Bài giảng Quản trị kỹ thuật

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG THỰC TIỄN Thế kỷ 21 là thế kỷ sôi động và nhiều thách thức hơn so với hiện tại. Khác biệt cơ bản nhất là các vấn đề cần phải đối mặt để giải quyết có chiều sâu hơn, thay đổi nhiều, mang tính toàn cầu và càng ngày càng phức tạp. Các công ty, tổ chức tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên tất cả họ cần phải chuyển mình cho phù hợp với thời kỳ mới mà tác giả gọi là thời kỳ “trật tự quản lý mới”. Trật tự mới trong quản lý được hình thành từ những thay đổi trong công nghệ, thị trường, cạnh tranh quốc tế, ý thức hệ kinh tế xã hội và giá trị; nhu cầu của thị trường, giáo dục, sở thích nghề nghiệp và tình hình chính trị quốc tế cũng như thực trạng của nền kinh tế. Trật tự quản lý mới cần có các phương pháp quản lý hiệu quả hơn, chính sách và hành lang pháp lý phù hợp để có thể phản ứng, quản lý và đương đầu với những thay đổi. Đối mặt với những vấn đề và thách thức mới, công việc của nhà quản lý trong thế kỷ 21 rõ ràng là phức tạp hơn. Trọng tâm của những thách thức chính là yêu cầu về tính hiệu quả và năng lực quản lý. Thật vậy, người quản lý là động lực phát triển của tổ chức, của công ty; nếu không có đóng góp của họ thì tài nguyên sẽ mãi là tài nguyên, không trở thành hàng hóa hay dịch vụ có ích cho xã hội. Từ khi công nghệ được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển và đem lại lợi ích cho công ty thì nhu cầu phải có người quản lý kỹ thuật đủ năng lực là điều không thể chối cãi. Điều này có nghĩa rằng việc chuẩn bị tốt và chuyển đổi công việc cho kỹ thuật viên thành người quản lý là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nhiều thách thức trong thế kỷ 21. Kỹ sư và người hỗ trợ kỹ thuật, giám đốc và điều hành viên đều phải chịu áp lực nắm bắt cho được kỹ thuật của công ty. Việc tổ chức, phối hợp hoạt động, định hướng, định vị trí, quản lý nguồn tài nguyên theo ý tưởng riêng là nhiệm vụ chính của nhà quản lý. Họ làm công việc này tốt đến đâu thì ảnh hưởng đến công ty càng lớn đến đấy. Những nỗ lực của bản thân nhà quản lý cùng với những bộ phận khác trong công ty đều hướng tới một đích chung là kết quả hoạt động. Đóng góp của nhà quản lý đối với công ty được đánh giá phù hợp với năng lực của họ.

pdf43 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ KỸ THUẬT Biên soạn: PGS.TS.LÊ VĂN HÙNG Hà Nội 2012 PHẦN 1 THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KỸ THUẬT CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG THỰC TIỄN Thế kỷ 21 là thế kỷ sôi động và nhiều thách thức hơn so với hiện tại. Khác biệt cơ bản nhất là các vấn đề cần phải đối mặt để giải quyết có chiều sâu hơn, thay đổi nhiều, mang tính toàn cầu và càng ngày càng phức tạp. Các công ty, tổ chức tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên tất cả họ cần phải chuyển mình cho phù hợp với thời kỳ mới mà tác giả gọi là thời kỳ “trật tự quản lý mới”. Trật tự mới trong quản lý được hình thành từ những thay đổi trong công nghệ, thị trường, cạnh tranh quốc tế, ý thức hệ kinh tế xã hội và giá trị; nhu cầu của thị trường, giáo dục, sở thích nghề nghiệp và tình hình chính trị quốc tế cũng như