Lương bổng đãi ngộ: là mọi loại phần
thưởng mà một cá nhân nhận được để
đổi lấy sức lao động của mình
Tổ chức lao động quốc tế (ILO):Tiền lương là
sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi
hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện
bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và người lao
động, hoặc bằng pháp luật, pháp qui quốc gia,
do người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động theo một hợp đồng lao động được
viết ra hay bằng miệng, cho một công nhân
đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho
những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.
Theo quan điểm cải cách tiền lương
1993 : Tiền lương là giá cả sức lao
động, được hình thành qua thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và
người lao động phù hợp với quan hệ
cung cầu sức lao động trong nền
kinh thị trường
Tiền lương là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động
để thực hiện công việc theo thỏa
thuận (luật lao động 2012, hiệu lực
05/2013)
9 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 7: Trả công lao động - Trần Quang Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII. TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
Lương bổng đãi ngộ: là mọi loại phần
thưởng mà một cá nhân nhận được để
đổi lấy sức lao động của mình
1
Tổ chức lao động quốc tế (ILO):Tiền lương là
sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi
hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện
bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và người lao
động, hoặc bằng pháp luật, pháp qui quốc gia,
do người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động theo một hợp đồng lao động được
viết ra hay bằng miệng, cho một công nhân
đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho
những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.
2
Theo quan điểm cải cách tiền lương
1993 : Tiền lương là giá cả sức lao
động, được hình thành qua thỏa thuận
giữa người sử dụng lao động và
người lao động phù hợp với quan hệ
cung cầu sức lao động trong nền
kinh thị trường
3
Tiền lương là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động
để thực hiện công việc theo thỏa
thuận (luật lao động 2012, hiệu lực
05/2013)
4
Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất
trả cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất, trong điều kiện lao động
bình thường và phải bảo đảm nhu cầu
sống tối thiểu của người lao động và gia
đình họ...\..\Bài tập tình huống\7. thù lao\Mức lương tối thiểu
vùng 2017.docx
5
Tiền lương cơ bản: là tiền lương được
xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu
về: sinh học, xã hội học, mức độ phức
tạp, mức tiêu hao sức lao động trong
điều kiện lao động trung bình của từng
ngành nghề, công việc
6
Lương danh nghĩa
là số tiền mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động. Số tiền này
nhiều hay ítphụ thuộc trực tiếp vào
năng suất lao động và hiệu quả làm
việc của người lao động, phụ thuộc vào
trình độ, kinh nghiệm làm việc trong
quá trình làm việc.
7
Lương thực tế: là số lượng hàng hóa
tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết
mà người lao động hưởng lương có thể
mua được bằng tiền lương danh nghĩa
của họ.
8
Phụ cấp lương: là tiền trả công lao
động ngoài tiền lương cơ bản, bổ sung
và bù đắp thêm khi người lao động làm
việc trong điều kiện không ổn định
hoặc không thuận lợi mà chưa được
tính đến khi xác định lương cơ bản
9
Tiền thưởng: Tiền thưởng là khoản
tiền mà người sử dụng lao động
thưởng cho người lao động căn cứ vào
kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm
và mức độ hoàn thành công việc của
người lao động.
10
Phúc lợi: Phúc lợi là phần thù lao gián
tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ về cuộc
sống cho người lao động
11
Các loại phúc lợi:
Phúc lợi bắt buộc: Là các phúc lợi tối
thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo
yêu cầu của pháp luật, bao gồm:
• Các loại bảo đảm,
• BHXH (trợ cấp ốm đau, tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản,
hưu trí và tử tuất),
• Trợ cấp thất nghiệp, BHYT
12
Các loại phúc lợi:
Phúc lợi tự nguyện: Là các loại phúc
lợi mà các tổ chức đưa ra, tùy thuộc
vào khả năng kinh tế của họ và sự
quan tâm của lãnh đạo ở đó.
