1. THỰC CHẤT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
• Khả năng sản xuất của doanh nghiệp của nhà xưởng
và máy móc thiết bị và lực lượng lao động.
• Khả năng tăng thêm giờ so với điều kiện bình thường.
• Khả năng hợp đồng gia công bên ngoài.
• Chiến lược kinh doanh của công ty.
• Nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
• Đối tượng khách hàng.
• Nhu cầu về sản phẩm trong từng thời kỳ.
• Những quy định của nhà nước.
29 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 5: Hoạch định tổng hợp - Lê Phan Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210 1
BÀI 5
HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
ThS. Lê Phan Hòa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0012108210 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Vai trò của hoạch định tổng hợp trong doanh nghiệp
• Friday là thương hiệu về dòng sản phẩm ăn nhẹ, lập kế hoạch trung hạn là hoạt động
trọng tâm của hoạch định tổng hợp. Hoạch định tổng hợp hiệu quả là sự kết hợp của
lịch trình chặt chẽ, bảo trì hiệu quả, và kế hoạch sử dụng lao động và máy móc hợp lý,
đó là những yếu tố quan trọng giúp cho các nhà máy sản xuất đạt hiệu quả cao. Đây là
một yếu tố quan trọng rất được quan tâm trong các nhà máy như Friday, nơi mà vốn
đầu tư có giá trị lớn.
• Tại các trụ sở chính của Friday gần Dallas, các nhà lập kế hoạch sẽ xây dựng nhu cầu
tổng hợp. Họ sử dụng các số liệu về doanh số bán hàng các năm trước, dự báo cho
sản phẩm mới, các cải tiến sản phẩm, các chương trình quảng bá và nhu cầu tiêu dùng
biến động tại địa phương để tiến hành dự báo nhu cầu. Sau đó, họ kết hợp các dữ liệu
tổng hợp về công suất hoạt động hiện tại, kế hoạch tăng công suất và các chi phí để
lên một bản kế hoạch tổng hợp.
Vậy để Friday hoạch định tổng hợp có hiệu quả cần lưu ý những vấn đề gì?
v1.0012108210 3
MỤC TIÊU
• Giúp học viên hiểu được cách lập kế hoạch tổng hợp các nguồn lực trong
trung hạn;
• Hiểu và ứng dụng các chiến lược hoạch định tổng hợp trong thực tế;
• Nắm rõ cách phương pháp tính toán trong hoạch định tổng hợp.
v1.0012108210 4
NỘI DUNG
Thực chất của hoạch định tổng hợp
Các chiến lược hoạch định tổng hợp
Các phương pháp hoạch định tổng hợp
v1.0012108210 5
1. THỰC CHẤT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
• Hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất trung hạn nhằm biến đổi mức sản
xuất phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao.
• Nhiệm vụ của hoạch định tổng hợp là điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng công nhân, mức độ
tồn kho, thời gian làm thêm giờ và lượng hàng đặt gia công bên ngoài với múc đích là giảm
thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho trong suốt
giai đoạn kế hoạch.
v1.0012108210 6
1. THỰC CHẤT CỦA HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
• Khả năng sản xuất của doanh nghiệp của nhà xưởng
và máy móc thiết bị và lực lượng lao động.
• Khả năng tăng thêm giờ so với điều kiện bình thường.
• Khả năng hợp đồng gia công bên ngoài.
• Chiến lược kinh doanh của công ty.
• Nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
• Đối tượng khách hàng.
• Nhu cầu về sản phẩm trong từng thời kỳ.
• Những quy định của nhà nước.
v1.0012108210 7
2.2. Thay dổi nhân lực theo mức cầu
2. CÁC CHIẾN LƯỢC HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
2.1. Thay đổi mức dự trữ
2.3. Thay đổi cường độ lao động
2.4. Hợp đồng phụ (Thuê gia công ngoài hoặc nhận gia công cho bên ngoài)
2.6. Đặt cọc trước
2.7. Sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa
2.8. Tác động đến nhu cầu
2.5. Sử dụng công nhân làm việc bán thời gian
v1.0012108210 8
2.1. THAY ĐỔI MỨC DỰ TRỮ
• Tăng mức dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp dành để
cung cấp trong giai đoạn có nhu cầu cao hơn khả năng
sản xuất của doanh nghiệp.
• Ưu điểm:
Ổn định lực lượng lao động;
Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng;
Hạn chế sự gián đoạn trong sản xuất.