thực trạng của nền kinh tế. Trật tự quản lý mới cần có các phương pháp quản lý hiệu quả hơn, chính sách và hành lang pháp lý phù hợp để có thể phản ứng, quản lý và đương đầu với những thay đổi. Đối mặt với những vấn đề và thách thức mới, công việc của nhà quản lý trong thế kỷ 21 rõ ràng là phức tạp hơn. Trọng tâm của những thách thức chính là yêu cầu về tính hiệu quả và năng lực quản lý. Thật vậy, người quản lý là động lực phát triển của tổ chức, của công ty; nếu không có đóng góp của họ thì tài nguyên sẽ mãi là tài nguyên, không trở thành hàng hóa hay dịch vụ có ích cho xã hội. Từ khi công nghệ được xem là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển và đem lại lợi ích cho công ty thì nhu cầu phải có người quản lý kỹ thuật đủ năng lực là điều không thể chối cãi. Điều này có nghĩa rằng việc chuẩn bị tốt và chuyển đổi công việc cho kỹ thuật viên thành người quản lý là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nhiều thách thức trong thế kỷ 21. Kỹ sư và người hỗ trợ kỹ thuật, giám đốc và điều hành viên đều phải chịu áp lực nắm bắt cho được kỹ thuật của công ty. Việc tổ chức, phối hợp hoạt động, định hướng, định vị trí, quản lý nguồn tài nguyên theo ý tưởng riêng là nhiệm vụ chính của nhà quản lý. Họ làm công việc này tốt đến đâu thì ảnh hưởng đến công ty càng lớn đến đấy. Những nỗ lực của bản thân nhà quản lý cùng với những bộ phận khác trong công ty đều hướng tới một đích chung là kết quả hoạt động. Đóng góp của nhà quản lý đối với công ty được đánh giá phù hợp với năng lực của họ. Nếu bạn danh phần lớn thời gian làm việc của bản thân cho các vấn đề kỹ thuật thì bạn là kỹ thuật viên hoặc chuyên gia. Cụm từ kỹ thuật viên chỉ một cá nhân có năng lực chuyên môn giỏi, bao gồm cả kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia máy tính, công nghệ thông tin, kiến trúc sư, lập trình viên, chuyên gia dữ liệu và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nữa. Thực tế có nhiều khác biệt quan trọng giữa kỹ sư, nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật nhưng cuốn sách này dùng cụm từ chuyên gia kỹ thuật để chỉ chung cho tất cả họ. Nhưng nếu bạn dành thời gian để hướng dẫn hay quản lý các kỹ sư, hoặc các công việc nghiên cứu và phát triển (gọi tắt là R&D) hay các công việc kỹ thuật khác thì bạn là quản đốc hoặc là giám đốc. Lấy một ví dụ tiêu biểu nếu bạn tự làm việc một mình thì hoàn toàn khác việc bạn thuê người để làm các công việc đó. Hai trường hợp này thực sự là khác biệt nhau. Thảo luận và xem xét những khác biệt giữa công việc kỹ thuật và quản lý là trọng tâm của chương này. Quản lý là cái gì? Dưới cái nhìn của các học giả và nhà kỹ thuật, quản lý được xem là một kỷ luật, một nghề, một chuyên môn, một hệ thống, một kỹ thuật và cũng là một quá trình. Quản lý được xây dựng trên cơ sở giáo dục (có kỷ luật), các chương trình bậc đại học và sau đại học rất phổ biến ở các trường. Đối với xã hội, giám đốc được xem như tầng lớp chuyên gia người thuộc về các nghiệp đoàn cao cấp và các hiệp hội chuyên gia, vì lợi ích và phát huy hình tượng bản thân họ. Ở khía cạnh khác, quản lý còn được xem là hệ thống tiếp nhận (tài nguyên và các nhân tố sản xuất), quá trình