13
Các loại phúc lợi:
Các loại phúc lợi tự nguyện:
Các phúc lợi bảo hiểm:
• Bảo hiểm sức khoẻ
• Bảo hiểm nhân thọ
• Bảo hiểm mất khả năng lao động
Các phúc lợi bảo đảm
• Bảo đảm thu nhập
• Bảo đảm hưu trí
14
2. Cơ cấu thu nhập
- Lương cơ bản
- Phụ cấp lương
- Tiền thưởng
- Phúc lợi
15
3. Mục tiêu của hệ thống tiền lương
- Thu hút nhân viên
- Duy trì nhân viên giỏi
- Kích thích động viên nhân viên
- Hiệu quả về mặt chi phí
- Đáp ứng yêu cầu của Luật pháp
16
4. Các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến
lương bổng ? (thảo luận nhóm)
4.1. Yếu tố từ bên ngoài
- Thị trường lao động
+ Cung cầu sức lao động
+ Các định chế về giáo dục đào tạo
+ Sự thay đổi trong cơ cấu đội ngũ lao động
+ Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên thị trường
+ Điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế
17
- Các tổ chức công đoàn
- Sự khác biệt vè trả lương theo vùng địa
lý
- Các quy định là luật pháp của chính phủ
- Các mong đợi của xã hội, phong tục tập
quán.
18
4.2. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp
- Ngành sản xuất kinh doanh
- Có tổ chức công đoàn hay không
- Lợi nhuận và khả năng trả lương
- Quy mô doanh nghiệp
- Trình độ trang thiết bị kỹ thuật
19
4.2. Yếu tố thuộc về doanh nghiệp
- Quan điểm, triết lý kinh doanh
+ Mục tiêu, chiến lược
+ Doanh nghiệp đặt mức lương theo các mức
lương trên thị trường
+ Cơ cấu hỗn hợp giữa tiền lương và phúc lợi
+ Các mối quan hệ công việc sẵn có
+ Nhóm làm việc
+ Các chính sách, thủ tục trả lương
+ nhân viên làm việc đầy đủ hay một phần thời
gian 20
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Kiến thức, kỹ năng
+ Yêu cầu lao động trí óc
+ Mức độ phức tạp của công việc
+ Các phẩm chất cá nhân cần thiết
+ Khả năng ra quyết định
+ Kỹ năng quản trị
+ Các kiến thức về giáo dục đào tạo cần
thiết cho công việc
21
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Kiến thức, kỹ năng
+ Các kỹ năng xã hội
+ Khả năng hòa đồng với người khác
+ Khả năng thực hiện các công việc chi
tiết
+ Khả năng thực hiện công việc đơn điệu
+ Sự khéo léo chân tay
+ Khả năng sáng tạo
22
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Kiến thức, kỹ năng
+ Khả năng bẩm sinh
+ Tính linh hoạt/tháo vát
+ Kinh nghiệm trước đây.
23
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Trách nhiệm về các vấn đề
+ Tiền bạc, khen thưởng tài chính
+ Kiểm soát
+ Lãnh đạo người khác
+ Kết quả tài chính
+ Quan hệ với cộng đồng, khách hàng và
các đối tượng khác
24
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Trách nhiệm về các vấn đề
+ Vật liệu, dụng cụ, tài sản
+ Chính sách của doanh nghiệp
+ Đầy đủ thông tin
25
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Cố gắng
+ Yêu cầu về thể lực
+ Yêu cầu về trí óc
+ Quan tâm đến những điều chi tiết
+ Áp lực công việc
+ Những yêu cầu cần quan tâm khác
26
4.3. Yếu tố thuộc về công việc
- Điều kiện làm việc
+ Điều kiện công việc
+ Các rủi ro khó tránh
27
4.4. Yếu tố thuộc về cá nhân
- Kết quả thực hiện công việc,năng suất,
chất lượng
- Kinh nghiệm
- Thâm niên
- Khả năng thăng tiến
- Tiềm năng phát triển
28
4.4. Yếu tố thuộc về cá nhân
- Sự ưu thích cá nhân
+ Thích thú công việc
+ Thích vị trí xã hội, tên gọi, điều kiện đòi
hỏi
+ Mức độ an toàn trong trả lương
+ Thời gian làm việc
+ Mức độ đều đều, đơn điệu
+ Ưu thích được đi làm việc, du lịch ra
ngoài thành phố 29
5. Thiết lập và quản trị hệ thống lương
bổng
5.1. Mục tiêu:
̶ Mục tiêu rõ ràng thì đề ra chính sách
lương bổng hợp lý
̶ Kế họach ổn định nhưng cần uyển
chuyển để kịp thay đổi phù hợp
̶ Chú trọng giảm chi phí lao động, tăng
năng suất, mức thù lao đủ cao để dễ
tuyển mộ và duy trì lực lượng lao động
30
