1.1. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Phát triển nguồn nhân lực: là tổng thể các hoạt động học tập
có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất
định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
• Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho nguời
lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm
vụ của mình trong công việc hiện tại.
• Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi
công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho
họ những công việc mới, dựa trên những định hướng
tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề
nghiệp của họ.
• Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con
người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một
nghề nghiệp mới, thích hợp hơn trong tương lai.
25 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Vũ Thị Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.0014106222
BÀI 5
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
TS. Nguyễn Vân Thùy Anh
Nguyễn Hồ Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0014106222 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Phương pháp đào tạo tại Công ty Mywork
• Anh Hoàn là quản lý điểm của điểm kinh doanh công ty Mywork chuyên về dịch vụ ăn
uống. Điểm kinh doanh mà anh Hoàn phụ trách là một trong những điểm có doanh
thu và số lượng khách hàng cao nhất trong chuỗi dịch vụ của công ty Mywork và anh
Hoàn là người phụ trách đào tạo các nhân viên mới đến điểm kinh doanh.
• Vào những lúc đông khách, nhân viên thường bê đồ bằng hai tay hoặc hai nhân viên
bê cùng một đồ. Điều này trái với các tiêu chuẩn về phục vụ khách hàng gây ảnh
hưởng tiêu cực tới chất lượng dịch vụ của công ty.
1. Theo anh/chị, nguyên nhân của những hành vi phục vụ khách hàng không
đúng theo tiêu chuẩn nêu trên là gì?
2. Nếu là cán bộ phụ trách công tác đào tạo của Công ty, anh/chị sẽ làm gì
để khắc phục tình trạng này?
v1.0014106222 3
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
• Hiểu rõ khái niệm và mục tiêu và tác dụng của đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực;
• Nắm được các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực và biết lựa chọn các
phương pháp đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để đào tạo nguồn nhân lực;
• Nắm vững quy trình quản lý đào tạo trong doanh nghiệp.
v1.0014106222 4
NỘI DUNG
Khái niệm, mục tiêu và tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
v1.0014106222 5
1.2. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.3. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
v1.0014106222 6
1.1. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Phát triển nguồn nhân lực: là tổng thể các hoạt động học tập
có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất
định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
• Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho nguời
lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm
vụ của mình trong công việc hiện tại.
• Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi
công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho
họ những công việc mới, dựa trên những định hướng
tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề
nghiệp của họ.
• Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con
người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một
nghề nghiệp mới, thích hợp hơn trong tương lai.
v1.0014106222 7
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
• Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức;
• Sử dụng tối đa nguồn lực tổ chức
• Người lao động hiểu và nắm rõ hơn về công việc;
• Làm việc tự giác hơn và thái độ tốt hơn;
• Nâng cao khả năng thích ứng với công việc trong tương lai.
v1.0014106222 8
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
• Đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức;
• Đáp ứng nhu cầu học hỏi và phát triển của người lao động;
• Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
v1.0014106222 9
2.2. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1. Các phương pháp đào tạo trong công việc
v1.0014106222 10
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRONG CÔNG VIỆC
• Đào tạo trong công việc:
Các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,
trong đó người học sẽ học được các kiên thức, kỹ
năng cần thiết cho thực hiện công việc thông qua thực
tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những
người lao động lành nghề hơn.
• Đào tạo ngoài công việc:
Người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc
thực tế.
• Các phương pháp đào tạo trong công việc:
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc;
Đào tạo theo kiểu học nghề;
Kèm cặp và chỉ bảo;
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc.
v1.0014106222 11
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGOÀI CÔNG VIỆC
• Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp;
• Cử đi học ở các trường chính quy;
• Các bài giảng, hội nghị hoặc các hội thảo;
• Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ
giúp của máy tính;
• Đào tạo theo phương thức từ xa;
• Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm;
• Mô hình hoá hành vi;
• Đào tạo kỹ năng xử lí công văn giấy tờ.
Ưu điểm? – Nhược điểm?
