Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bài 4: Thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Mai

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Cơ sở hình thành các khái niệm: Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA - System of National Accounts): Là một hệ thống các bảng cân đối hoặc các tài khoản được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phản ánh quá trình sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc đến trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm

pdf32 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bài 4: Thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V2.0013107210 BÀI 4 THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ths. Nguyễn Thị Xuân Mai 1 V2.0013107210 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP • Sau khi có một cái nhìn tương đối tổng quan về nguồn lực của doanh nghiệp, bạn xem xét lại giấy tờ, sổ sách, các báo cáo để đưa ra một nhận định đúng đắn xem liệu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tương xứng với nguồn lực đó hay không? • Khi xem xét báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có nhiều chỉ tiêu khác nhau, bạn không rõ những chỉ tiêu nào phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh và quan trọng hơn, chúng được tính như thế nào, có ý nghĩa thế nào với hoạt động quản lý của doanh nghiệp. • Tham khảo hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh trong bài học này sẽ giúp bạn hiểu rõ điều đó. V2.0013107210 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC Giới thiệu một số phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm; Làm rõ một số khái niệm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Giới thiệu hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cách tính toán các chỉ tiêu đó; Hướng dẫn học viên cách phân tích thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. V2.0013107210 4 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Kiến thức chung kinh tế xã hội • Nguyên lý thống kê • Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) V2.0013107210 5 NỘI DUNG Phân tích thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;2 Thống kê chất lượng sản phẩm;3 4 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; V2.0013107210 6 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình, nghe giảng trực tuyến và tham gia buổi học offline; • Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Đọc thêm tài liệu có liên quan như Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) ở Việt Nam; • Trả lời các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm ở cuối bài; • Làm bài tập ở cuối bài. V2.0013107210 7 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Cơ sở hình thành các khái niệm: Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA - System of National Accounts): Là một hệ thống các bảng cân đối hoặc các tài khoản được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phản ánh quá trình sản xuất, phân phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc đến trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. V2.0013107210 8 1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP • Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận. • Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. V2.0013107210 9 1.2. KHÁI NIỆM KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là các sản phẩm vật chất hoặc hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội hay nói cách khác, nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: •Căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm: thành phẩm, bán thành phẩm, tại chế phẩm, sản phẩm sản xuất dở dang; •Căn cứ vào vai trò của sản phẩm: Sản phẩm chính, sản phẩm phụ và sản phẩm song đôi. V2.0013107210 10 1.2. KHÁI NIỆM KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Một số nguyên tắc chung khi tính kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: • Chỉ tính cho các đơn vị thường trú; • Phải là kết quả trực tiếp do lao động của doanh nghiệp làm ra trong kỳ; • Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp; • Chỉ tính kết quả hữu ích; • Chỉ tính kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo; • Tính theo hai loại giá: Giá so sánh và giá hiện hành. V2.0013107210 11 2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Giá trị sản xuất (Gross Output - GO); 2.2. Chi phí trung gian (Intermediational Cost - IC); 2.3. Giá trị tăng thêm (Value Added - VA); 2.4. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (Net Value Added - NVA); 2.5. Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất; 2.6. Doanh thu bán hàng; 2.7. Doanh thu thuần; 2.8. Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp (M). V2.0013107210 12 2.1. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GROSS OUTPUT – GO) • Khái niệm: Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. • Ý nghĩa:  Là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;  Được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước, GDP, GNI, NNI,... của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. • Cơ cấu giá trị: GO=C + V + M Trong đó: C: Chi phí về lao động quá khứ; V: Chi phí về lao động sống; M: Giá trị thặng dư. V2.0013107210 13 2.2. CHI PHÍ TRUNG GIAN (INTERMEDIATIONAL COST - IC) Chi phí trung gian của doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) đã được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. V2.0013107210 14 2.3. GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VALUE ADDED - VA) • Khái niệm: Giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. • Ý nghĩa:  Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng.  