̶ Thang lương công bằng, có hiệu quả
nhằm đền bù kỹ năng, kinh nghiệm,
trình độ, các điều kiện khác
̶ Trả lương trên cơ sở thành tích lao
động, xuất lượng sản phẩm đầu ra
̶ Thiết lập hệ thống ca làm việc hợp lý,
tuần, giờ làm việc hợp lý
̶ Kế hoạch đơn giản, dễ quản trị
31
5.2. Chính sách
- Phải phân tích yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí lao động, nhu cầu lao động,
mức cung lao động, mức lương của
doanh nghiệp
- đề ra những chính sách: lương, phụ
cấp, các kích thích phi tài chính
32
5.3. Tiến trình thiết lập và quản trị hệ
thống lương bổng
Đánh giá công việc:
- Đánh giá từng công việc dựa vào bảng
mô tả công việc.
- Tính điểm cho từng loại công việc
- Phân loại thang điểm
33
Thiết lập mức lương của công ty
- Khảo sát lương bổng: Mức lương đang
thịnh hành trong khu vực
- Tham khảo và điều chỉnh theo mức
lương thịnh hành
- Chuyển thành mức lương mới
Ấn định các loại phụ cấp
Trả lương kích thích lao động
Duy trì và quản trị hệ thống lương bổng
Điều chỉnh mức lương theo định kỳ 34
6. Các hình thức trả lương ?
Hình thức trả lương theo quy định tại
Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-
CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Tiền lương theo thời gian (theo tháng,
theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ)
được trả cho người lao động hưởng
lương theo thời gian, căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế theo tháng, tuần,
ngày, giờ.
35
- Tiền lương theo thời gian:
• Tiền lương tháng được trả cho một
tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp
đồng lao động;
• Tiền lương tuần được trả cho một tuần
làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52
tuần;
36
- Tiền lương theo thời gian:
• Tiền lương ngày được trả cho một ngày
làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
tháng chia cho số ngày làm việc bình
thường trong tháng (tính theo từng
tháng dương lịch và bảo đảm cho người
lao động được nghỉ tính bình quân 01
tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của
pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;
37
- Tiền lương theo thời gian:
• Tiền lương giờ được trả cho một giờ
làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
ngày chia cho số giờ làm việc bình
thường trong ngày theo quy định tại
Điều 104 của Bộ luật Lao động.
..\..\Bài tập tình huống\7. thù lao\Chương VII thời giờ làm việc
nghỉ ngơi.docx
38
- Tiền lương theo sản phẩm được trả cho
người lao động hưởng lương theo sản
phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành
số lượng, chất lượng sản phẩm theo
định mức lao động và đơn giá sản phẩm
được giao.
- Tiền lương khoán được trả cho người
lao động hưởng lương khoán, căn cứ
vào khối lượng, chất lượng công việc và
thời gian phải hoàn thành.
39
Các hình thức khác
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương = Hệ số lương * Lương bình
quân trực tiếp
Hình thức trả lương này áp dụng đối với
các vị trí phục vụ, hỗ trợ, giám sát nhóm
sản xuất trực tiếp vì vậy kết quả và chế
độ của họ phụ thuộc và kết quả và tiền
lương của nhóm sản xuất trực tiếp. Ví
dụ: Lương của bộ phận cơ, điện, bảo
dưỡng trong sản xuất 40
- Trả lương sản phẩm luỹ tiến
L = (Q1 x P) + (Q1 – Q0). P.K
Trong đó:
L: Tổng tiền lương
Q1: Sản lượng thực tế của công nhân
Q0: Mức sản lượng
P: Đơn giá sản phẩm
K: Hệ sơ tăng đơn giá sản phẩm
41
- Trả lương theo năng lực:
Xác định các yêu cầu về trình độ và khả
năng của NLĐ đối với từng vị trí công
việc, từ đó trả lương cho người lao động
tương ứng và khả năng đảm nhiệm của
họ đối với từng vị trí cụ thể. Đồng thời
xác định và áp dụng các mức lương cao
đối với các kỹ năng và tay nghề có nhu
cầu cao trong thị trường.