• Nhược điểm: Chi phí tồn kho lớn như bảo quản, thuê
hoặc khấu hao nhà kho, chi phí vốn và phải có diện tích
mặt bằng rộng để xây dựng các kho chứa hàng. Hàng hoá
có thể giảm sút về chất lượng.
• Chiến lược này chủ yếu được áp dụng cho sản xuất hơn là
cho dịch vụ.
v1.0012108210 9
2.2. THAY ĐỔI NHÂN LỰC THEO MỨC CẦU
• Thuê thêm hoặc sa thải công nhân cho phù hợp với mức độ sản xuất ở từng thời kì.
• Ưu điểm:
Giảm được chi phí dự trữ, chi phí làm thêm giờ;
Hệ thống linh hoạt và tránh rủi ro do sự biến động thất thường của nhu cầu.
• Nhược điểm:
Chi phí tuyển dụng và thôi việc lao động tăng cao;
Sa thải công nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
Tạo vấn đề tâm lý ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng;
Lực lượng lao động không ổn định, chất lượng lao động không cao.
v1.0012108210 10
2.3. THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG
• Người lao động sẽ làm thêm giờ ngoài quy định mà không cần tuyển thêm người trong những
thời kì nhu cầu tăng cao và tạm thời nghỉ việc trong thời kì có nhu cầu thấp.
• Ưu điểm:
Giúp doanh nghiệp đối phó với những biến đổi của thời vụ;
Giữ được lao động ổn định;
Giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng và cho thôi việc;
Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công nhân.
• Nhược điểm:
Chi phí trả lương thêm giờ tăng cao;
Không đảm bảo sức khỏe cho người lao động;
Để lao động nhàn rỗi cũng tốn kém chi phí.
v1.0012108210 11
2.4. HỢP ĐỒNG PHỤ
Doanh nghiệp có thể thuê gia công bên ngoài trong giai đoạn có nhu cầu vượt quá khả năng;
ngược lại sẽ nhận gia công bên ngoài trong thời kỳ nhu cầu thấp.
Đối với thuê gia công Đối với nhận gia công
• Ưu điểm:
Tạo sự linh hoạt và đáp ứng kịp thời
nhu cầu của khách hàng;
Không cần tăng thêm công nhân và
đầu tư thêm máy móc thiết bị.
• Nhược điểm:
Tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh
tiếp xúc với khách hàng;
Chia sẻ lợi nhuận;
Không kiểm soát được chất lượng và
thời gian cũng như quy trình thực hiện
các công việc.
• Ưu điểm:
Tận dụng máy móc, diện tích nhà
xưởng và giảm bớt thời gian nhàn
rỗi của người lao động;
Tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.
• Nhược điểm: Bị phụ thuộc vào các
yêu cầu của đơn hàng.
v1.0012108210 12
2.5. SỬ DỤNG LAO ĐỘNG BÁN THỜI GIAN
• Doanh nghiệp sẽ thuê lao động làm việc không chính thức để bổ sung cho nguồn lao động
đang tạm thời thiếu.
• Ưu điểm:
Giảm bớt chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức, tránh được chi phí trả bảo
hiểm lao động;
Dễ dàng tuyển dụng hoặc sa thải;
Tăng sự linh hoạt trong điều hành.
• Nhược điểm:
Chịu sự biến động nhân lực cao, có thể người lao động bỏ giữa chừng;
Khó kiểm soát về chất lượng công việc và người lao động;
Người lao động không gắn bó với doanh nghiệp.
v1.0012108210 13
2.6. ĐẶT CỌC TRƯỚC
• Doanh nghiệp sẽ nhận các đơn đặt hàng theo yêu cầu về
thời điểm, chủng loại và khối lượng hàng theo thoả thuận đã
được thống nhất giữa các bên.
• Ưu điểm:
Duy trì khả năng sản xuất ổn định;
Hạn chế mức tồn kho/dự trữ;
Chủ động trong việc lập kế hoạch và điều độ.
• Nhược điểm:
Dễ mất khách hàng;
Khách hàng có thể không hài lòng nếu không được phục
vụ ngay.
v1.0012108210 14
2.7. SẢN XUẤT SẢN PHẨM HỖN HỢP THEO MÙA
• Kết hợp sản xuát các loại sản phẩm và cung ứng dịch vụ theo mùa vụ khác nhau.
• Ưu điểm:
Tận dụng được các nguồn lực nhàn rỗi;
Duy trì sản xuất ổn định;
Khắc phục tính mùa vụ;
Giữ khách hàng thường xuyên.
