Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp - Trần Việt Hùng

Công bằng bình đẳng trong doanh nghiệp: • Công bằng hay bình đẳng là khi một người lao động được nhận những thứ mà họ tin rằng họ xứng đáng được nhận dựa trên những đóng góp của họ; • Là nhân tố chính trong quan hệ lao động và gắn kết với việc tại sao người lao động mong muốn gia nhập công đoàn. • Tại Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động; • Tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; • Là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam; • Khi tìm hiểu về Công đoàn cần tìm hiểu:  Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam;  Lý do tham gia tổ chức Công đoàn;  Các hoạt động thực tế của Công đoàn

pdf24 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp - Trần Việt Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101210 1 BÀI 8 QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Việt Hùng v2.0014101210 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tom là giám đốc điều hành Công ty cung ứng các dịch vụ cho các chuyến bay vào khu vực nội địa. Nhân viên được tuyển chọn khá kỹ vì mức độ tin cậy của họ được coi là chìa khoá thành công của Công ty. Mức lương mà Công ty trả cho nhân viên được coi là cao so với mặt bằng chung của ngành dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, cường độ làm việc lại cao hơn mặt bằng chung. Gần đây, Tom được một nhóm công nhân yêu cầu gặp gỡ, đối thoại với anh về các vấn đề lao động trong Công ty, họ cho rằng với cường độ lao động như vậy thì phải trả mức lương cao hơn. Họ đưa ra yêu sách tăng 15% lương. Trước tình hình đó, Tom đã gặp đại diện công nhân. Công nhân cho biết họ sẽ đình công 7 ngày nếu thoả thuận của họ không được thoả mãn. 1. Giám đốc Công ty đang gặp phải vấn đề trở ngại gì trong việc quản lý, điều hành Công ty? 2. Nếu là giám đốc công ty, bạn sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào? v2.0014101210 3 • Học viên hiểu được khái niệm, và ý nghĩa về quan hệ lao động, nhân sự trong doanh nghiệp; • Nắm được những nội dung cơ bản về giải quyết các vấn đề về quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp; • Hiểu được vai trò của việc tạo lập môi trường giao tiếp tích cực trong doanh nghiệp. MỤC TIÊU v2.0014101210 4 • Học viên đọc tài liệu trong 2 giờ; • Học viên nghiên cứu một trong những vấn đề đặt ra đối với QTNNL trong doanh nghiệp đó là quan hệ lao động và giải quyết những vấn đề liên quan; • Quan hệ lao động được xem là một nội dung mà nhà quản trị luôn phải đối mặt và quyết định như thế nào luôn là vấn đề đối với các cấp quản trị doanh nghiệp nhằm giải quyết thỏa đáng những vấn đề liên quan tới quan hệ lao động trong doanh nghiệp. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ v2.0014101210 5 • Khái niệm về mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp; • Tổ chức công đoàn và sự tham gia của người lao động tham gia tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; • Thỏa ước lao động tập thể; Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp; • Các hình thức xử lý và giải quyết liên quan tới quan hệ lao động trong doanh nghiệp; • Giao tiếp ứng xử của nhà quản trị trong doanh nghiệp. NỘI DUNG v2.0014101210 6 Khái niệm: • Quan hệ lao động trong tổ chức doanh nghiệp: Bao gồm các hoạt động quản trị nguồn nhân lực kết hợp thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp, điều chuyển lao động trong doanh nghiệp... là các khía cạnh quan trọng trong quan hệ lao động của doanh nghiệp. • Quan hệ lao động được thể hiện thông qua những quan hệ tích cực của chủ doanh nghiệp với người lao động. 1. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP v2.0014101210 7 Công bằng bình đẳng trong doanh nghiệp: • Công bằng hay bình đẳng là khi một người lao động được nhận những thứ mà họ tin rằng họ xứng đáng được nhận dựa trên những đóng góp của họ; • Là nhân tố chính trong quan hệ lao động và gắn kết với việc tại sao người lao động mong muốn gia nhập công đoàn. 1. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) v2.0014101210 8 • Tại Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động; • Tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; • Là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam; • Khi tìm hiểu về Công đoàn cần tìm hiểu:  Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam;  Lý do tham gia tổ chức Công đoàn;  Các hoạt động thực tế của Công đoàn. 2. TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN v2.0014101210 9 Khái niệm: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ v2.0014101210 10 Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể: • Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động; • Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động; • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi; • Bảo hiểm xã hội; • Điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động. 