42
- Trả lương theo kĩ năng của người lao
động
Thiết lập một hệ thống thang bậc lương
dựa vào các mức độ kỹ năng chứ không
dựa theo chức danh công việc; Lập
danh mục các kỹ năng cần phải có đối
với nhóm công việc
43
- Trả lương theo tỷ lệ tiền thưởng hay tỷ
lệ kế koạch: Phương pháp này ngoài
khoản nhận được thu lao làm việc bình
thường còn khoản thưởng do năng
suất làm việc đạt mức kế hoạch đề ra
44
- Trả lương cơ bản công tiền thưởng:
Công nhân hoàn thành kế hoạch sẽ
được trả lương cơ bản cao, cộng với tỷ
lệ phần trăm tiền thưởng cố định trên
khoản dư và tiền lương cơ bản được
tính trong khoản dư này nữa. Các đốc
công cũng thưởng dựa trên công nhân
và mức cải tiến đạt tiêu chuẩn của họ.
45
- Trả lương theo hiệu năng: Giống trên
nhưng khác ở chỗ mức thưởng hoàn
thành tiêu chuẩn và mức thưởng vượt
mức tiêu chuẩn.
- Trả lương thưởng theo nhóm: Đây là
phương pháp thưởng khi nhóm công
việc hoàn thành tốt, hay ràng buộc
công nhân ý thức rõ quyền lợi của họ
theo nhóm
46
- Trả lương thưởng cổ phần với giá hạ:
Ngoài lương, cán bộ công nhân viên
còn được chia thêm cổ phần của công
ty.
- Chương trình cho công nhân sở hữu cổ
phần: vay mượn quỹ của công ty để
mua cổ phần cung cấp cho nhân viên
- Kế hoạch Scanlon: công nhân sẽ được
chia thưởng tiền vì đã đưa ra và thực
hiện những đề xuất tiết kiệm chi phí.
47
- Tiền hoa hồng: áp dụng trả cho nhân
viên bán hàng.
- Tiền lương hoàn toàn tính bằng tỷ lệ
phần trăm trên doanh số bán hàng.
48
- Trả lương tích hợp:
Tiền lương = Lương cứng + lương
mềm. Trong đó lương cứng có thể được
xác định bởi thời gian, vị trí, kĩ năng
Lương mềm là một trong các hình thức
lương kích thích kết quả.
49
7. Đãi ngộ phi vật chất ?
7.1. Bản thân công việc
- Nhiệm vụ hứng thú
- Trách nhiệm
- Công việc đòi hỏi mức phấn đấu
- Có cơ hội được cấp trên nhận biết
thành tích
- Cảm giác hoàn thành công việc
- Có cơ hội được thăng tiến
50
7.2. Khung cảnh công việc
- Chính sách hợp lý
- Đồng nghiệp hợp tính
- Biểu tượng địa vị phù hợp
- Điều kiện làm việc thoải mái
- Giờ làm việc uyển chuyển: chọn giờ
phù hợp với hoàn cảnh
- Tuần lễ làm việc dồn lại
51
- Chia sẻ công việc: hai nhân viên có
thể chia sẻ công việc bán thời gian
- Làm việc ở nhà truyền qua computer
52
Bài tập thảo luận
1) Doanh nghiệp áp dụng biện pháp trừ lương nhân
viên khi nhân viên đi muộn hay về sớm là đúng
hay sai? ..\..\Bài tập tình huống\7. thù lao\Trừ
lương nhân viên khi đi muộn về sớm.docx
2. ..\..\Bài tập tình huống\7. thù lao\Câu chuyện ở
công ty vận tải Sao Mai.docx
3. Tìm hiểu và trình bày: phúc lợi theo quyết định của
Luật Lao Động Việt Nam gồm những loại nào ?
53