• Khái niệm: Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí hợp lý mà
doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.
• Ý nghĩa: Là cơ sở để giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường,
tối đa hoá lợi nhuận.
• Cơ cấu giá trị: Z = C + V
Trong đó:
C: Chi phí về lao động quá khứ;
V: Chi phí về lao động sống.
23 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Bài 5: Thống kê giá thành sản xuất của doanh nghiệp - Nguyễn Thị Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V2.0013107210
BÀI 5
THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP
Ths. Nguyễn Thị Xuân Mai
1
Họ đã tính giá thành như thế nào?
V2.0013107210
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
• Trong quá trình xem xét lại hoạt động của doanh nghiệp, bạn nhận được một
đơn hàng từ một khách hàng mới đặt may một lô hàng may mặc theo
catalogue. Để xây dựng hợp đồng, bạn phải xem xét các yếu tố chi phí để tính
giá thành sản phẩm, từ đó quyết định một mức giá hợp lý đảm bảo tối đa hoá
lợi nhuận cho doanh nghiệp mà phía bên kia vẫn có thể chấp nhận được.
• Bộ phận thống kê và kế toán đã lên cho bạn một danh mục các khoản chi phí
có thể phát sinh để xây dựng giá thành sản phẩm định mức làm căn cứ cho
quyết định của bạn.
2
V2.0013107210
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giới thiệu các vấn đề liên quan đến chỉ tiêu giá thành sản xuất trong doanh nghiệp;
Hướng dẫn học viên cách phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành.
3
V2.0013107210
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Kiến thức chung kinh tế xã hội;
• Nguyên lý thống kê;
• Chế độ hạch toán kế toán.
4
V2.0013107210
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành sản xuất;2
Một số vấn đề chung về giá thành sản xuất
của doanh nghiệp;1
Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất
của doanh nghiệp.3
5
V2.0013107210
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc giáo trình, nghe giảng trực tuyến và tham
gia buổi học offline;
• Thảo luận với giáo viên và các học viên khác
về những vấn đề chưa nắm rõ;
• Đọc thêm tài liệu có liên quan như chế độ hạch
toán kế toán ở Việt Nam;
• Trả lời các câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm
ở cuối bài;
• Làm bài tập ở cuối bài.
6
V2.0013107210
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH CỦA
DOANH NGHIỆP
7
V2.0013107210
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
• Khái niệm: Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí hợp lý mà
doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.
• Ý nghĩa: Là cơ sở để giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường,
tối đa hoá lợi nhuận.
• Cơ cấu giá trị: Z = C + V
Trong đó:
C: Chi phí về lao động quá khứ;
V: Chi phí về lao động sống.
8
V2.0013107210
1.2. TÁC DỤNG CỦA GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
• Là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.
• Là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại
sản phẩm sản xuất ra.
9
V2.0013107210
1.3. CÁC LOẠI CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
10
V2.0013107210
2. NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
11
V2.0013107210
2.1. XÉT THEO NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
Bao gồm:
• Chi phí bằng tiền tệ;
• Chi phí về lao động sống;
• Chi phí về lao động vật hoá.
Ưu điểm: Phù hợp với khái niệm giá thành nên giúp cho việc tính VA, NVA,
GDP, GNI... một cách thuận lợi.
Nhược điểm: Trong hạch toán thực tế rất khó theo dõi và ghi chép thông
tin vì có những khoản chi phí vừa mang tính chất là chi phí lao động sống
vừa mang tính chất là lao động vật hoá.
12
V2.0013107210
2.2. XÉT THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ
Bao gồm:
• Chi phí sản xuất trực tiếp: Là các khoản chi phí chỉ liên quan đến sản
xuất ra một loại sản phẩm, vì thế nó được tính thẳng vào giá thành của
sản phẩm đó;
• Chi phí sản xuất gián tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan đến sản
xuất ra hai hoặc nhiều sản phẩm. Vì vậy, khi tính giá thành phải dùng
các phương pháp gián tiếp để phân bổ khoản chi phí này cho từng loại
sản phẩm.
