Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
Phân biệt được các loại hình dự án đầu tư;
Xác định được sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư;
Hiểu được vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể trong nền kinh tế;
Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án để xin quyết định đầu tư, xin cấp giấy
chứng nhận đầu tư;
Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.
21 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 1
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – Chương 10.
2. Luật đầu tư công (2014).
3. Luật đầu tư (2014).
4. Luật xây dựng (2014).
5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
6. Thông tư 109/2000/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ
phí thẩm định đầu tư.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Dự án đầu tư;
Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư;
Mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư;
Căn cứ thẩm định dự án đầu tư;
Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư;
Thời gian thẩm định dự án đầu tư.
Mục tiêu
Kết thúc bài 1, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
Phân biệt được các loại hình dự án đầu tư;
Xác định được sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư;
Hiểu được vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể trong nền kinh tế;
Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án để xin quyết định đầu tư, xin cấp giấy
chứng nhận đầu tư;
Phân biệt được thẩm quyền thẩm định dự án và thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở.
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
2 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227
Tình huống dẫn nhập
Dự án cầu Nhật Tân
Dự án cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng ngày 7/3/2009 và khánh thành ngày 04/01/2015.
Dự án do Ban quản lý dự án 85 – Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ đầu tư. Đơn vị triển
khai thực hiện dự án là nhà thầu Nhật Bản IHI Sumitomo Mitsui.
Dự án được xây dựng bắt đầu từ phường Phú Thượng (Tây Hồ) đến đường Nam Hồng (Đông
Anh) với chiều dài 3,7km.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 13.600 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư của dự án được huy động từ vốn
vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và những cơ sở hạ tầng tái định cư là nguồn vốn
ngân sách của UBND TP. Hà Nội.
1. Dự án cầu Nhật Tân thuộc nhóm dự án nào?
2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ
quan có thẩm quyền nào?
3. Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án cầu
Nhật Tân thuộc cơ quan có thẩm quyền nào?
4. Thẩm quyền thẩm định dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan nào?
5. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án thuộc cơ quan quản lý
chuyên ngành nào?
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 3
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ
khác nhau:
Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập
hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định.
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài
liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế
hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện
những mục tiêu trong tương lai.
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn.
Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý
nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư, nhà tài trợ vốn.
Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo.
Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp.
Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Có rất nhiều tiêu thức phân loại dự án tùy thuộc vào mục đích quản lý. Dưới đây là
một số cách thức phân loại dự án mà hiện nay đang được sử dụng để quản lý và nâng
cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế.
1.1.3.1. Theo nguồn vốn đầu tư
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư của dự án có thể phân thành:
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công: là dự án đầu tư sử dụng một trong
những nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu
Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
4 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227
cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để
đầu tư.
Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác: là những dự án huy động vốn từ nguồn vốn
như vốn vay thương mại; vốn liên doanh, liên kết; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế); vốn tư nhân
Việc xác định rõ nguồn huy động vốn của dự án sẽ cho thấy được tình hình huy động
vốn và vai trò của từng nguồn vốn đối với việc thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời, xác
định được cách thức quản lý dự án đối với mỗi nguồn huy động vốn đó. Cụ thể, đối
với các dự án đầu tư công hiện nay được quản lý theo Luật đầu tư công, còn các dự
án sử dụng nguồn vốn khác được quản lý theo Luật đầu tư.
1.1.3.2. Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án
Căn cứ theo tiêu thức phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án:
dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết
chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, bao gồm:
Nhà máy điện hạt nhân;
Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta
trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ
môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ
trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở
các vùng khác;
Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội
quyết định.
Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C
Nhóm dự án
TT Lĩnh vực đầu tư Nhóm
A
Nhóm
B
Nhóm
C
Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với
quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định
của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an
ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
1
Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
Bất kể
quy mô
vốn là
bao
nhiêu
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 5
Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
Giao thông bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,
sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
Công nghiệp điện;
Khai thác dầu khí;
Hóa chất, phân bón, xi măng;
Chế tạo máy, luyện kim;
Khai thác, chế biến khoáng sản;
2
Xây dựng khu nhà ở;
> 2300
tỷ đồng
Từ 120
tỷ đồng
đến
dưới
2.300 tỷ
đồng
< 120 tỷ
đồng
Giao thông;
Thủy lợi;
Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
Kỹ thuật điện;
Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
Hóa dược;
Sản xuất vật liệu;
Công trình cơ khí;
3
Bưu chính, viễn thông;
> 1.500
tỷ đồng
Từ 80 tỷ
đồng
đến
dưới
1.500 tỷ
đồng
< 80 tỷ
đồng
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản;
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
4
Công nghiệp;
> 1000
tỷ đồng
Từ 60 tỷ
đồng
đến
dưới
1.000 tỷ
đồng
< 60 tỷ
đồng
Y tế, văn hóa, giáo dục;
Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh,
truyền hình;
Kho tàng;
Du lịch, thể dục thể thao;
5
Xây dựng dân dụng.
