Q1, Q2, Q3 là lượng hàng thực thế còn lại trong kho.
t1, t2, t3 là khoảng cách đặt.
Hệ thống đặt hàng theo thời điểm:
QDTmin ≠ Q1≠Q2 ≠ Q3
tCĐ = t1 = t2 =, t3
Hệ thống đặt hàng theo lượng thông báo:
QDTmin = Q1 = Q2 =Q3
tCĐ ≠ t1 ≠ t2 ≠, t3
15
1.3.3. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DỰ TRỮ TỐI THIỂU CẦN THIẾT
v1.0015107206
2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
• Lựa chọn nhà cung cấp.
• Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
• Tổ chức hoạt động vận chuyển.
16
v1.0015107206
3. LỰA CHỌN NGƯỜI CUNG CẤP
17
• Tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp
Chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm;
Thị trường có nhiều loại nguyên vật liệu với nhiều loại phẩm cấp khác nhau.
• Quan điểm trong lựa chọn nhà cung cấp
Quan điểm truyền thống.
Quan điểm hiện đại.
v1.0015107206
3. LỰA CHỌN NGƯỜI CUNG CẤP (tiếp theo)
18
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp
Đặc tính kỹ thuật của NVL, hàng hóa.
Mức giới hạn của giá cả và điều kiện giảm giá.
Thời gian và điều kiện giao hàng, các điều kiện về kiểm tra hàng, độ dài quãng
đường vận chuyển, phương thức và phương tiện vận chuyển có thể lựa chọn.
Các điều kiện về dịch vụ kỹ thuật đi kèm.
Những điều kiện về thanh toán.
Các điều kiện về khối lượng NVL đặt mua, về kho tàng trung gian.
Uy tín của các nhà cung cấp.
• Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp
Các loại nhà cung cấp.
Xây dựng các tiêu chuẩn với nhà cung cấp.
Cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp.
v1.0015107206
4. XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KHO TÀNG
• Xây dựng hệ thống kho tàng
Vai trò hệ thống kho tàng.
Phân loại hệ thống kho tàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống kho tàng.
Yêu cầu đối với hệ thống kho tàng.
• Quản trị hệ thống kho tàng
Phân loại nguyên vật liệu.
Tiếp nhận nguyên vật liệu.
Bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu.
19
v1.0015107206
5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN
• Khái lược
Tổ chức hoạt động vận chuyển trong doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động
nhằm vận chuyển toàn bộ NVL, hàng hóa của doanh nghiệp từ nơi cần chuyển đi
đến nơi cần chuyển đến đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng và hiệu quả.
Đối tượng vận chuyển.
Phân loại: vận chuyển bên trong và vận chuyển bên ngoài.
20
v1.0015107206
5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN
• Lựa chọn phương thức vận chuyển. Là việc doanh nghiệp cần quyết định với việc
vận chuyển của mình thì thuê ngoài hay tự vận chuyển hay kết hợp cả hai.
• Lựa chọn phương tiện vận chuyển
Bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không...
Các nhân tố cân nhắc khi lựa chọn.
• Quản trị hoạt động vận chuyển
Xây dựng kế hoạch vận chuyển.
Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.
Tổ chức hoạt động vận chuyển theo kế hoạch.
21
v1.0015107206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Thứ nhất, nếu như chọn phương án hủy hợp đồng vì nhà thầu đã không cung cấp
đúng như hợp đồng đã ký sẽ dẫn đến hệ lụy là phải xử lý tranh chấp, thiệt hại, nhất
là nếu có tổ chức đấu thầu lại thì cũng không thể có hàng hóa này được cung cấp từ
Mỹ vì sự phân chia thị trường phân phối của nhà sản xuất (ví dụ theo quy định của
nhà sản xuất thì thị trường Châu Á là hàng sản xuất ở Singapore chẳng hạn)
• Thứ hai, trường hợp chấp nhận thay đổi (gần như là lý do khách quan) thì:
Chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu phải giảm giá hợp đồng (vì lỗi của nhà thầu),
mức giảm thế nào cần được 2 bên thống nhất, hàng hóa tiêu chuẩn Mỹ khác
hàng hóa đó nhưng tiêu chuẩn Châu Á.
Áp dụng bổ sung 1 số biện pháp chế tài như: tăng thời gian bảo hành, chế độ
hậu mãi, chịu mọi sự rủi ro nếu có do thay đổi nơi sản xuất dẫn đến thay đổi tiêu
chuẩn hàng hóa. Trước khi đi đến quyết định nào thì chủ đầu tư cần tìm hiểu
xem đây có phải là lý do khách quan không hay mánh lới của nhà thầu
22
v1.0015107206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu (NVL) là?
A. Hoạt động đảm bảo đầy đủ NVL cho quá trình sản xuất.
B. Hoạt động mua sắm NVL để bán.
C. Hoạt động vận chuyển NVL cho khách hàng.
D. Hoạt động bảo quản NVL cho bên cung cấp.
Trả lời:
• Đáp án: A. Hoạt động đảm bảo đầy đủ NVL cho quá trình sản xuất.
• Giải thích: Cung ứng NVL là hoạt động đảm bảo NVL cho quá trình sản xuất: Đủ về
số lượng, đúng về chất lượng và thời gian hợp lý.
23
v1.0015107206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nội dung của cung ứng NVL bao gồm:
A. Mua sắm, vận chuyển và bảo quản.
B. Chỉ có mua sắm
C. Chỉ có vận chuyển
D. Chỉ có bảo quản
Trả lời:
• Đáp án: A. Mua sắm, vận chuyển và bảo quản.
• Giải thích: Nội dung của cung ứng NVL bao gồm: Mua sắm, vận chuyển và bảo quản.
24
v1.0015107206
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy nêu nội dung của quản trị cung ứng nguyên vật liệu? Việc lựa chọn nhà cung
cấp có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp?
Trả lời:
Nội dung của quản trị cung ứng NVL bao gồm:
• Lựa chọn nhà cung cấp.
• Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
• Tổ chức hoạt động vận chuyển.
Việc lựa chọn nhà cung cấp có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp?
Tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp
• Chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm;
• Thị trường có nhiều loại nguyên vật liệu với nhiều loại phẩm cấp khác nhau.
25
v1.0015107206
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
26
Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích:
“Trong cơ chế kinh tế thị trường, lượng nguyên vật liệu lưu kho nhất thiết phải được tính toán
phù hợp với kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu mỗi loại.”
Trả lời:
Đúng.
Vì: Nếu không tính toán phù hợp với kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao sẽ gây lãng phí
hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất!
v1.0015107206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm được:
• Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
• Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu.
• Lựa chọn người cung ứng.
• Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
• Tổ chức hoạt động vận chuyển.
27