sản xuất (nhiệm vụ và hoạt động quản lý) và đầu ra (cho sản phẩm và các dịch vụ dưới hình thức lợi nhuận). Quản lý cũng được xem xét dưới khía cạnh kỹ thuật. Kỹ thuật quản lý thực sự là kiến trúc hoặc xây dựng mô hình quản lý, chính sách và các chu trình bao quát chiến lược và hoạt động của tổ chức để có thể đạt được mục đích kinh doanh của họ. Dưới khía cạnh này kỹ thuật quản lý là một hình thức quản lý xã hội. Nó là một hệ thống động bao gồm các tương tác và mối quan hệ của các hệ thống nhỏ hơn trong công ty. Hệ thống này có cả tài nguyên của công ty (cơ sở hạ tầng, tài chính, con người và thông tin), cấu trúc, văn hóa, phong cách lãnh đạo, chiến lược hoạt động, giá trị, hệ tư tưởng và tầm nhìn. Vì lẽ đó quản trị kỹ thuật đặc trưng cho kiến trúc xã hội-kỹ thuật của công ty. Quan sát dưới góc nhìn này chúng ta phát triển một hệ thống thiết kế 3 chiều thể hiện quản lý ở khía cạnh cốt lõi, phát huy và hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế chúng ta không thiếu những lý thuyết và quan niệm về quản lý. Thật vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau về nó và nếu nói không quá khoa trương thì lý thuyết về quản lý thực sự như một khu rừng rậm. Trong lĩnh vực dành riêng cho kỹ sư và công việc nghiên cứu & phát triển (R&D) vấn đề phức tạp cũng không phải là ngoại lệ. Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm được bàn nhiều trong phát triển quản lý và học thuật chuyên ngành, ở đó chúng ta nhấn mạnh vấn đề lý thuyết nhằm trang bị kiến thức cho người quản lý chứ không hướng đến mục đích áp dụng. Cuốn sách này cung cấp những kỹ thuật đặc thù để sử dụng khi bạn phải đối mặt với các vấn đề khó khăn và hướng dẫn bạn phải sử lý như thế nào cho phù hợp. Đến đây chúng ta có thể biết quản lý là cái gì: quản lý là một quá trình thực hiện công việc thông qua sử dụng nhân lực. Quan điểm này hơi thực dụng: quản lý là một nhiệm vụ hay hoạt động trong đó cần thể hiện vài chức năng thông qua các tiến trình khác nhau với các kỹ năng riêng biệt. Điểm trọng tâm ở đây là các chức năng quản lý được thực hiện thông qua người khác. Vì vậy, công tác quản lý là việc của giám đốc điều hành mọi người thực hiện công việc cho suôn sẽ. Vậy chính xác thì các nhiệm vụ của công tác quản lý là gì? Chúng ta cần chỉ ra 3 điểm cơ bản: 1. Công tác quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: lên kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát. Vấn đề cốt lõi của quản lý là phải thực hành những điểm này. Nếu không thực hiện chúng thì bạn không phải nhà quản lý mà chỉ đơn thuần là kỹ thuật viên, chuyên viên, chuyên gia hoặc tư vấn viên,.. có chức năng đưa ra lời khuyên. 2. Kết quả cuối cùng của quản lý là đạt được một mục đích. Quá trình quản lý là một quá trình có định hướng. Quản lý là phương tiện để đạt được mục đích cần thiết (lợi nhuận hay phát triển ..). 