Bài giảng Quyết định quản lý hành chính nhà nước

Nội dung bài học 1. Khái niệm, phân loại 2. Tính hợp pháp, hợp lý 3. Đình chỉ, bãi bỏ 4. Khiếu nại, khởi kiện 5. Quy trình ban hành 6. Tổ chức thực hiện 7. Kiểm tra thực hiện 8. Tổng kết, đánh giá

pdf49 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quyết định quản lý hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM Tel: (08) 38 29 39 91 – Fax: (08) 38 23 15 15 Email: tql2@cmard2.edu.vn - Website: www.cmard2.edu.vn Nội dung bài học 1. Khái niệm, phân loại 2. Tính hợp pháp, hợp lý 3. Đình chỉ, bãi bỏ 4. Khiếu nại, khởi kiện 5. Quy trình ban hành 6. Tổ chức thực hiện 7. Kiểm tra thực hiện 8. Tổng kết, đánh giá Anh (chị) hãy cho biết những văn bản nào sau đây là QĐQLHCNN? 1. Khái niệm QĐ QLHCNN là sản phẩm hoạt động thực hiện quyền hạn do pháp luật quy định, nhưng là sản phẩm chứa đựng yếu tố quyền lực, quyền uy, thể hiện ý chí của cơ quan ban hành.  Đặc điểm của QĐ QLHCNN • QĐQLHCNN mang tính dưới luật, được ban hành trên cơ sở luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; • QĐQLHCNN được ban hành để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành.  Nội dung của QĐQLHCNN • Chứa đựng đường lối, chính sách, chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp có tính chất chung trong quản lý HCNN; • Chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính; • Chứa đựng nội dung áp dụng pháp luật để giải quyết hoạt động quản lý HCNN.  Chủ thể của QĐQLHCNN • Cơ quan hành chính: Chính phủ;  Bộ và cơ quan ngang bộ;  HĐND và UBND các cấp. • Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Mở rộng QĐHC: là văn bản do CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Theo khoản 1 điều 3 luật TTHC 2010 QĐQLHCNN Hẹp Rộng Đặc điểm Dưới luật Dưới luật Hình thức Hành vi Văn bản Hành vi Văn bản Chủ thể ban hành CQHCNN CQNN Nội dung điều chỉnh của QĐ QHHCNN trong các CQHCNN QHHCNN trong các CQNN 2. Phân loại QĐQLHCNN Căn cứ vào tính chất pháp lý  Quyết định chính sách; vd: Nghị quyết của CP, HĐND.  Quyết định quy phạm; vd: Thông tư của Bộ trưởng.  Quyết định hành chính cá biệt; vd: Chỉ thị của CT UBND tỉnh Các VB nào dưới đây là QĐQLHCNN Đồng ý (1) Không (2) Hiến pháp Luật NQ của QH Pháp lệnh NQ UBTVQH Lệnh CTN Các VB nào dưới đây là QĐQLHCNN Đồng ý (1) Không (2) QĐ của CTN NĐ của CP QĐ của TTg NQ của HĐTP TANDTC TT của Chánh án TANDTC Các VB nào dưới đây là QĐQLHCNN Đồng ý (1) Không (2) TT Viện trưởng VKSNDTC TT Bộ trưởng, CQNB QĐ của Tổng kiểm toán NN NQ của HĐND Các VB nào dưới đây là QĐQLHCNN Đồng ý (1) Không (2) QĐ của UBND Chỉ thị của UBND QĐ của TGD BHXHVN 3. Tính hợp pháp và hợp lý * Tính hợp pháp • Không trái hiến pháp, luật, văn bản cơ quan nhà nước cấp trên; • Đúng thẩm quyền; • Thực tiễn có nhu cầu cần giải quyết và pháp luật có quy định; • Đảm bảo trình tự thủ tục. Ví dụ 1: Điều 126 Luật đất đai: hồ sơ chuyển đổi QSD đất nộp tại UBND cấp xã. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi QSD đất tại UBND xã X theo đúng quy định. Nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của UBND xã X, đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Ông A làm đơn khởi kiện Bà C ra Toà hành chính nơi xảy ra vụ việc. Toà tiếp nhận xem xét đơn và trả lời bằng văn bản số 01/TAND: “việc khởi kiện của bà C là không đúng theo quy định pháp luật. Toà không thụ lý và trả lại đơn cho ông A”. Hỏi: 1. Việc không thụ lý đơn của Toà có phải là Quyết định hành chính không? 2. QĐ của Toà có trái PL không? Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của CQHCNN nhưng do người trong CQHCNN đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của CQHCNN mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó. (Điểm a, khoản 2, điều 1, NQ 02/2011 Hội đồng thẩm phán TANDTC) * Tính hợp lý • Đảm bảo hài hoà các lợi ích; • Đảm bảo tính cụ thể, phù hợp về nội dung áp dụng và đối tượng áp dụng; • Đảm bảo tính toàn diện; • Đảm bảo kỹ thuật lập quy. Ví dụ: QĐ 210/2004/QĐ-UBND và QĐ số 240/2004/QĐ-UBND của UBND TPHCM về quy định thủ tục xử phạt qua hình ảnh một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố là thủ tục xử phạt được cho là rất mới mẻ, mang tính cách mạng và rất hiện đại; Tuy nhiên, Cục Kiểm tra VBQPPL có văn bản gửi UBND TPHCM cho rằng, hai Quyết định này có dấu hiệu trái luật và yêu cầu UBND TP. Hồ Chí Minh phải huỷ bỏ những văn bản này; UBND TPHCM đề nghị giữ nguyên hiệu lực của hai quyết định. Vì hai quyết định này không tạo ra các HVHC, mà chỉ thu thập, củng cố chứng cứ cho vững chắc để xử lý vi phạm thông qua hình ảnh. Có thể nhận thấy rằng, hai QĐ này là “những văn bản không nằm trong khuôn khổ chung”. Những sáng kiến của TPHCM không được hoan nghênh mà trái lại bị ràng buộc bởi nguyên tắc tập trung nên bị quy kết vào hành vi “xé rào” Thật vậy, đến năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 238/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông Sau đó, Bộ Công an ban hành Thông tư số 11/2007/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để TP. Hồ Chí Minh triển khai việc xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh. Đến năm 2007 Ngày 26/10/2007, UBND TPHCM ban hành QĐ 127/2007 về xử phạt một số hành vi VPHC trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng CSND theo tinh thần QĐ 238 của TTCP Kết quả là, sáng kiến hợp lý này của TPHCM được nhân rộng cho cả nước bằng việc PL Xử lý VPHC 2002 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2008 đã quy định thêm vào thủ tục xử phạt việc áp dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hỗ trợ giúp xác định hành vi vi phạm. Kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐ hành chính NN • Tính hợp pháp là biểu hiện của nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc hiến định; • Tính hợp lý của quyết định quản lý nhà nước thể hiện tính khả thi và hiệu quả cao nhất về kinh tế - chính trị, xã hội; Kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐ hành chính NN • Một tình huống có thể có nhiều giải pháp nhưng cần tìm ra giải pháp là tối ưu nhất, hợp lý nhất; Kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐ hành chính NN • Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa tính hợp pháp và tính hợp lý, như: (i) Tính chậm thay đổi của pháp luật; (ii) Quyết định ngay từ khi được ban hành đã không hợp lý; (iii) Kỹ thuật lập pháp còn hạn chế. Ví dụ: xác lập quyền sở hữu Ðiều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu 1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước. Ví dụ: xác lập quyền sở hữu Ðiều 223. Ðịnh đoạt tài sản chung 4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại. 4. Đình chỉ, bãi bỏ QĐQLHCNN • QĐ nghi ngờ BHP phải tạm đình chỉ; • QĐQLHC bất hợp pháp phải bị: (i) Đình chỉ, bãi bỏ; (ii) Bồi thường, khôi phục lại tình trạng cũ; (iii) Truy cứu trách nhiệm đối với người có lỗi. • QĐQLHC bất hợp lý: (i) Có thể bị đình chỉ, bãi bỏ; (ii) Không bồi thường, khôi phục lại tình trạng cũ; (iii) Truy cứu người có lỗi nhưng không áp dụng bp hình sự. 5. