Câu 1: Doanh nghiệp thuộc khu vực I là:
a. Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm
thiên nhiên khai thác được.
b. Doanh nghiệp khai thác các sản phẩm
trong thiên nhiên.
c. Doanh nghiệp dịch vụ sản xuất
d. Doanh nghiệp dịch vụ phi sản xuấtCâu 2 Tìm câu sai trong các nguyên tắc
tính kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp:
a. Phải là kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp làm ra trong ky.
b. Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất
lượng.
c. Không được tính chênh lệch sản phẩm chưa
hoàn thành.
d. Được tính các hoạt động làm thuê cho bên
ngoài.
13 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thống kế doanh nghiệp - Ôn tập - Vũ Thịnh Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: ThS. Vũ Thịnh Trường
ĐT: 01633 192 197
Email: vuthinhtruong@gmail.com
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Business Statistics
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
1Thong ke doanh nghiep
ÔN TẬP
Câu 1: Doanh nghiệp thuộc khu vực I là:
a. Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm
thiên nhiên khai thác được.
b. Doanh nghiệp khai thác các sản phẩm
trong thiên nhiên.
c. Doanh nghiệp dịch vụ sản xuất
d. Doanh nghiệp dịch vụ phi sản xuất
Câu 2 Tìm câu sai trong các nguyên tắc
tính kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp:
a. Phải là kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp làm ra trong ky.
b. Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất
lượng.
c. Không được tính chênh lệch sản phẩm chưa
hoàn thành.
d. Được tính các hoạt động làm thuê cho bên
ngoài.
Câu 3 Hệ số tính đổi bằng:
a. Đặc tính sản phẩm được chọn làm tiêu
chuẩn/ Đặc tính sản phẩm cần qui đổi
b. Đặc tính sản phẩm cần qui đổi/ Số sản
phẩm
c. Đặc tính sản phẩm cần qui đổi/ Đặc tính
sản phẩm được chọn làm đơn vị tiêu
chuẩn
d. Các câu trên đều sai.
Câu 4 Giá trị tăng thêm là:
a. Toàn bộ giá trị các sản phẩm vật chất và dịch
vụ mà DN đã tạo ra trong kỳ nghiên cứu.
b. Toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
do DN sáng tạo thêm trong kỳ nghiên cứu.
c. Toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất do DN sáng
tạo thêm trong kỳ nghiên cứu.
d. Toàn bộ giá trị sản phẩm dịch vụ do DN sáng
tạo thêm trong kỳ nghiên cứu.
Câu 5 Chênh lệch CPSX dở dang của
DN cuối kỳ so với đầu kỳ,luôn luôn:
a. Có dấu dương
b. Có dấu âm
c. Có khi có dấu dương, có khi có dấu âm,
có khi bằng 0
d. Bằng 0
Câu 6
Phân xưởng sợi trong kỳ đã kéo được 400
tấn sợi, trong đó bán ra bên ngoài 100 tấn
với giá 10 triệu đồng/tấn. Cuối kỳ trước
chuyển sang kỳ này 50 tấn, số tồn kho
cuối kỳ này là 60 tấn với chi phí sản xuất
là 8 triệu đồng/tấn. Số sợi còn lại đã
chuyển sang phân xưởng dệt.
GO của (triệu đồng) của PX sợi là:
a. 1180 b. 1080 c.1400 d.1480
Câu 7: Giá trị sản xuất của doanh nghiệp A
là 500 trđ, chi phí vật chất chưa bao gồm
khấu hao tài sản cố định bằng 40% giá trị
sản xuất, chi phí dịch vụ bằng 50% chi phí
vật chất. VA của doanh nghiệp này là:
a. 200 trđ b. 300 trđ c. 400 trđ d. 500 trđ
Câu 8: Tìm câu sai trong công thức, tiền
lương bình quân tháng bằng:
a. Tiền lương bình quân ngày x Số ngày
làm việc thực tế bình quân tháng
b. Tiền lương bình quân giờ x số ngày làm
việc thực tế quân tháng.
c. Tiền lương bình quân giờ x Số giờ làm
việc thực tế bình quân ngày
d. Câu a, b, c đều sai.
Câu 9: Mua sắm một TSCĐ có nguyên giá 100
trđ hoàn toàn bằng vốn vay với lãi suất
1%/tháng. Tính từ ngày trả tiền đến khi đưa
TSCĐ này vào sử dụng là 1,5 tháng. Vậy tiền
1,5 tháng này:
a. Được tính vào nguyên giá TSCĐ
b. Không được tính vào nguyên giá TSCĐ
c. Hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất của
năm sử dụng đầu tiên
d. Ngân hàng chưa tính lãi trong khoảng thời
gian này
Câu 10: Khấu hao theo phương pháp số
dư giảm dần có điều chỉnh, thường được
áp dụng đối với loại TSCĐ, mà:
a. Được sử dụng tương đối đều đặn trong
năm
b. Nhanh chóng bị lạc hậu về mặt kỹ thuật
c. Trực tiếp tạo ra sản phẩm
d. Có công nghệ hiện đại
Câu 11: Công thức: 1 – Hệ số hao mòn
TSCĐ, phản ánh chỉ tiêu nào:
a. Hệ số hao mòn TSCĐ.
b. Hệ số giảm TSCĐ
c. Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ.
d. Hệ số tăng TSCĐ.
Câu 12 Hai chỉ tiêu nào sau đây phản ánh
hiệu quả sử dụng TSCĐ là nghịch đảo của
nhau:
a. Hiệu năng sử dụng TSCĐ và Mức sinh lời
của TSCĐ
b. Mức sinh lời của TSCĐ và Chi phí TSCĐ
cho một đơn vị giá trị sản xuất
c. Nguyên giá TSCĐ và Chi phí TSCĐ cho một
đơn vị giá trị sản xuất
d. Hiệu năng sử dụng TSCĐ và Chi phí TSCĐ
cho một đơn vị giá trị sản xuất