3. Giám đốc phải chịu trách nhiệm cho việc làm của các nhân viên. Họ được trả lương không chỉ cho những gì họ làm mà còn cho những gì nhân viên đã làm. Lấy ví dụ giám đốc kỹ thuật phải có trách nhiệm tạo động lực cho các kỹ sư, nhà khoa học và kỹ thuật viên hoàn thành công việc đồng thời kiểm soát được sự phát triển của kỹ sư và công tác nghiên cứu&phát triển của công ty. Mức độ công việc mà giám đốc phải tự làm chính là mức độ thất bại của anh ta. Tổng kết lại thì bất kỳ tổ chức hay công ty nào đều có nhu cầu về một phương tiện định hướng nỗ lực của họ đến một mục tiêu xác định. Phương tiện này chính là quản lý. Quản lý bao gồm nhiều chức năng có liên quan đến các kỹ năng chuyên môn riêng biệt. Trên thực tế, thuật ngữ quản lý thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tư nhân và thuật ngữ hành chính công thường được dùng trong lĩnh vực quản lý công cộng. Trong cuốn sách này tác giả giới thiệu và sử dụng cả hai thuật ngữ có thể thay thế cho nhau, điều này phản ánh cái nhìn riêng của tác giả khi nghiên cứu lý thuyết và các nhân tố cơ bản của quản lý. GIAM ĐỐC LÀ CÁI GÌ? Giám đốc là người làm việc cho một tổ chức trực tiếp thực hiện công việc quản lý, ra quyết định, giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm về công việc của ít nhất một người khác (người phải báo cáo công việc với giám đốc). Nhiệm vụ quan trọng nhất của giám đốc dĩ nhiên là giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra trên một lĩnh vực cụ thể chẳng hạn nhân lực, marketing hay sản xuất. Về mặt lý thuyết, có 3 điều kiện cơ bản đặc trưng cho một cá nhân được coi là giám đốc: 1. Giám đốc phải thực hiện công việc quản lý thông qua các hình thức định hướng hoạt động: lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, định hướng và kiểm soát. 2. Giám đốc phải liên quan đến việc giải quyết các vấn đề quản lý và ra quyết định. Tình huống quyết định là tình huống lựa chọn với một vài tiêu chí khả dĩ. Trách nhiệm của giám đốc chính là đánh giá các lựa chọn này và quyết định lấy một. 3. Giám đốc phải có ít nhất một người báo cáo kết quả (kể cả thư ký) bởi vì bản chất của quản lý là chi phối người khác. Nói nôm na, giám đốc phải hướng dẫn, chỉ huy và định hướng cho mọi người. GIÁM ĐỐC LÀM VIỆC GÌ ? Napoleon đại đế đã từng nói không hề có người lính tồi mà chỉ có chỉ huy tồi. Giữa người chỉ huy và người giám đốc có nhiều điểm tương đồng. Khi người giám đốc có nhiều nguồn lực để vận hành nhưng anh ta làm không tốt thì kết quả cũng chẳng ra sao. Đầu tiên, người giám đốc làm gì còn tùy thuộc vào cấp độ vị trí anh ta đang ở đâu trong công ty. Cấp độ quản lý cao chỉ tập trung vào lập kế hoạch, hoạch định chính sách và kết quả cần đạt được. Cấp độ trung bình dành nhiều thời gian cho việc truyền đạt thông tin các chính sách, kế hoạch đã lập ở trên cho phù hợp với từng đơn vị, bộ phận trong công ty. Họ cũng không dành quá nhiều thời gian chỉ đạo thực hiện trực tiếp đến nhân viên làm việc như những quản đốc – đóng vai trò giám đốc ở cấp bậc đầu tiên. Thứ hai, bản chất tự nhiên của công việc và hoạt động quản lý thay đổi tùy thuộc vào chức năng mà người giám đốc đảm nhận. Lấy ví dụ giám đốc các lĩnh vực bán hàng, kỹ thuật, sản xuất .. là hoàn toàn khác nhau. Cuối cùng, giám đốc làm những gì còn tùy thuộc vào vị trí của anh ta: trong một thứ tự cấp bậc hay trong một hội đồng bình quyền. Đối với hệ thống cấp bậc, vai trò của giám đốc liên quan đến một công việc cụ thể của tổ chức; đối với hình thức hội đồng, giám đốc chỉ có vai trò gợi