Ưu điểm: Dễ thực hiện vì khi chi khoản gì thì hạch toán vào khoản đấy
theo như qui ước trong kế toán;
Nhược điểm: Việc phân bổ chi phí gián tiếp rất phức tạp, khó đảm bảo
chính xác. Do đó, phần chi phí chưa phản ánh đúng nội dung giá thành
sản xuất của doanh nghiệp.
13
V2.0013107210
2.3. XÉT THEO CẤU TRÚC GIÁ TRỊ
Bao gồm:
• Chi phí về lao động quá khứ (C)
• Chi phí về lao động sống (V)
Ưu điểm: Cho phép tính cấu trúc giá trị một cách hợp lý.
Nhược điểm: Dễ nhầm lẫn giữa C và V, khó phân biệt giữa C và V.
14
V2.0013107210
2.4. XÉT THEO TÍNH CHẤT CỦA CHI PHÍ
Bao gồm:
• Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí không phụ thuộc vào qui mô sản
xuất của kỳ tính toán.
• Chi phí khả biến: Là những khoản chi phí phụ thuộc vào qui mô sản xuất
của kỳ tính toán.
Nếu xét chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì các khoản chi phí trên có
tính chất ngược lại. Vì vậy, để kết luận đó là chi phí bất biến hay khả biến
thì phải xem xét nó trong mối quan hệ với toàn bộ chu kỳ sản xuất và tính
chất của khoản chi phí đó. Cùng là một khoản chi phí nhưng cách chi trả
khác nhau sẽ được xếp vào các loại khác nhau.
15
V2.0013107210
3. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP
16
V2.0013107210
3.1. PHÂN TÍCH CẤU THÀNH CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
• Bước 1: Tính tỷ trọng của từng khoản chi phí chiếm trong tổng giá thành.
• Bước 2: So sánh tỷ trọng đó với tỷ trọng qui định của định mức kinh tế - kỹ thuật.
• Bước 3: Rút ra kết luận.
Là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí, tối
đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
17
V2.0013107210
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU
GIÁ THÀNH
Tính các chỉ số:
• Chỉ số giá thành kế hoạch;
• Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành;
• Chỉ số giá thành thực tế.
18
V2.0013107210
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU
GIÁ THÀNH BÌNH QUÂN
Hệ thống chỉ số:
Giá thành bình quân sẽ chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
• Giá thành cá biệt của từng bộ phận
• Sự thay đổi cơ cấu sản xuất giữa các bộ phận.
011 1
0 01 0
zz z
x
z z z
19
V2.0013107210
3.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP
• Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp:
Xuất phát từ công thức tính tổng chi phí sản xuất:
Phương pháp hệ thống chỉ số
Phương pháp Ponomarjewa.
• Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến tổng lợi nhuận của doanh
nghiệp:
Xuất phát từ công thức tính lợi nhuận của doanh nghiệp:
M=(p-z)q
Phương pháp hệ thống chỉ số
C z.q
C z. q
• Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến hiệu suất sử dụng chi phí
sản xuất của doanh nghiệp:
Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp được tính:
Phương pháp thay thế liên hoàn.
C
pq
H
zq
20
V2.0013107210
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quan
trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Trong thực tế, người ta thường quan tâm đến các cặp phạm trù
giá thành như: giá thành cá biệt và giá thành xã hội; giá thành
đơn vị sản phẩm và giá thành tổng hợp; giá thành hoàn chỉnh và
giá thành không hoàn chỉnh. Mỗi cặp phạm trù đó có vai trò khác
nhau trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
• Chỉ tiêu giá thành có thể được hạch toán theo một số phương
pháp khác nhau. Mỗi phương pháp hạch toán đều có những ưu,
nhược điểm riêng nhưng về cơ bản đều thống nhất với hạch toán
kế toán.
• Phân tích thống kê chỉ tiêu giá thành sản xuất trong doanh nghiệp
là nhiệm vụ rất quan trọng. Có thể sử dụng nhiều phương pháp
phân tích khác nhau như phân tổ, hồi qui tương quan, chỉ số...
21
V2.0013107210
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
22
Nhược điểm của giá thành hạch toán theo khoản mục chi phí là gì?
V2.0013107210
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
23
Nếu dùng hệ thống chỉ số số bình quân để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
chỉ tiêu giá thành bình quân, thì hai nhân tố ảnh hưởng đó là gì?