Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2)

Kết thúc bài 3 (phần 2), sinh viên cần nắm rõ được các nội dung sau:  Nắm bắt được cách tính hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư;  Có khả năng chuyển những chi phí, lợi ích tài chính sang kinh tế;  Nắm bắt được cách tính hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;  Vận dụng những kiến thức học được trong việc tính toán trong một dự án cụ thể.

pdf35 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 81 BÀI 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TỪ (Phần 2) Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên) (2012), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư;  Nội dung phân tích kinh tế dự án đầu tư;  Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự án đầu tư;  Phân tích ảnh hưởng đến xã hội và môi trường của dự án đầu tư;  Vận dụng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Mục tiêu Kết thúc bài 3 (phần 2), sinh viên cần nắm rõ được các nội dung sau:  Nắm bắt được cách tính hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư;  Có khả năng chuyển những chi phí, lợi ích tài chính sang kinh tế;  Nắm bắt được cách tính hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;  Vận dụng những kiến thức học được trong việc tính toán trong một dự án cụ thể. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) 82 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 Tình huống dẫn nhập Dự án mở rộng hoạt động sản xuất của công ty Đại Phát Đại Phát là một doanh nghiệp sản xuất thuộc cụm công nghiệp Tân Minh, bên bờ sông Nhuệ, Hà Nội. Sản phẩm chính của doanh nghiệp là vật dụng làm từ thuỷ tinh như bình hoa, đồ trang trí cho gia đình và công sở. Đại Phát đang lên kế hoạch xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất của mình. Một vài thông tin cơ bản về dự án như sau: Vốn đầu tư ban đầu tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động là 5 tỉ VND. Doanh thu dự kiến hàng năm: năm thứ nhất là 2.4 tỉ, năm thứ hai là 3 tỉ, từ năm thứ 3 ổn định đến hết đời dự án với mức 4 tỉ VND. Chi phí dự kiến (chưa bao gồm khấu hao và lãi vay) ổn định ở mức 1.5 tỉ VND. Đời dự án là 10 năm . Thanh lý cuối đời dự án là 250 triệu VND. Tỉ suất chiết khấu của dự án được tính là 12%. Dự án khi đi vào hoạt động tạo việc làm cho hơn 100 lao động địa phương. Điều đang làm đau đầu chủ đầu tư chính là việc xử lý khói thải và nước thải của dự án bởi hiện nay cụm công nghiệp Tân Minh chưa có khu xử lý nước thải riêng mà hầu hết các doanh nghiệp đều xả thải ra dòng sông Nhuệ khiến dòng sông ô nhiễm vô cùng. 1. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án. 2. Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội – môi trường của dự án. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 83 3.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư 3.5.1. Giá trị hiện tại ròng và giá trị tương lai ròng  Giá trị hiện tại ròng – NPV o Khái niệm: NPV là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về thời điểm hiện tại. Nó không chỉ bao gồm tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại: giá trị thanh lý tài sản cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động NPV đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án tại thời điểm hiện tại. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. o Công thức tính:       n i i i n i i i r C r B NPV 00 )1()1( Trong đó :  Bi: Các khoản thu của năm i (có thể là doanh thu thuần và giá trị thanh lý, thu hồi vốn lưu động);  Ci: Các khoản chi của năm i (có thể chi phí đầu tư ban đầu bỏ ra, cũng như chi phí vận hành hàng năm);  n : Số năm hoạt động của đời dự án;  r : Tỷ suất chiết khấu được chọn. o Nguyên tắc ra quyết định:  Các dự án độc lập với nhau: NPV > 0: Dự án có lãi  chấp nhận dự án NPV < 0: Dự án lỗ  loại bỏ dự án NPV = 0: Tùy quan điểm của chủ đầu tư  Các dự án loại trừ nhau: NPV (A) > NPV (B) NPV (A)  0  Chọn dự án A (với điều kiện quy mô đầu tư, thời gian thực hiện dự án bằng nhau). Ví dụ 1: Một dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 1 triệu USD, thời gian hoạt động là 3 năm. Doanh thu và chi phí hàng năm như sau: Năm 1 2 3 Doanh thu 0,5 0,8 0,9 Chi phí 0,1 0,3 0,3 Giá trị còn lại của dự án là 0,2 triệu USD. Tỷ suất chiết khấu là 15%/năm. Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án và nhận xét. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) 84 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 Trả lời Từ những dữ kiện của đề bài, chúng ta lập được bảng sau Năm 0 1 2 3 Doanh thu 0,50 0,80 0,90 Chi phí 1,00 0,10 0,30 0,20 Sửa chữa định kì Thanh lý 0,20 Lợi nhuận ròng ( = 1 – 2 – 3 + 4) – 1,00 0,40 0,50 0,90 1/(1+r) i 0,869565217 0,756143667 0,657516232 Lợi nhuận ròng/(1+r) i 0,347826087 0,378071834 0,591764609 Như vậy, NPV của dự án là – 1 + 0,347826087 + 0,37807183 + 0,591764609 = 0,324 (triệu USD). Kết luận: Nếu thực hiện dự án thì chủ đầu tư có lợi nhuận là 0,324 triệu USD  Giá trị tương lai ròng (NFV)       n i n i in i in i rCrBNFV 0 0 )1()1( Dự án được chấp nhận khi NFV  0 và không được chấp nhận khi NFV < 0. Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để lựa chọn các dự án đầu tư loại trừ lẫn nhau. Với dự án nào càng có NPV cao thì hiệu quả đầu tư cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên để tiện tính toán thì người ta hay sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần quy về thời điểm hiện tại. Tuỳ thuộc vào yêu cầu, mục đích của nhà đầu tư mà ta nên xem xét sử dụng phương pháp nào, kết hợp các phương pháp ra sao nhằm đạt mục tiêu dự án đề ra. Ưu điểm: dễ tính toán, đánh giá tổng quát lợi nhuận dự án trong cả đời hoạt động. 3.5.2. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)  Khái niệm Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (còn gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ) là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi (NPV = 0).  Công thức      n i ii n i ii IRR C IRR B 00 )1( 1 )1( 1  Ý nghĩa: o Là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án dùng để đánh giá dự án. o Dự án được chấp nhận khi IRR  r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r giới hạn. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 85 o r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định, có thể là chi phí cơ hội nếu sử dụng vốn tự có.  Phương pháp xác định: o Sử dụng vi tính nếu đã có chương trình phần mềm ứng dụng o Thử dần các giá trị của tỷ suất chiết khấu (0 < r <  ) vào vị trí của IRR trong công thức trên. Trị số nào của r làm cho nhận được công thức thì trị số đó chính là IRR. o IRR xác định qua vẽ đồ thị. o IRR xác định qua phương pháp nội suy: chọn một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này tìm 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r2 > r1) sao cho ứng với r1 ta có NPV1 > 0 và với r2 là NPV2 < 0. IRR cần tìm sẽ nằm giữa 2 giá trị r1 và r2 này. Công thức xác định: )r(r NPVNPV NPV rIRR 12 21 1 1    Trong đó : (r2 – r1)  5% NPV1 > 0 gần 0; NPV2 < 0 gần 0. Ví dụ 2: Một dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng. Doanh thu hàng năm của dự án là 50 triệu đồng, chi phí hàng năm là 20 triệu đồng. Vòng đời của dự án là 5 năm. Giá trị còn lại 20 triệu đồng. Biết dự án vay vốn để thực hiện với lãi suất 12%/năm. 1. Xác định NPV. 2. Xác định mức lãi suất cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được khi vay vốn để thực hiện dự án. Lời giải Từ những dự kiện của đề bài, chúng ta có thể lập được bảng Năm 0 1 2 3 4 5 Doanh thu 50,00 50,00 50,00 50,00 50,00 Chi phí 100,00 20,00 20,00 20,00 20,00 20,00 Sửa chữa định kì Thanh lý 20 Lợi nhuận ròng ( = 1 – 2 – 3 + 4) –100,00 30,00 30,00 30,00 30,00 50,00 1/(1+r)i 0,8929 0,7972 0,7118 0,6355 0,5674 Lợi nhuận ròng/(1+r)i 26,7857 23,9158 21,3534 19,0655 28,3713 1. Như vậy, với tỉ suất chiết khấu là 12% ta có thể tính NPV bằng cách cộng dồn dòng cuối cùng trong bảng tính: NPV = –100 + 26,7857 + 23,9158 + 21,3534 + 19,0655 + 28,3713 = 19,492 (triệu đồng). 2. Để tính IRR ta lựa chọn 2 mức tỉ suất chiết khấu với khoảng cách hơn kém nhau tối đa 5% và một mức tỉ suất khiến cho NPV dương, một mức khiến cho NPV âm Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) 86 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 Ở đây, dễ thấy: Nếu thay tỉ suất chiết khấu bằng r = 17% thì sẽ tính được NPV = 5,103 (triệu đồng). Nếu thay tỉ suất chiết khấu bằng r = 21% thì sẽ tính được NPV = – 4,510 (triệu đồng). Áp dụng công thức: 5,103 IRR 17% (21% 17%) 5,103 ( 4,510)      Chúng ta tính được IRR bằng 19,07% 3.5.3. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)  Định nghĩa Thời gian thu hồi vốn đầu tư là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Nó chính là khoản thời gian hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Do thời gian thu hồi vốn đầu tư dài, mà các khoản thu hồi vốn đầu tư (lợi nhuận và khấu hao) lại xuất hiện ở những năm khác nhau cho nên thời gian thu hồi vốn đầu tư cần phải xem xét đến yếu tố giá trị thời gian của tiền (ảnh hưởng của lạm phát, trượt giá).  Phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư o Phương pháp cộng dồn Công thức:    T i IvipvDW 1 0)( T là thời gian thu hồi vốn. o Phương pháp trừ dần Ivi: là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i. (W + D)ipv: là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i đã quy đổi về thời điểm hiện tại. i = Ivi – (W + D)i: là số vốn còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển tiếp sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. Ta có 1 1(1 ) hay (1 )i i i iIv r Iv r       Khi 0i thì i T   Thời gian thu hồi vốn có thể coi là chỉ tiêu xem xét độ an toàn của nguồn vốn đầu tư. Dự án thu hồi vốn nhanh hay chậm, trong thời gian bao lâu. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư mà xem xét chỉ tiêu đánh giá dự án cho hợp lý.  Ưu nhược điểm của T o Ưu điểm:  Phương pháp giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 87  Phương pháp cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện tới khi thu hồi đủ vốn. o Nhược điểm: Phương pháp không xem xét đến khả năng tạo thu nhập của dự án sau khi đã thu hồi đủ vốn. Ví dụ 3: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu đồng. Lợi nhuận hàng năm (đã bao gồm cả khấu hao) của dự án như sau: Năm 1 2 3 4 5 6 Lợi nhuận 250 270 300 320 350 350 Tính thời gian thu hồi vốn của dự án biết tỷ suất chiết khấu là 18%/năm. Lời giải Chúng ta sẽ lập được bảng sau Năm 1 2 3 4 5 6 Lợi nhuận 250 270 300 320 350 350 1/(1+r) i 0,8475 0,7182 0,6086 0,5158 0,4371 0,37043 Lợi nhuận/(1+r)i 211,8644 193,9098 182,5893 165,0524 152,9882 129,6510 Cộng dồn 211,8644 405,7742 588,3635 753,4159 906,4041 1036,0552 Như vậy, thời gian hoàn vốn của dự án là từ 3 đến 4 năm. 3.5.4. Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C – Benefits – Cost Ratio)  Khái niệm Chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra (có thể được tính cho thời điểm hiện tại hoặc tương lai).  Công thức 0 0 1 ( )(1 ) 1 ( ) (1 ) n i i i n i i i B B PV Br C PV C C r         Trong đó: Bi: Doanh thu hay lợi ích ở năm i. Ci: Chi phí năm i. PV(B): Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm đời dự án. PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí. Chú ý: Khi tính chỉ tiêu B/C, giá trị thanh lý tài sản được khấu trừ vào chi phí sau khi chuyển về cùng mặt bằng thời gian hiện tại (không phải cộng vào doanh thu).  Nguyên tắc ra quyết định o B/C > 1: Dự án được chấp nhận (Tổng lợi ích của dự án bù đắp được những chi phí bỏ ra và có lãi). o B/C < 1: Dự án bị bác bỏ vì lỗ. o B/C = 1: Tùy vào quan điểm của chủ đầu tư. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) 88 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 3.5.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư hay còn gọi là hệ số hoàn vốn (RR – Rate of Return)  Chỉ tiêu này nếu tính từng năm: Phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm tính trên 1 đơn vị đầu tư bỏ ra hoặc mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhờ lợi nhuận thu được hàng năm. Công thức: 0Iv W RR ipv i  ipvW : lợi nhuận thuần thu được vào năm i tính từ thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 0Iv : Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. iRR : có tác dụng so sánh giữa các năm của đời dự án. Ý nghĩa: tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cho ta biết với một đồng vốn bỏ ra thì lợi nhuận thu được trong từng năm hoạt động tiếp theo là bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ dự án càng có khả năng thu hồi vốn, lợi nhuận càng cao. Nếu cùng vốn đầu tư bỏ ra là như nhau thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng cao thì càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.  