ý, tư vấn, đưa ra lời khuyên hoặc khuyến cáo một mô hình thích hợp với người khác trong hội đồng (thuộc một đơn vị khác trong tổ chức), họ có quyền nghe hoặc không nghe khuyến nghị này. Về cơ bản mà nói, hội đồng chuyên gia có quyền khuyên nhủ hoặc đơn giản hơn là cung cấp dịch vụ tư vấn cho hình thức giám đốc theo cấp bậc. Lấy ví dụ giám đốc nhân lực có thẩm quyền trong quá trình lựa chọn và tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận khác trong công ty. Tổng kết lại, khi bạn là giám đốc thì nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn tùy thuộc theo thứ tự cấp bậc, loại công việc mà bạn phụ trách và hình thức thẩm quyền mà bạn có. Quá trình quản lý có liên quan đến một vài chức năng cơ bản. Tất cả các giám đốc đều có hai vai trò: (1) chịu trách nhiệm và (2) định hướng con người. Chức năng chịu trách nhiệm Được giới thiệu trong hình 1.1, chức năng chịu trách nhiệm hình thành nên vai trò hành chính trong công việc của giám đốc. Việc thực hiện những nhiệm vụ này là cần thiết để hoàn thành vai trò giám đốc. Mỗi người giám đốc đều có 3 trách nhiệm: Hình 1.1 Vai trò và trách nhiệm của giám đốc. 1. Chỉ đạo: trong trường hợp quản lý tập trung vào hành vi của con người thì sự chỉ đạo cần thiết phải đạt được mức độ khuyến khích mỗi cá nhân phát huy tiềm năng của họ một cách tốt nhất. Tuy nhiên quản lý và sự chỉ đạo không phải là 2 nhân tố tương đồng với nhau. Sự chỉ đạo đơn thuần chỉ là một hình thức quản lý. Người giám đốc có thể áp dụng rất hiệu quả các hình thức quản lý khác một cách phù hợp tùy theo thực tế yêu cầu. Nói chung quản lý là khái niệm rộng hơn chỉ đạo. 2. Tạo động lực: đây là quá trình làm cho nhân viên của mình làm việc với khả năng hơn mức mong đợi bình thường một cách hết sức tự nhiên. Theo bản chất tự nhiên của việc tạo động lực người giám đốc cần phải biết áp dụng linh hoạt các hình thức khác nhau đối với các nhóm khác nhau để có thể phát huy được tối đa khả năng của họ. Vấn đề cốt lõi đối với nghệ thuật tạo động lực là nó phải đáp ứng được nhu cầu của nhóm nhân viên mà nó hướng tới. 3. Giao tiếp: đây là quá trình truyền đạt thông tin đến người khác bao gồm cả sự thật, ý tưởng và cảm súc. Nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của quản lý chính là phương pháp giao tiếp hiệu quả, chúng ta có thể nói không ngoa rằng quản lý chính là giao tiếp. Điều hiển nhiên là tầm quan trọng của giao tiếp vượt ngoài phạm vi của quản lý – nó là nhân tố quan trọng trong tất cả hoạt động thường ngày của chúng ta. Lập kế hoạch và ra quyết định Tổ chức Kiểm soát Nhiệm vụ quản lý Chức năng chịu trách nhiệm Định hướng nhân lực Lãnh đạo Tạo động lực Giao tiếp Huấn luyện và kiểm tra Kiểm soát nguồn lực và chính sách Quản lý mâu thuẫn 4. Huấn luyện và đánh giá năng lực: khuyên nhủ, giúp đỡ và huấn luyện nhân viên là phần rất quan trọng trong việc làm của một giám đốc. Đánh giá năng lực của mỗi nhân viên cũng là một trách nhiệm to lớn. Cả hai việc này đều là điều kiện cơ bản giúp cho việc lập kế hoạch và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức được hiệu quả. 5. Kiểm soát nguồn lực và các chính sách của công ty. Hệ thống chính sách không chính thức và cấu