.2. CÁC NGUỒN CỦA TUYỂN MỘ (tiếp theo)
Tuyển mộ từ bên ngoài
• Quảng cáo;
• Thông qua sự giới thiệu của nhân viên;
• Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm;
• Thông qua các hội chợ việc làm;
• Thông qua việc cử nhân viên tuyển mộ đến các
cơ sở đào tạo;
• Tuyển mộ qua internet.
19 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 3: Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực - Nguyễn Vân Thùy Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014106222
BÀI 3
TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC
TS. Nguyễn Vân Thùy Anh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0014106222
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại Tổng công ty
Dệt may thời trang Nhật Đan
• Tổng công ty Dệt may Thời trang Nhật Đan có quy mô 2000 lao động với 4 nhà máy.
• Công ty Nhật Đan nổi tiếng với các sản phẩm thời trang chất lượng cao dành cho
nam như sơ mi, veston.
• Văn phòng Tổng công ty đặt tại thị trấn Đức Giang cùng với 2 nhà máy. Hai nhà máy
khác đang hoạt động ở Hưng Yên, cách đó khoảng gần 40km.
• Nhật Đan mở thêm một nhà máy mới tại Hưng Yên sẽ đem đến khoảng 300 cơ hội
việc làm cho người dân Hưng Yên và một số tỉnh lân cận”.
• Các vấn đề về nguồn nhân lực cho nhà máy may thời trang nữ mới mở này thực sự
đang làm đau đầu các nhà quản lý cấp cao của Nhật Đan, đặc biệt là với Vũ.
• Tổng công ty Dệt may Thời trang Nhật Đan là một trong những doanh nghiệp đầu
đàn của ngành, có danh tiếng tốt về các chính sách quản lý, đãi ngộ đối với người
lao động.
2
v1.0014106222
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại Tổng công ty
Dệt may thời trang Nhật Đan
3
• Công ty thường ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn nhằm đảm bảo về
sự ổn định công việc đối với người lao động.
• Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường kinh doanh và thị trường lao động.
Anh Vũ đang băn khoăn rất nhiều về việc làm thế nào để có thể xây dựng được lực
lượng 300 lao động có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được sự cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt trong thị trường hàng thời trang nữ cao cấp, đặc biệt với đội ngũ các nhà
thiết kế và các cán bộ quản lý cấp tác nghiệp.
1. Anh/chị hãy đề xuất những giải pháp tuyển mộ nhân lực cho Nhà máy Thời
trang Cao cấp Hưng Yên của Tổng công ty Dệt May Thời trang Nhật Đan?
2. Anh/chị hãy thiết kế một quá trình tuyển chọn với các phương pháp tuyển
chọn phù hợp.
v1.0014106222
MỤC TIÊU
• Hiểu được khái niệm tuyển mộ, tuyển chọn;
• Phân biệt được sự khác biệt giữa các thuật ngữ tuyển mộ, tuyển chọn và
tuyển dụng nhân lực;
• Hiểu được các nguồn và các phương pháp tuyển mộ;
• Hiểu được quá trình tuyển chọn nhân lực và các phương pháp tuyển chọn.
4
v1.0014106222
NỘI DUNG
Quá trình tuyển mộ
Quá trình tuyển chọn
5
v1.0014106222
1.2. Các nguồn của tuyển mộ
1. QUÁ TRÌNH TUYỂN MỘ
1.1. Khái niệm
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thắng lợi của tổ chức trong tuyển mộ
6
v1.0014106222
1.1. KHÁI NIỆM
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người lao động có trình độ từ lực lượng lao động
xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
7
v1.0014106222
1.2. CÁC NGUỒN CỦA TUYỂN MỘ
Tuyển mộ từ nội bộ:
• Sử dụng bản thông báo về công việc
• Sử dụng các danh mục kỹ năng
• Thông qua sự giới thiệu của cán bộ và nhân viên
8
v1.0014106222
1.2. CÁC NGUỒN CỦA TUYỂN MỘ (tiếp theo)
Tuyển mộ từ bên ngoài
• Quảng cáo;
• Thông qua sự giới thiệu của nhân viên;
• Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm;
• Thông qua các hội chợ việc làm;
• Thông qua việc cử nhân viên tuyển mộ đến các
cơ sở đào tạo;
• Tuyển mộ qua internet.
9
v1.0014106222
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THẮNG LỢI CỦA TỎ CHỨC TRONG
TUYỂN MỘ
Các yếu tố thuộc về tổ chức Các yếu tố thuộc về môi trường
• Hình ảnh của công ty;
• Các chính sách nhân sự;
• Khả năng tài chính;
• Năng lực của chuyên gia tuyển dụng.
• Thị trường lao động: quan hệ cung -
cầu lao động;
• Các quy định pháp lý về lao động;
• Thái độ xã hội với nghề nghiệp.