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính bất hợp pháp • Người bị xâm hại hoặc người được ủy quyền hợp pháp có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐQLHCNN hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền là bất hợp pháp bất chấp có thiệt hại xảy ra hay không; 5. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính bất hợp pháp • Việc khiếu nại đối với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ra QĐQLHCNN được thực hiện theo luật khiếu nại 2010; • Việc khởi kiện được thực hiện tại Tòa theo Luật tố tụng hành chính 2010. Quyết định QLHCNN Hành vi hành chính Khiếu nại (Lần 1) Khiếu nại (Lần 2) Khiếu nại Khởi kiện Xét xử sơ thẩm Xét xử phúc thẩm VD3: Theo PL thì Chủ tịch UBND xã H là người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông D, nhưng đã ủy nhiệm cho PCT UBND xã H trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế. Ông D không đồng tình với quyết định cưỡng chế, thì có quyền khiếu nại và khởi kiện ai? Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong CQHCNN thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện; (điểm b, khoản 2, điều 1 NQ số 02) VD4: Điều 7, NĐ 88/2006/NĐ-CP của CP về ĐKKD thì Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT tỉnh A có thẩm quyền cấp GCNĐKKD cho DN được thành lập trong địa giới tỉnh; Doanh nghiệp N đã nộp đầy đủ hồ sơ ĐKKD hợp lệ, nhưng quá thời hạn mà luật định, Phòng ĐKKD không cấp GCNĐKKD cho doanh nghiệp N; Trong trường hợp này, doanh nghiệp N có quyền khiếu nại và khởi kiện ai? Trường hợp theo quy định của PL, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của CQHCNN nhưng hết thời hạn luật định mà CQHCNN không thực hiện nhiệm vụ; Thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của CQHCNN, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong CQHCNN đó thực hiện. (Điểm c, khoản 2, điều 1, NQ số 02/2011) 6. Quy trình ban hành QĐQLHCNN • Bước 1: Xử lý thông tin, xây dựng và lựa chọn phương án; • Bước 2: Soạn thảo quyết định, gồm: (i) Dự thảo; (ii) Lấy ý kiến của cơ quan có liên quan, chuyên gia, đối tượng thi hành; (iii) Chỉnh sửa và hoàn thiện; • Bước 3: Thông qua QĐQLHCNN, gồm: (i) thông qua theo chế độ tập thể; (ii) thông qua theo chế độ thủ trưởng; • Bước 4: Công bố QĐQLHCNN. 7. Tổ chức thực hiện QĐQLHCNN • QĐQLHCNN cấp phép: đối tượng tự tổ chức thi hành và đương nhiên mất hiệu lực khi hết thời hạn. Vd: QĐ cho phép khai thác gỗ của chủ tịch UBND tỉnh; • QĐQLHCNN ra lệnh: đối tượng tự tổ chức thực hiện, nếu không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế. Vd: QĐ xử phạt của Chánh thanh tra sở NN&PTNT tỉnh K; • QĐQLHCNN chính sách, QĐQLHCNN quy phạm: cần nghiên cứu thí điểm trước khi thực hiện đại trà. 8. Kiểm tra thực hiện QĐQLHCNN • Chế độ kiểm tra: (i) Thường xuyên và toàn diện; (ii) Đột xuất, có trọng điểm; (iii) Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định; • Xử lý kết quả kiểm tra: (i) Đôn đốc, bổ sung; (ii) Khen thưởng; (iii) Xử lý sai phạm; (iv) Sơ kết. 8. Tổng kết, đánh giá QĐQLHCNN • Yêu cầu của tổng kết, đánh giá phải: (i) Trung thực, chính xác kết quả thực hiện quyết định; (ii) nêu rõ những mặt làm được, những mặt thiếu sót và rút bài học kinh nghiệm; • Tránh: việc tổng kết, đánh giá qua loa, đại khái, thổi phồng làm sai lệch hiệu quả thực hiện QĐQLHCNN. Thảo luận tổ: 20phút Báo cáo: 5phút • Tổ 1 và 3: Tại sao phải kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của QĐQLHCNN • Tổ 2, 4: Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, giám sát việc ban hành QĐQLHCNN? CHÂN THÀNH CÁM ƠN
Tài liệu liên quan