1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH
• Thống kê kinh doanh là một môn học
thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống
các phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích các con số (mặt lượng) của những
hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh
doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật
vốn có của chúng (mặt chất) trong những
điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
• Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh
doanh là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng số
lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
35 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thống kê kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh - Nguyễn Thị Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013112202 1
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN THỐNG KÊ KINH DOANH
• Mục tiêu: Học phần nghiên cứu những nguyên lý và trang bị kiến thức cơ bản về các
phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu thống kê giúp sinh viên nắm được
những tư tưởng của khoa học thống kê trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.
• Nội dung nghiên cứu:
Bài 1: Tổng quan về thống kê kinh doanh
Bài 2: Mô tả dữ liệu thống kê
Bài 3: Ước lượng kết quả điều tra
Bài 4: Kiểm định giả thuyết thống kê
Bài 5: Dãy số thời gian
Bài 6: Chỉ số
v1.0013112202 2
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ
THỐNG KÊ KINH DOANH
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
v1.0013112202 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm BB+cream
1. Hãng phải tìm thông tin đó ở đâu?
2. Thông tin cụ thể mà hãng muốn thu thập là gì?
3. Liệu hãng sẽ lựa chọn công cụ nào để đo lường các thông tin muốn thu thập?
4. Hãng phải dựa vào yếu tố nào để xây dựng kế hoạch phát triển cũng như ra các
quyết định có liên quan?
Trong năm qua, nhãn hàng Pond’s của Unilever đã tung ra sản phẩm mới là kem dưỡng
trắng da tạo nền BB+ cream giúp che phủ khuyết điểm, dưỡng trắng dài lâu. Sau một thời
gian bán hàng rộng rãi trên nhiều kênh khác nhau, nhãn hàng muốn thu thập thông tin về
mức độ hài lòng cũng như mong muốn của khách hàng với sản phẩm mới này nhằm có kế
hoạch phát triển trong thời gian tới.
v1.0013112202
MỤC TIÊU
4
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
• Trình bày được khái niệm về thống kê kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của
thống kê kinh doanh.
• Xác định mục đích của việc xác định tổng thể thống kê, phân biệt các loại tổng
thể thống kê.
• Phân biệt giữa tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê.
• Phân biệt được các loại thang đo, lấy ví dụ cho từng trường hợp.
• Phân biệt được các loại dữ liệu thống kê và các nguồn dữ liệu thống kê.
• Phân biệt được các loại điều tra thống kê.
• Phân biệt được các loại sai số trong điều tra thống kê.
v1.0013112202
NỘI DUNG
5
Một số vấn đề chung về thống kê kinh doanh
Dữ liệu thống kê
Thang đo trong thống kê
Điều tra thống kê
v1.0013112202
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH
6
1.1. Khái niệm chung về thống kê kinh doanh
1.2. Vai trò của thống kê kinh doanh
1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
v1.0013112202 7
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ KINH DOANH
• Thống kê kinh doanh là một môn học
thuộc thống kê học, nghiên cứu hệ thống
các phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích các con số (mặt lượng) của những
hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh
doanh để tìm hiểu bản chất và tính qui luật
vốn có của chúng (mặt chất) trong những
điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
• Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh
doanh là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng số
lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
v1.0013112202 8
1.2. VAI TRÒ CỦA THỐNG KÊ KINH DOANH
• Thống kê là một trong những công cụ quản lý
quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin
phục vụ quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
• Trong thế giới kinh doanh và doanh nghiệp,
thống kê là phương pháp định lượng được sử
dụng rộng rãi nhất với bốn ứng dụng quan trọng:
Tóm tắt dữ liệu kinh doanh;
Đưa ra kết luận sơ bộ về dữ liệu đó;
Thực hiện các dự đoán tin cậy về các hoạt
động kinh doanh; và
Cải thiện quá trình sản xuất kinh doanh.
v1.0013112202 9
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ
1.3.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể
1.3.2. Tiêu thức thống kê
1.3.3. Chỉ tiêu thống kê
v1.0013112202 10
1.3.1. TỔNG THỂ THỐNG KÊ VÀ ĐƠN VỊ TỔNG THỂ
• Khái niệm: Tổng thể thống kê là một tập hợp
những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng,
cần được quan sát và phân tích. Các đơn vị, phần
tử cấu thành nên tổng thể được gọi là các đơn vị
tổng thể.