• Nhược điểm:
Khó điều độ;
Phụ thuộc nhiều vào chuyên môn kỹ thuật.
v1.0012108210 15
2.8. TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU
• Khi có nhu cầu thấp, doanh nghiệp có thể tác động lên
nhu cầu bằng cách:
Tăng cường quảng cáo, khuyến mại;
Tăng số lượng nhân viên bán hàng, mở rộng hình
thức bán hàng;
Áp dụng hình thức giảm giá theo quy mô.
• Khi có nhu cầu cao, doanh nghiệp tìm cách:
Tăng giá;
Kéo dài thời gian giao hàng;
Tập trung vào khách hàng lớn hoặc có mối quan hệ
mật thiết.
v1.0012108210 16
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
• Phương pháp trực quan
• Phương pháp phân tích chiến lược
3.2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu
3.1. Chiến lược thay đổi mức dự trữ
3.3. Chiến lược thay đổi cường độ lao động
v1.0012108210 17
PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
• Bước 1: Xác định nhu cầu cho mỗi giai đoạn.
• Bước 2: Xác định khả năng các mặt cho từng giai đoạn.
• Bước 3: Xác định các loại chi phí cho việc tạo khả năng đó.
• Bước 4: xây dựng phương án kế hoạch tổng hợp theo các phương án chiến lược hoạch định.
• Bước 5: Xác định các loại chi phí sản xuất chủ yếu và chi phí tổng hợp theo từng phương án
kế hoạch.
• Bước 6: So sánh và lựa chọn phương án kế hoạch có chi phí thấp nhất.
v1.0012108210 18
VÍ DỤ
Dự báo về nhu cầu sản xuất 6 tháng như sau:
Cho biết:
• Số lượng hiện có trong doanh nghiệp là 10 người.
• Chi phí quản lý hàng lưu kho: 5.000 đồng/sản phẩm/tháng.
• Lương lao động chính thức: 40.000đồng/ngày (8 tiếng).
• Làm thêm giờ: 7000 đồng/giờ. Chi phí thuê và đào tạo: 400.000 đồng/người.
• Chi phí cho thôi việc: 600.000 đồng/người.
• Chi phí thuê gia công ngoài: 15.000 đồng/sản phẩm.
• Chi phí thiếu hụt: 3.000 đồng/sản phẩm.
• Năng suất lao động trung bình là 1,6 giờ/sản phẩm hay 5 sản phẩm/ngày.
• Nhu cầu trung bình = Tổng nhu cầu mong đợi/số lượng ngày sản xuất = 50 sản phẩm/ngày.
Tháng 1 2 3 4 5 6 Tổng
Nhu cầu mong đợi 900 700 800 1200 1500 1100 6200
Số ngày sản xuất/tháng 22 18 21 21 22 20 124
v1.0012108210 19
3.1. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI MỨC DỰ TRỮ
Khả năng sản xuất = Ngày sản xuất Nhu cầu trung bình
Tháng Ngày sản xuất
Dự báo
nhu cầu
Khả năng
sản xuất
Thay đổi
tồn kho
Tồn kho
cuối kỳ
Thiếu
hụt
1 22 900 1100 +200 200 0
2 18 700 900 +200 400 0
3 21 800 1050 +250 650 0
4 21 1200 1100 -150 500 0
5 22 1500 1000 -400 100 0
6 20 1100 -100 0 0
124 6200 1850 0
v1.0012108210 20
3.1. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI MỨC DỰ TRỮ
Tính tổng chi phí của chiến lược 1:
Các chi phí
Chi phí dự trữ 1850 sản phẩm 5.000 đồng/sản phẩm = 9250 đồng
Trả lương lao động chính thức
10 người 40.000 đồng/ngày 124 ngày
= 49.600.000 đồng
Chi phí thiếu hụt 0
Trả cho công nhân thôi việc 0
Tuyển thêm 0
Thuê gia công ngoài 0
Tổng 58.850.000 đồng
v1.0012108210 21
3.2. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI NHÂN LỰC THEO MỨC CẦU
Mức sản xuất trung bình/công nhân/tháng = Ngày sản xuất Năng suất lao động trung bình
Tháng Ngày sản xuất
Dự báo
nhu cầu
Mức sản xuất
trung bình/công
nhân/tháng
Số công
nhân
cần
Thuê
công
nhân
Cho công
nhân nghỉ
1 22 900 110 9 - 1
2 18 700 90 8 - 1
3 21 800 105 8 - -
4 21 1200 105 12 4 -
5 22 1500 110 14 2 -
6 20 1100 100 11 - 3
124 6.200 6 5
v1.0012108210 22
3.2. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI NHÂN LỰC THEO MỨC CẦU