> 800 tỷ
đồng
Từ 45 tỷ
đồng
đến
dưới
800 tỷ
đồng
< 45 tỷ
đồng
Cách thức phân loại theo tiêu chí trên hiện đang được sử dụng để tiến hành phân cấp
việc ra quyết định đầu tư đối với từng nhóm dự án.
1.1.3.3. Theo tính chất đầu tư
Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị
của dự án;
Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác.
1.1.3.4. Theo lĩnh vực đầu tư
Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư dự án đầu tư có thể phân thành:
Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: là những dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông đường bộ hoặc đường thủy; các hoạt động đầu tư duy tu bảo
dưỡng phát triển hệ thống giao thông.
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
6 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227
Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp: là những dự án đầu tư
phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng, thủy lợi, sản xuất muối
và phát triển nông thôn
Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp: là những dự án đầu tư vào các ngành như
cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hoá chất
(bao gồm cả hoá dược); vật liệu nổ công nghiệp; khai thác khoáng sản; công
nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác.
Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng: là những dự án đầu tư xây dựng các công
trình nhà ở; công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị
Mỗi dự án đầu tư vào một ngành hoặc lĩnh vực sẽ do một cơ quan quản lý chuyên
ngành của Nhà nước quản lý về mặt chuyên môn đối với lĩnh vực đầu tư đó. Việc phân
loại dự án theo tiêu chí này sẽ giúp xác định được cơ quan chuyên môn nào chịu trách
nhiệm xem xét và thẩm định thiết kế kỹ thuật của dự án đầu tư đó.
1.1.4. Chu kỳ của dự án đầu tư
Chu kỳ của dự án đầu tư là các giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi dự án mới chỉ
là ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động.
Dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn chính sau:
1.1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Là giai đoạn nghiên cứu và thiết lập dự án đầu tư. Giai đoạn này gồm 2 bước
công việc:
Soạn thảo dự án/Lập dự án.
Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án/Thẩm định dự án.
Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là: bản dự án đầu tư đã được cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư xem xét & phê duyệt kèm theo “Quyết định đầu tư” hoặc
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
1.1.4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Là giai đoạn thi công xây dựng công trình hoặc mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị.
Thực hiện đầu tư
Vận hành các
kết quả đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 7
Các bước công việc cần thực hiện:
Thứ nhất, hoàn tất các thủ tục để triển khai thực
hiện dự án.
Lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất.
Xin giấy phép xây dựng.
Xin giấy phép khai thác tài nguyên.
Đền bù giải phóng mặt bằng
Thứ hai, tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn và các nhà thầu (tư vấn khảo sát, thiết
kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình; nhà thầu thi công; nhà thầu cung
cấp thiết bị) theo luật đấu thầu.
Thứ ba, thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị.
Thi công xây dựng công trình.
Lắp đặt máy móc thiết bị.
Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng.
Thứ tư, chạy thử, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư là:
Các công trình xây dựng đã hoàn thành.
Máy móc thiết bị đã được lắp đặt.
Công nhân đã được đào tạo để có thể vận hành dự án.
1.1.4.3. Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư
Là giai đoạn dự án đi vào sản suất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ.
Giai đoạn này có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Sử dụng chưa hết công suất dự án.
Công suất dự án ở mức cao nhất.
Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án.
Kết quả: Sản phẩm – dịch vụ được sản xuất và cung cấp, có thu để bù lại chi phí đã
bỏ ra và có lợi nhuận.
1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định dự án
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan,
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư
hoặc tài trợ vốn cho dự án.
Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư
Dự án đầu tư cần phải được thẩm định đề cập đến ở đây chính là các dự án đầu tư
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
8 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227
phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển lại có một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của một quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt
động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì sự hoạt động của
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh,
dịch vụ của các doanh nghiệp.
Dự án đầu tư phát triển cần thiết phải thẩm định trước khi tiến hành đầu tư bởi
những lý do sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư phát triển có những đặc điểm rất khác biệt so với các
dự án đầu tư khác như:
Dự án đầu tư phát triển thường đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và số
vốn đó sẽ nhằm ứ động trong suốt quá trình đầu tư. Việc quyết định đầu tư
sai lầm vào dự án có thể làm lãng phí, thất thoát một lượng vốn đầu tư rất
lớn. Đồng thời, việc quyết định đầu tư sai lầm vào một dự án cũng có thể
làm mất rất nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án khác có khả năng sinh lời tốt
hơn. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào một dự án, cần phải cân
nhắc rất kỹ càng. Việc cân nhắc kỹ càng chính là việc cần phải thẩm định
dự án trước khi tiến hành đầu tư.
Thời gian để triển khai thực hiện một dự án
đầu tư phát triển thường rất dài. Do vậy, dự
án đầu tư thường gặp rất nhiều rủi ro. Để
hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư
vào dự án cần phải xem xét, cân nhắc và
lường trước các rủi ro khi đầu tư vào dự án.