Hãy tổng kết
v1.0014106222 12
3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
3. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
3.4. Xây dựng chương trình đào tạo
3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
3.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
3.7. Đánh giá hiệu quả đào tạo
3.6. Dự tính chi phí đào tạo
v1.0014106222 13
3. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và lựa
chọn phương pháp đào tạo
Dự tính chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Thiết lập quy trình đánh giá
Các quy trình
đánh giá
được xác
định phần
nào bởi sự có
thể đo lường
được các
mục tiêu
Đánh giá
lại nếu
cần thiết
v1.0014106222 14
3.1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO
• Xác định khi nào, bộ phận nào, kỹ năng nào và loại cũng như số lượng lao động cần
đào tạo.
• Căn cứ hao phí thời gian lao động.
• Căn cứ số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật.
• Dựa trên chỉ số tăng của sản phẩm, công nhân viên, năng suất lao động.
v1.0014106222 15
3.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
• Mục tiêu về kỹ năng, kiến thức, thái độ sau khi đào tạo.
• Số lượng, cơ cấu học viên và thời gian đào tạo.
v1.0014106222 16
3.3. LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
Căn cứ vào:
• Nhu cầu, nguyện vọng
• Năng lực thực hiện công việc
• Khả năng học hỏi
v1.0014106222 17
3.4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Kế hoạch giảng dạy tổng quát: kiến thức, kỹ năng cần dạy, thời lượng và phương pháp
đào tạo.
v1.0014106222 18
3.5. LỰA CHỌN VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
• Giảng viên kiêm chức;
• Giảng viên từ các cơ sở đào tạo bên ngoài.
v1.0014106222 19
3.6. DỰ TÍNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO
• Chi phí cho người học;
• Chi phí cho giảng viên;
• Chi phí tổ chức, quản lý khóa học;
• Chi phí cơ hội.
v1.0014106222 20
3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
• Sự phản ứng của người học;
• Sự học hỏi;
• Sự thay đổi hành vi;
• Tác động đến hoạt động của
tổ chức.
v1.0014106222 21
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Cần phân tích được hạn chế của phương pháp đào tạo trong công việc đặc biệt là
hạn chế có thể học hỏi kinh nghiệm không đúng từ người chỉ dẫn.
• Xác định rõ nhu cầu đào tạo của nhân viên.
• Sử dụng phương pháp đào tạo ngoài công việc để hạn chế nhược điểm của đào tạo
trong công việc.
v1.0014106222 22
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành các phân tích nào sau đây?
A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ.
B. Tổ chức, xã hội và nhiệm vụ
C. Xã hội, con người và nhiệm vụ.
D. Tổ chức, con người và xã hội
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ.
• Vì: Để xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức cần biết được mình cần những loại lao
động nào, có chất lượng như thế nào. Từ các phân tích về nhiệm vụ sẽ biết được ở
một công việc nhất định người lao động cần kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ
gì. Phân tích về con người tức là đánh giá về năng lực hiện có của cá nhân từng
người lao động xem có thiếu hụt gì so với yêu cầu công việc đặt ra.
v1.0014106222 23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Phương pháp đào tạo nào sau đây cho phép người lao động và doanh nghiệp tiết kiệm
thời gian và chi phí đào tạo?
A. Tham dự hội nghị, hội thảo.
B. Cử đi học ở các cơ sở đào tạo.
C. Kèm cặp.
D. Mô hình hóa hành vi.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Kèm cặp.
• Vì: Kèm cặp là phương pháp đào tạo trong công việc. Phương pháp đào tạo trong công
việc cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo nhân viên.
v1.0014106222 24
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
Ưu điểm của đào tạo trong công việc là gì?
A. Cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi kết thúc
đào tạo.
B. Học viên được trang bị đầy đủ và hệ thống kiến thức lí thuyết và thực hành.
C. Người học được học kỹ năng thực hiện công việc sát với thực tế.
D. Người học chủ động trong bố trí kế hoạch học tập.
Trả lời:
• Đáp án đúng: C
• Xem mục 5.2.1, 5.2.2 trong bài Đào tạo và phát triển NNL.
v1.0014106222 25
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao
năng lực và thái độ làm việc của người lao động.
• Mặt khác, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn có tác dụng nhất định đối với cá
nhân người lao động và tổ chức.
• Để xây dựng và thực hiện hiệu quả, các nhà quản lý cần nắm vững 7 bước trong
trình tự xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.