• Phân loại:
Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng
thể: tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu: tổng thể
đồng chất và tổng thể không đồng chất.
Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu: tổng thể
chung và tổng thể bộ phận.
v1.0013112202 11
1.3.2. TIÊU THỨC THỐNG KÊ
• Khái niệm: Tiêu thức thống kê là đặc điểm
của các đơn vị tổng thể được chọn ra để
nghiên cứu.
• Phân loại:
Tiêu thức thực thể:
Tiêu thức thuộc tính;
Tiêu thức số lượng.
Tiêu thức thời gian.
Tiêu thức không gian.
Ví dụ, nghiên cứu đặc điểm của
khách hàng, có các biến: giới tính,
tuổi, nghề nghiệp, thu nhập...
v1.0013112202 12
1.3.3. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
• Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê phản ánh
mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với
mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều
kiện thời gian, không gian cụ thể.
• Phân loại:
Theo hình thức biểu hiện: chỉ tiêu hiện
vật và chỉ tiêu giá trị.
Theo tính chất biểu hiện: chỉ tiêu tuyệt
đối và chỉ tiêu tương đối.
Theo đặc điểm về thời gian: chỉ tiêu
thời kỳ và chỉ tiêu thời điểm.
Theo nội dung phản ánh: chỉ tiêu số
lượng và chỉ tiêu chất lượng.
v1.0013112202
2. THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
13
2.1. Thang đo định danh
2.2. Thang đo thứ bậc
2.3. Thang đo khoảng
2.4. Thang đo tỷ lệ
v1.0013112202 14
2.1. THANG ĐO ĐỊNH DANH
• Khái niệm: Là đánh số các biểu hiện
cùng loại của tiêu thức.
• Vận dụng: với tiêu thức thuộc tính mà
biểu hiện của nó có vai trò như nhau và
cùng loại.
• Đặc điểm: Các con số trên thang đo
không biểu thị quan hệ hơn kém nên
không áp dụng được các phép tính.
Ví dụ: Giới tính
v1.0013112202 15
2.2. THANG ĐO THỨ BẬC
• Khái niệm: Là thang đo định danh nhưng
giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan
hệ hơn kém.
• Vận dụng: Với những tiêu thức mà các
biểu hiện của nó có quan hệ hơn kém, có
thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức
số lượng.
• Đặc điểm: Sự chênh lệch giữa các biểu
hiện không nhất thiết phải bằng nhau; có
thể tính toán đặc trưng chung cho một
tổng thể một cách tương đối qua tính số
bình quân, nhưng nhìn chung vẫn không
thực hiện được nhiều phép tính.
Ví dụ: mức độ hài lòng của khách
hàng về 1 sản phẩm nào đó
v1.0013112202 16
2.3. THANG ĐO KHOẢNG
• Khái niệm: Là thang đo thứ bậc có các
khoảng cách đều nhau nhưng không có
điểm gốc là 0 tuyệt đối.
• Vận dụng: Với những tiêu thức mà số 0
là một biểu hiện của tiêu thức, thường
sử dụng cho các tiêu thức số lượng.
• Đặc điểm: Có thể sử dụng các phép tính
cộng, trừ và có thể tính được các đặc
trưng của dãy số như số bình quân,
phương sai... nhưng không tính được tỷ
lệ giữa các trị số đo.
Ví dụ: đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng về 1 sản phẩm bằng
cách cho điểm trên thang đo sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(Nếu hoàn toàn không hài lòng, thì
cho 0 điểm, nếu hoàn toàn hài lòng,
xin cho 10 điểm)
v1.0013112202 17
2.4. THANG ĐO TỶ LỆ
• Khái niệm: Là thang đo khoảng với một điểm gốc 0 tuyệt đối được coi như điểm
xuất phát của độ dài đo lường trên thang đo.