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ (tiếp theo) v2.0014101210 11 Quá trình ký kết thỏa ước lao động tập thể: • Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng; • Tiến hành thương lượng; • Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thỏa ước và có thể tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn; • Các bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể và tiến hành ký kết sau khi đại diện của hai bên nhất trí. 3. THẢO ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ (tiếp theo) v2.0014101210 12 Khái niệm: • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động; • Quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp lao động; • Trình tự giải quyết tranh chấp lao động; • Một số lưu ý đối với nhà quản trị trong quá trình tranh chấp lao động. 4. TRANH CHẤP LAO ĐỘNG v2.0014101210 13 • Tranh chấp lao động phát sinh từ những mâu thuẫn trong phạm vi quan hệ lao động phải giải quyết. • Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân người lao động, hoặc giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm. 4.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP LAO ĐỘNG v2.0014101210 14 • Khi xảy ra tranh chấp, các bên phải thương lượng và tự dàn xếp tại nơi phát sinh tranh chấp; • Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; • Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật; • Có sự tham gia của đại diện hai bên. 4.2. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG v2.0014101210 15 Quyền của các bên: • Trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp; • Rút đơn hoặc thay đổi nội dung trong khi giải quyết tranh chấp; • Có quyền yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành việc giải quyết tranh chấp nếu có đủ lý do chính đáng. Nghĩa vụ các bên: • Cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng từ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động; • Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận hoặc các quyết định đã có hiệu lực. 4.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN v2.0014101210 16 4.4. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Họp hòa giải do hội đồng hòa giải chủ trì Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải Nếu hòa giải không thành mỗi bên yêu cầu tòa án nhân dân các cấp xét xử tranh chấp v2.0014101210 17 Những điều nên thực hiện: • Trao đổi trực tiếp giải quyết đầy đủ và hợp lý các vấn đề; • Xem xét thực tế nơi xảy ra tranh chấp; • Tiếp xúc và đối xử bình đẳng với công đoàn; • Thông báo đầy đủ cho lãnh đạo cấp trên. Một số điều nên tránh: • Đưa ra sự dàn xếp, thỏa thuận không đúng với thỏa ước tập thể; • Thiếu tôn trọng cán bộ công đoàn; • Tìm cách từ chối giải quyết các tranh chấp, khiếu nại. 4.5. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ v2.0014101210 18 • Thi hành kỷ luật; • Cho nghỉ việc; • Xin thôi việc; • Giáng chức; • Thăng chức; • Thuyên chuyển; • Về hưu. 5. QUẢN TRỊ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP v2.0014101210 19 • Mục đích giao tiếp của nhà quản trị; • Những yếu tố liên quan tới giải quyết mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp; • Nghiên cứu động lực kích thích người lao động; • Những điều nhà quản trị cần biết trong quan hệ, đối xử với nhân viên. 6. GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP v2.0014101210 20 • Giúp nhà quản trị chuyển tải được những dự định, thông điệp của mình tới đồng nghiệp, nhân viên; • Thông qua giao tiếp nhà quản trị nhận được những thông tin phản hồi từ phía nhân viên; • Giao tiếp giúp nhà quản trị duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong doanh nghiệp. 6.1. MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP CỦA NHÀ QUẢN TRỊ v2.0014101210 21 • Các yếu tố ảnh hưởng:  Khả năng thích ứng với công việc;  Đặc điểm riêng của cá nhân;  Nhân cách, nhận thức thái độ;  Giá trị riêng của mỗi cá nhân. • Các nhà quản trị nên:  Học cách lắng nghe sao cho tốt hơn;  Dành thời gian và nên có những cuộc gặp từng người;  Nên nói về con đường nghề nghiệp của nhân viên và nhà quản trị đang đồng hành với họ trong việc triển khai, phát triển công việc. 6.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI v2.0014101210 22 Để có thể giao tiếp, ứng xử đúng, nhà quản trị cần nghiên cứu các lý thuyết về động lực kích thích cá nhân: • Lý thuyết nhu cầu theo thứ bậc: Abraham H. Maslow; • Lý thuyết X và Y của Mc Gregor; • Lý thuyết 2 nhân tố của nhà tâm lý học Frederic Herzberg. 6.3. NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC KÍCH THÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG v2.0014101210 23 • Khiêm tốn, tự tin, ý chí và nghị lực; • Quan tâm đến người khác; • Cương quyết nhưng không cứng nhắc; • Có triết lý sống phù hợp; • Có những hành vi ứng xử tích cực đối với cả cấp trên và cấp dưới. 6.4. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ v2.0014101210 24 TÓM LƯỢC BÀI • Vấn đề quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, chưa xây dựng và duy trì thường xuyên các kênh đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thậm chí còn rất nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. • Người lao động là một tài sản quý giá đối với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế, doanh nghiệp nào xác định được rằng lợi ích của người lao động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp và ngược lại thì doanh nghiệp đó đã cơ bản nắm chắc thành công. • Việc tạo dựng mối quan hệ hài hoà, tốt đẹp, ổn định, bền vững giữa người sử dụng lao động với người lao động là việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trên con đường mở rộng và phát triển.
Tài liệu liên quan