trúc sức mạnh là các nhân tố cấu thành nên sức sống của công ty. Học cách kiểm soát nguồn lực và các chính sách của công ty là kỹ năng thiết yếu mà bất kỹ một người giám đốc nào cũng cần phải có. 6. Quản lý mâu thuẫn. Do sự hạn chế trong nguồn tài nguyên, thẩm quyền quyết định và các động lực cá nhân khác nhau nên mâu thuẫn là tất yếu trong bất kỳ một công ty hay tổ chức nào. Giải quyết mâu thuẫn và vận dụng nó để khai thác thêm thông tin, củng cố mối quan hệ của các cá nhân và các nhóm trong công ty là một nhiệm vụ quản lý không kém phần quan trọng. Quản lý mâu thuẫn thực sự là nghệ thuật của mỗi cá nhân, nó đặc biệt quan trọng cho tất cả các cấp lãnh đạo trong công ty. Tất cả các giám đốc đều có vai trò như nhau trong việc định hướng nguồn tài nguyên họ quản lý tùy theo khả năng, cấp độ và loại hình quyền lực mà họ có. Những vai trò này được hiểu là các chức năng của quản lý gồm có lập kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát. Người giám đốc sẽ thất bại khi không thể đảm nhận tốt được các vai trò này và dĩ nhiên công ty sẽ chẳng thể đạt được mục đích nếu quyền hành rơi vào tay nhà quản lý tồi. QUẢN ĐỐC SO VỚI GIÁM ĐỐC: SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN Quản đốc chính là giám đốc ở mức độ quản lý nhỏ nhất. Tuy nhiên thuật ngữ quản đốc có thể được áp dụng cho tất cả các cấp quản lý nếu họ trực tiếp chỉ huy nhân lực thực hiện công việc. Người quản đốc trên thực tế có vai trò cốt cán và vị trí của họ chính là cầu nối giữa ban giám đốc với nhân viên. Điều này được ví von như một mái vòm với khối đá đỉnh vòm là chịu lực lớn nhất, nếu bỏ khối này đi thì mái vòm chắc chắn sụp đổ. Vị trí quản đốc khác biệt với vị trí quản lý ở cấp cao hơn. Lý do đầu tiên, anh ấy là người duy nhất mà cấp dưới không ai có vai trò quản lý nữa, anh ấy thường là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật. Thứ hai, người quản đốc luôn tự nỗ lực hướng đến phục vụ công bằng cả hai ông chủ-quản lý ở cấp cao hơn và kỹ thuật viên dưới quyền. Điều này chẳng những đặt anh ấy vào vị trí khó khăn mà còn khiến anh ấy phải vận dụng nhiều mối quan hệ và hướng giải quyết khác nhau để xử lý vấn đề. Một điểm khác biệt nữa giữa quản đốc và giám đốc là ở chỗ quản đốc sẽ quản lý trực tiếp kỹ thuật viên; kỹ năng và kỹ thuật của anh ấy phải vượt trội hơn so với cấp dưới để có thể lập kế hoạch và đinh hướng sản xuất hiệu quả. Quản đốc đôi khi vẫn phải tự mình làm các công việc kỹ thuật. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ vấn đề này ở chương 2, tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật có vẻ như giảm khi cấp quản lý càng lên cao, ở vị trí này giám đốc cần quan tâm nhiều đến chiến lược phát triển cho mỗi chuyên ngành (R&D, kỹ sư, marketing,..) hơn là tập trung vào vấn đề kỹ thuật cho một bộ phận nào đó. Chính vì vậy chúng ta có thể xem quản đốc quản lý theo sự “bổ dọc” còn giám đốc quản lý chung theo hình thức “bổ ngang”. Điểm khác biệt thứ 4 và cũng là cuối cùng giữa quản đốc và giám đốc là số nhân viên báo cáo trực tiếp, thường biết đến với hình thức nhịp quản lý, nhịp sau ít hơn nhịp trước; với quản đốc con số này lớn hơn nhiều so với giám đốc. Hơn nữa, giám đốc