10
v1.0014106222
2.2. Quá trình tuyển chọn
2. QUÁ TRÌNH TUYỂN CHỌN
2.1. Khái niệm, các yêu cầu và tầm quan trọng
11
v1.0014106222
2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YÊU CẦU VÀ TẦM QUAN TRỌNG
• Khái niệm
Tuyển chọn là quá trình đánh giá, sàng lọc và lựa
chọn những người phù hợp trong số những người
tham gia dự tuyển.
• Các yêu cầu của tuyển chọn
Gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, xuất
phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Xác định rõ ràng các yêu cầu đối với người
thực hiện công việc.
Tuyển được người trung thực, có kỷ luật, gắn
bó với công việc, với tổ chức.
12
v1.0014106222
2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YÊU CẦU VÀ TẦM QUAN TRỌNG (tiếp theo)
• Tầm quan trọng của tuyển chọn
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các hoạt
động quản trị nguồn nhân lực khác.
Một trong những điều kiện trung tâm cho
thắng lợi trong kinh doanh.
Giúp tránh được những thiệt hại và rủi ro.
13
v1.0014106222
2.2. QUÁ TRÌNH TUYỂN CHỌN
1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
2. Sàng lọc qua mẫu thông tin ứng viên.
3. Trắc nghiệm tuyển chọn.
4. Phỏng vấn tuyển chọn.
14
v1.0014106222
2.2. QUÁ TRÌNH TUYỂN CHỌN (tiếp theo)
5. Thẩm tra lại trình độ và tiểu sử làm việc.
6. Đánh giá về y tế và kiểm tra về sức khoẻ.
7. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp.
8. Tham quan cụ thể về công việc.
9. Ra quyết định thuê mướn.
15
v1.0014106222
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Giải pháp tuyển mộ 300 lao động:
Xác định cơ cấu và chủng loại lao động cần có cho nhà máy Hưng Yên.
Ví dụ: nhà máy Hưng Yên sẽ cần: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, khoảng 15 cán bộ
quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ, KCS, 8 tổ trưởng sản xuất, 200 công nhân may
Giám đốc, phó giám đốc: có thể được tuyển mộ từ nội bộ?
200 công nhân: tuyển mộ từ bên ngoài?
15 cán bộ quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ, KCS: tuyển mộ từ nội bộ/bên ngoài?
8 tổ trưởng sản xuất: tuyển mộ từ nội bộ/bên ngoài?
• Thiết kế quy trình tuyển chọn công nhân may:
Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
Sử dụng mẫu thông tin ứng viên.
Trắc nghiệm: đánh giá tay nghề và khả năng thực hiện công việc.
Thẩm tra lại trình độ và tiểu sử làm việc.
Đánh giá về y tế và kiểm tra về sức khoẻ.
Ra quyết định thuê mướn và ký hợp đồng thử việc.
16
v1.0014106222
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trắc nghiệm là các phương pháp đánh giá về phẩm chất cá nhân đặc trưng cho công việc
của từng ứng viên. Thông qua các trắc nghiệm, nhà tuyển dụng có thể:
A. Đánh giá kỹ càng về kiến thức, kỹ năng, một số năng lực, phẩm chất cá nhân của ứng viên
để xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc.
B. Loại bỏ những ứng viên không có khả năng phù hợp với yêu cầu công việc.
C. So sánh giữa các ứng viên, từ đó, phân loại các ứng viên cho các bước tiếp theo trong quá
trình tuyển chọn.
D. Đánh giá ban đầu về những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Đánh giá kỹ càng về kiến thức, kỹ năng, một số năng lực, phẩm chất cá nhân
của ứng viên để xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc.
17
v1.0014106222
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Tham quan công việc nhằm:
A. Loại bỏ những ứng viên không có khả năng phù hợp với yêu cầu công việc.
B. Cung cấp cho ứng viên cái nhìn thực tế về công việc, hiểu rõ hơn về công việc, tránh
những mong đợi, đòi hỏi quá mức từ ứng viên.
C. Đánh giá kỹ càng về kiến thức, kỹ năng, một số năng lực, phẩm chất cá nhân của
ứng viên để xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với yêu cầu công việc.
D. Một cách quảng cáo về công ty của mình, làm cho người xin việc hiểu rõ những mặt
mạnh, ưu thế của công ty.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. cung cấp cho ứng viên cái nhìn thực tế về công việc, hiểu rõ hơn về
công việc, tránh những mong đợi, đòi hỏi quá mức từ ứng viên.
18
v1.0014106222
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa
vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ.
• Cơ sở của tuyển chọn là dựa vào yêu cầu của công việc thể hiện trong các tài liệu
như: Bản mô tả công việc; Bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.
• Để tuyển chọn hiệu quả cần tuân thủ 9 bước của quá trình tuyển chọn.
• Tuyển chọn tốt giúp tổ chức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
19