Việc cân nhắc, xem xét trước khi tiến hành
đầu tư chính là việc cần phải thẩm định dự
án trước khi tiến hành.
Kết quả và hiệu quả của dự án đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu
tố không ổn định của tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong các yếu tố đó, có
những yếu tố tác động đến dự án là yếu tố thuận lợi, có những yếu tố tác
động đến dự án là bất lợi. Để tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi nhằm tạo cơ
hội cho dự án và hạn chế yếu tố bất lợi nhằm giảm thiểu rủi ro đối với dự
án trước khi tiến hành, cần thiết phải cân nhắc rất thận trọng trước khi triển
khai dự án hay chính phải thẩm định dự án trước khi tiến hành.
Thành quả của các dự án đầu tư phát triển có gắn với hoạt động xây dựng
sẽ hoạt động ở ngay nơi được tạo dựng và khai thác. Việc lựa chọn sai lầm
địa điểm đối với những dự án này sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của của dự án. Do vậy, phải cân nhắc và thẩm định rất kỹ địa điểm
thực hiện dự án trước khi tiến hành.
Thành quả của các dự án đầu tư phát triển sẽ để lại những giá trị sử dụng
lâu dài nhưng cũng có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu ra quyết định
đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, cần thiết phải thận trọng trước khi thực hiện
các dự án đầu tư phát triển để tránh những tác hại nặng nề có thể xảy ra đối
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
TXDTKT03_Bai1_v1.001516227 9
với nền kinh tế và nhà đầu tư. Việc thận trọng trước khi tiến hành đầu tư
chính là dự án sau khi được lập cần phải được thẩm định khách quan để
đánh giá lại một lần nữa hiệu quả dự án trước khi đầu tư.
o Thứ hai, khắc phục tính chủ quan của công tác lập dự án. Cụ thể:
Dự án được lập có thể mang quan điểm chủ quan của nhà đầu tư: nhà đầu
tư dự án có thể sẽ cố gắng lập ra những dự án mà bề ngoài có tính khả thi
cao để thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư cho dự án
hoặc thuyết phục ngân hàng phê duyệt vốn vay cho dự án. Vì vậy, việc
kiểm tra nhằm xác định lại sự cần thiết phải đầu tư vào dự án cũng như tính
khả thi của dự án là cần thiết để đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế cũng như
cho các bên có liên quan đến dự án.
Dự án được lập có thể có những sai sót xảy ra. Vì vậy, việc kiểm tra nhằm
phát hiện những sai sót xảy ra trong quá trình lập dự án là cần thiết để đảm
bảo tính chính xác của dự án.
1.2.2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư
1.2.2.1. Mục đích
Việc thẩm định dự án nhằm bác bỏ các dự án tồi và lựa chọn những dự án có tính khả
thi cao thông qua việc:
Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dự án.
Đánh giá hiệu quả của dự án trên cả 2 góc độ: hiệu quả về tài chính và hiệu quả
kinh tế xã hội của dự án.
Đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án.
1.2.2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
Đối với Nhà nước
Với chức năng là cơ quan quản lý, điều phối và
giám sát các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế thì
việc thẩm định dự án có một vai trò rất quan trọng
đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ
thể vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với Nhà
nước như sau:
o Giúp cho Nhà nước kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ theo pháp luật của dự án.
o Giúp Nhà nước đánh giá được tính hợp lý, khả thi và hiệu quả của dự án trên
góc độ toàn bộ nền kinh tế – xã hội.
o Giúp Nhà nước xác định được rõ những mặt lợi, mặt hại của dự án để có biện
pháp khai thác, khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật và quy ước
quốc tế.
Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với Nhà nước sẽ giúp cho
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng về việc ra quyết
định đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án
hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án
10 TXDTKT03_Bai1_v1.001516227
Đối với các tổ chức tài chính
Các tổ chức tài chính bao gồm: ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ tài chính của
các tổ chức quốc tế với chức năng là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ
vốn đầu tư cho dự án. Việc cung cấp và hỗ trợ vốn này có thể vì mục tiêu phát
triển xã hội nhưng cũng có khi đơn thuần vì mục tiêu kinh tế. Việc cung cấp và hỗ
trợ vốn đầu tư cho dự án của các tổ chức tài chính này cũng là chính là đầu tư để
sinh lời. Do vậy, việc thẩm định dự án trước khi cung cấp vốn cho dự án là rất
quan trọng, bởi lẽ:
o Thẩm định dự án là cơ sở để các tổ chức tài chính xác định số tiền vay, thời
gian cho vay và mức thu nợ hợp lý.
o Thẩm định dự án giúp cho các tổ chức tài chính đạt được các chỉ tiêu về an
toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó đòi và hạn
chế những rủi ro có thể xảy ra.
Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với các tổ chức tài chính sẽ
giúp cho các tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ hoặc cho dự án vay vốn.
Đối với chủ đầu tư
Chủ đầu tư của dự án thông thường là người bỏ vốn, quản lý và hưởng lợi từ hoạt
động đầu tư của dự