có thể chỉ đạo nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cấp nhỏ hơn trong khi quản đốc chỉ có thể quản lý theo hình thức trực tiếp, mặt đối mặt với nhân viên dưới quyền. Cơ bản mà nói thì quản đốc cùng làm việc với chuyên viên kỹ thuật ngày qua ngày. Nói tóm lại, rõ ràng là có rất nhiều khác biệt cơ bản giữa quản đốc và giám đốc. Trong khi hầu hết các giám đốc đều có vai trò quản đốc thi người quản đốc đơn thuần chỉ là giám đốc ở cấp bậc đầu tiên, làm việc trực tiếp với nhân viên kỹ thuật. Điều này chỉ cho bạn hiểu rằng khi bạn là quản đốc bạn cũng là giám đốc (nhưng bé thôi!), việc làm của bạn là hết sức quan trọng như viên đá ở đỉnh mái vòm - không có bạn công việc chẳng thể trôi chảy. Bản chất tự nhiên của quản lý Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về quản lý đều cho rằng giám đốc là người lên kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát nguồn tài nguyên nhằm hướng đến mục tiêu sau cùng của công ty. Trong khi số lượng các chức năng cơ bản của một giám đốc thay đổi ít nhiều tùy theo định nghĩa của các tác giả khác nhau thì bản chất và nội dung của chúng đều là như nhau. Các tác giả này thực sự cung cấp cho chúng ta cách nhìn hiện thực của công việc quản lý, nhưng họ không chú trọng đi sâu vào công việc thực tế của người quản lý. Ai cũng nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của người giám đốc được phân tích kỹ lưỡng và thời gian làm việc được lên lịch cụ thể như kiểu buổi sáng dành cho lập kế hoạch, buổi chiều tổ chức thực hiện, kiểm soát.. Những đặc trưng này của công việc quản lý quá là đơn giản, lý tưởng và không hiện thực với cuộc sống của bất kỳ ai. Chúng cũng phản ánh sự hiểu nhầm với quan niệm sai lầm về những gì mà người giám đốc thực sự làm. Kinh nghiệm từ thực tế công việc và số liệu điều tra chỉ cho tác giả thấy rằng quản lý khủng hoảng, đấu tranh, làm mò mẫm, trực giác và thậm chí là may mắn là những đặc trưng thường thấy trong công việc của các giám đốc. Những việc này là thông thường không phải là trường hợp đặc biệt gì cả. Điều quan trọng chúng ta phải biết với nhau là quá trình quản lý được nghiên cứu trong cuốn sách này phục vụ công tác thực tiễn của một giám đốc. Những nguyên lý nêu ở đây có thể là ẩn sâu trong tâm trí mỗi người nhưng nó lại là thực tiễn công việc mà chúng ta phải xử lý hàng ngày. Cuốn sách này đi theo hướng thực hành để quản lý được tốt trong thực tiễn. Công việc của một giám đốc có thể được coi như một hệ thống bao gồm các yếu tố đầu vào, quy trình, và kết quả đầu ra. Sử dụng các nhân tố đầu vào như mục tiêu, nguồn lực và môi trường, người giám đốc phải thực hiện một số quy trình và các hoạt động quản lý để chuyển chúng thành kết quả đầu ra. Mục tiêu của người giám đốc cuối cùng phải đạt được thông qua những người khác. Điều này có nghĩa rằng công việc của người giám đốc phải theo các bước sau đây: (1) giao tiếp, (2) phân tích, (3) cam kết thực hiện, (4) giao tiếp, (5) lập kế hoạch, (6) cam kết thực hiện, (7) giao tiếp, và (8) đạt được kết quả. Cho đến nay tôi đã thảo luận về nhiệm vụ, trách nhiệm và vai trò của quản đốc và giám đốc mà không cần tham chiếu đặc biệt đến các chức năng kỹ thuật và R&D để