Nếu tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư bình quân năm của đời dự án ( RR ) o Công thức xác định: 0Iv W RR PV Trong đó: PVW là lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại. Trong thực tế (nội dung nghiên cứu tiền khả thi) để tính RR người ta có thể lấy lợi nhuận thuần của 1 năm hoạt động ở mức trung bình trong đời dự án và áp dụng công thức tính RR giản đơn (không xét yếu tố thời gian của tiền): 0Iv W RR  Trong đó: W là lợi nhuận thuần năm hoạt động trung bình của cả đời dự án. o Nhược điểm: chỉ dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư thì chưa đủ, nhà đầu tư nên dựa thêm vào hiệu quả biên của vốn đầu tư (tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư). Tỷ suất lợi nhuận biên vốn đầu tư phản ánh lợi nhuận tăng thêm khi tăng thêm 1 đơn vị vốn đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận biên này cũng sẽ giảm dần theo quy mô vốn đầu tư; khi nhà đầu tư tăng thêm vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải trả thêm lãi suất vay (nếu nhà đầu tư vay vốn hoặc là phải tăng thêm chi phí cơ hội nếu là vốn tự có). Do vậy nhà đầu tư chỉ nên tăng quy mô đến khi hiệu quả biên của việc đầu tư lớn hơn hoặc bằng giá của vốn vay. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần này không nên sử dụng độc lập mà phải đi kèm với các chỉ tiêu khác. Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 89 3.5.6. Điểm hòa vốn (BEP – Break Even Point) Khái niệm: là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí do đó dự án chưa có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Bởi vậy chỉ tiêu cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra. Có 2 cách xác định điểm hoà vốn: Chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hoà vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hoà vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hoà vốn thì dự án có lãi ngược lại dự án sẽ bị lỗ. Do vậy chỉ tiêu điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ dự án an toàn càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn. Có 2 phương pháp xác định điểm hoà vốn:  Phương pháp đại số o Công thức xác định số lượng sản phẩm: f x p v   Công thức được tính bằng đơn vị hiện vật. Vì nhà đầu tư muốn x min  giảm f, tăng p,v (trong giới hạn thị trường và người đầu tư chấp nhận được). o Công thức doanh thu hoà vốn: p v f vp f pPO xh     1 Trong đó: x : số lượng sản phẩm sản xuất và bán được ở điểm hoà vốn. p: Giá bán một sản phẩm. v: Biến phí hay chi phí khả biến khi tính cho một sản phẩm. f: Tổng định phí của cả đời dự án nếu tính điểm hoà vốn cho cả đời dự án hoặc định phí của 1 năm nếu tính điểm hoà vốn cho 1 năm của cả đời dự án.  Phương pháp đồ thị Lập hệ trục toạ độ, trục hoành là số lượng sản phẩm, trục tung biểu thị chi phí hoặc doanh thu do bán sản phẩm. Vì điểm hoà vốn là giao của điểm tại đó doanh thu bằng với chi phí nên điểm hoà vốn là giao của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Đồ thị minh hoạ: Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) 90 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 Điểm M (XM, YM) chính là điểm hoà vốn. Phương pháp đồ thị cho ta thấy trực quan điểm hoà vốn xác định được mức lãi, mức lỗ tương ứng mức cụ thể của số lượng sản phẩm được sản xuất, mức hoạt động hoà vốn của dự án. Ngoài ra chúng ta còn một số chỉ tiêu về điểm hoà vốn như là: o Điểm hòa vốn lí thuyết: xác định với tổng định phí chỉ tính trong 1 năm của đời dự án. o Điểm hoà vốn tiền tệ: là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. Điểm hoà vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. 3.5.7. Phân tích độ nhạy của dự án Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài, các kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đã được dự báo trong soạn thảo dự án. Mỗi yếu tố đó ở một mức độ khác nhau đều có mức không chắc chắn nhất định. Để đánh giá được độ an toàn của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án: là xem xét dự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ) khi các yếu tố có liên quan chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi. Phân tích độ nhạy cảm của dự án được thực hiện theo các phương pháp sau: Vùng lãi Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 91  Phương pháp 1: phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Trong trường hợp này, phương pháp phân tích gồm các bước như sau: o Xác định các biến chủ yếu (những yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án. o Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỷ lệ % nào đó. o Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. o Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xấu, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. Ví dụ 4: Ta quan sát sự thay đổi của chỉ tiêu IRR do sự thay đổi của các yếu tố: vốn đầu tư ban đầu, chi phí khả biến, giá cả sản phẩm, tuổi thọ của dự án. Kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau: Các yếu tố thay đổi IRR %
Tài liệu liên quan