Là cơ sở để tính các chỉ tiêu GDP, GNI. • Cơ cấu giá trị: VA = V + M + C1 Trong đó: V: Phần giá trị mới được tạo ra cho người lao động; M: Phần giá trị mới được tạo ra cho doanh nghiệp và xã hội; C1: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định. V2.0013107210 15 2.4. GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUẦN CỦA DOANH NGHIỆP (NET VALUE ADDED - NVA) • Khái niệm: Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (không kể phần giá trị khấu hao tài sản cố định) của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp. • Ý nghĩa: là cơ sở để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân; tính thuế giá trị gia tăng VAT; tính cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp và tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. • Cơ cấu giá trị: NVA = V + M V2.0013107210 16 2.5. GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA SẢN XUẤT • Khái niệm: Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất, có thể đưa ra trao đổi trên thị trường. • Công thức tính:  q.pQh V2.0013107210 17 2.6. DOANH THU BÁN HÀNG • Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế hoặc có thể thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của mình. • Công thức tính:  'q.pDT V2.0013107210 18 2.7. DOANH THU THUẦN Khái niệm: Doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. V2.0013107210 19 2.8. LỢI NHUẬN (HAY LÃI) KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (M) • Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. • Công thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí V2.0013107210 20 3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp; 3.2. Một số phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm. V2.0013107210 21 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp vì: • Đây là một hình thức quảng cáo hữu hiệu, không tốn kém đối với các doanh nghiệp. • Góp phần làm giảm chi phí, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.  Nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. V2.0013107210 22 3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM • Phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có phân cấp chất lượng:  Phương pháp tỷ trọng: Tính tỷ trọng của từng loại sản phẩm i trong số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.  i i i q qd  Phương pháp tính hệ số phẩm cấp:  Tính cấp chất lượng trung bình của sản phẩm ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.  Tính hệ số phẩm cấp:   0i 0ii 0 q qC C   1i 1ii 1 q qCC 0 1 C C CH   Phương pháp giá bình quân:  Sử dụng giá cố định pi để tính giá bình quân của sản phẩm ở kỳ gốc và kỳ báo cáo.  Tính hệ số phẩm cấp:   0i 0ii 0 q qp p   1i 1ii 1 q qpp 0 1 p p pH  V2.0013107210 23 3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM n CiCj iI  • Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không được phân chia cấp chất lượng:  Tính chỉ số cấp chất lượng cho từng tiêu chuẩn i của sản phẩm;  Tính chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm j;  Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu hoặc lợi nhuận. V2.0013107210 24 4. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4.1. Phân tích kết cấu kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 4.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm và tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; 4.3. Phân tích mức độ chênh lệch giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; 4.4. Phân tích biến động kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp qua thời gian; 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. V2.0013107210 25 4.1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP • Thông qua việc tính kết cấu các bộ phận cấu thành GO, VA, NVA, M của doanh nghiệp; • Tính tỷ trọng GO, VA, NVA,... của từng ngành trong GO, VA, NVA,... tương ứng của doanh nghiệp. V2.0013107210 26 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM • Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất được thực hiện thông qua tính và phân tích chỉ số hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. • Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua việc tính chỉ số tiêu thụ sản phẩm. • Tính hệ số biến động kết cấu tiêu thụ sản phẩm. V2.0013107210 27 4.3. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM • Kết quả tiêu thụ trong kỳ = Sản xuất trong kỳ + Chênh lệch tồn kho đầu kỳ cuối kỳ • Phân tích mức độ tồn kho thông qua tính chỉ số biến động liên hoàn và định gốc. V2.0013107210 28 4.4. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA THỜI GIAN • Phân tích sự thay đổi về cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. • Phân tích biến động của một chỉ tiêu kết quả qua thời gian.  Là cơ sở thực hiện dự báo ngắn hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. V2.0013107210 29 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Xuất phát từ các phương trình kinh tế, sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích nhân tố ảnh hưởng: phương pháp hệ thống chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp ngược với thay thế liên hoàn, phương pháp biến động riêng, phương pháp tổng hợp từng phần biến động... V2.0013107210 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là cơ sở hình thành nên các khái niệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. • Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng với rất nhiều chỉ tiêu khác nhau: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, giá trị tăng thêm thuần, doanh thu, lợi nhuận... Mỗi chỉ tiêu có nội dung, ý nghĩa và phương pháp tính riêng. Thậm chí với mỗi chỉ tiêu, do các ngành kinh tế có những đặc thù riêng nên phương pháp tính chỉ tiêu ở các ngành này cũng có những khác biệt nhất định. • Thống kê chất lượng sản phẩm nhằm xác định sự biến động chung về chất lượng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến việc nâng cao doanh thu. • Tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà áp dụng phương pháp phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp. 30 V2.0013107210 31 CÂU HỎI TƯƠNG TÁC  Hoạt động sản xuất là gì? Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào là sản xuất: Đi học, ăn xin, hát rong, buôn lậu? V2.0013107210 32 CÂU HỎI TƯƠNG TÁC  Nếu có số liệu về giá trị sản xuất và chi phí trung gian của một doanh nghiệp, làm thế nào để tính được giá trị tăng thêm?