Tính tổng chi phí của chiến lược 2:
Các chi phí
Chi phí dự trữ 0
Trả lương lao động chính thức
= (Ngày sản xuất Số lao động cần)
Lương lao động chính thức
(229 + 188 + 218 + 2112 + 2214 +
2011)40.000 đồng/ngày = 51.600.000 đồng
Chi phí thiếu hụt 0
Trả cho công nhân thôi việc = 5600.000 đồng/người = 3.000.000 đồng
Tuyển thêm = 6400.000 đồng/người = 2.400.000 đồng
Làm thêm giờ 0
Thuê gia công ngoài 0
Tổng 57.000.000 đồng
v1.0012108210 23
3.3. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG
Số công nhân cố định = Min (Nhu cầu trung bình/ngày)/Năng suất lao động trung bình
= 38/5 8 (người)
Khả năng sản xuất/tháng = Ngày sản xuất Số công nhân cố định Năng suất lao động TB
Tháng Ngày sản xuất
Dự báo
nhu cầu
Nhu cầu trung
bình/ngày
Khả năng sản
xuất/tháng
Làm thêm
giờ
1 22 900 41 880 20
2 18 700 39 720 -
3 21 800 38 840 -
4 21 1200 57 840 360
5 22 1500 68 880 620
6 20 1100 55 800 300
124 6.200 Min = 38 1300
v1.0012108210 24
3.3. CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG
Tính tổng chi phí của chiến lược 3:
Các chi phí
Chi phí dự trữ 0
Trả lương lao động chính thức 8 người 40.000đồng/ngày 124 ngày = 39.680.000 đồng
Chi phí thiếu hụt 0
Trả cho công nhân thôi việc 2 600.000 đồng/người =1.200.000 đồng
Tuyển thêm 0
Làm thêm giờ
1300 sản phẩm 1,6 giờ/sản phẩm 7.000 đồng/sản phẩm
= 14.560.000 đồng
Thuê gia công ngoài 0
Tổng 55.440.000 đồng
v1.0012108210 25
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vậy để Friday hoạch định tổng hợp có hiệu quả cần lưu ý những vấn đề sau:
• Dữ liệu hoạt động kinh doanh trong thời gian trước;
• Khả năng sản xuất hiện tại;
• Đối chiếu chiến lược, mục tiêu doanh nghiệp đã đưa ra;
• Xem xét điều kiện sản xuất kinh doanh.
v1.0012108210 26
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Hãy phân biệt giữa chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu và chiến lược thay đổi
cường độ lao động?
Gợi ý trả lời:
• Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu: thay đổi lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
• Chiến lược thay đổi cường độ lao động: giữ nguyên lực lượng lao động, thay đổi giờ làm.
(Mục 5.1.2.2 và 5.1.2.3 bài giảng dạng text).
v1.0012108210 27
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Hoạch định tổng hợp giải quyết các ràng buộc cụ thể như sau:
a. Phân công công việc, yêu cầu công việc, sự điều vận và hỗ trợ ngoài giờ.
b. Hỗ trợ nhân lực bán thời gian, kế hoạch hàng tuần và kế hoạch sản xuất SKU.
c. Thuê ngoài, các mức sử dụng lao động, mức độ hàng tồn kho.
d. Vốn đầu tư, nguồn lực mở rộng và sử dụng thầu khoán và R&D.
Trả lời:
Đáp án đúng là: c. Thuê ngoài, các mức sử dụng lao động, mức độ hàng tồn kho.
v1.0012108210 28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới hoạch định tổng hợp?
a. Ràng buộc về công suất.
b. Dự báo cầu và lượng đặt hàng.
c. Mức dự trữ.
d. Gần thị trường tiêu thụ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: d. Gần thị trường tiêu thụ.
v1.0012108210 29
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài học trên đã giúp các sinh viên hiểu rõ những vấn đề sau:
• Nắm được thực chất và vai trò của hoạch định tổng hợp;
• Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định tổng hợp;
• Nắm được các chiến lược hoạch định tổng hợp;
• Hiểu và áp dụng các phương pháp hoạch định tổng hợp.