• Vận dụng: Được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện tượng kinh tế xã hội.
• Đặc điểm: Luôn có đơn vị đo lường riêng, có thể thực hiện tất cả các phép tính với
trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ giữa các trị số đo.
v1.0013112202
3. DỮ LIỆU THỐNG KÊ
18
3.1. Khái niệm dữ liệu thống kê
3.2. Các nguồn dữ liệu thống kê
v1.0013112202 19
3.1. KHÁI NIỆM DỮ LIỆU THỐNG KÊ
Dữ liệu thống kê là các sự kiện và số liệu
được thu thập, tổng hợp và phân tích để trình
bày và giải thích ý nghĩa của chúng. Gồm có:
• Dữ liệu định tính bao gồm các nhãn hay
tên được sử dụng để xác định đặc điểm của
mỗi phần tử, thường sử dụng thang đo định
danh hoặc thang đo thứ bậc để đo lường.
• Dữ liệu định lượng bao gồm các giá trị
bằng con số cụ thể, thường được đo lường
bằng thang đo khoảng hoặc thang đo tỷ lệ.
v1.0013112202 20
3.2. CÁC NGUỒN DỮ LIỆU THỐNG KÊ
Gồm có hai nguồn như sau:
• Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn có sẵn.
• Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu mới được thu thập từ các cuộc điều tra và nghiên cứu
thực nghiệm.
v1.0013112202
4. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
21
4.1. Khái niệm điều tra thống kê
4.2. Các loại điều tra thống kê
4.3. Sai số trong điều tra thống kê
v1.0013112202 22
4.1. KHÁI NIỆM ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
• Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ
chức một cách khoa học theo một kế
hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép
nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời
gian, không gian.
• Nội dung chủ yếu cần xác định trong mỗi
cuộc điều tra thống kê:
Xác định mục đích điều tra;
Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị
điều tra;
Xác định nội dung điều tra và thiết lập
phiếu điều tra;
Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn
điều tra.
v1.0013112202 23
4.1.1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
• Là một trong những căn cứ quan trọng
để xác định đối tượng, đơn vị điều tra,
xây dựng kế hoạch và nội dung điều tra.
• Căn cứ để xác định là những nhu cầu
thực tế cuộc sống, hoặc những nhu cầu
hoàn chỉnh lý luận... được biểu hiện trực
tiếp bằng các yêu cầu, đề nghị, mong
muốn của người sử dụng thông tin.
v1.0013112202 24
4.1.2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
• Đối tượng điều tra là đối tượng chứa đựng thông tin cần thu thập. Xác định đối
tượng điều tra là xác định xem những đơn vị tổng thể nào thuộc phạm vi điều tra,
cần được thu thập thông tin.
• Đơn vị điều tra là đơn vị cung cấp thông tin, là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu,
điều tra viên cần đến đó để thu thập trong mỗi cuộc điều tra.
v1.0013112202 25
4.1.3. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG ĐIỀU TRA VÀ THIẾT LẬP PHIẾU ĐIỀU TRA
• Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm
cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều
tra, mà ta cần thu được thông tin.
Căn cứ xác định nội dung điều tra:
Mục đích nghiên cứu;
Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu;
Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của
người tổ chức điều tra.
• Phiếu điều tra là tập hợp các câu hỏi của nội
dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự
logic nhất định.
v1.0013112202 26
4.1.4. CHỌN THỜI ĐIỂM, THỜI KỲ VÀ THỜI HẠN ĐIỀU TRA
• Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu
thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
• Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm...) được quy định để thu thập số
liệu về lượng của hiện tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó.
• Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu.
v1.0013112202 27
4.2. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Căn cứ Phân loại
1. Căn cứ vào tính liên
tục của việc thu thập
thông tin
• Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban
đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và
thường là theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
• Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu
ban đầu của hiện tượng một cách không liên tục, không gắn với quá
trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
2. Căn cứ vào phạm vi
của đối tượng được điều
tra thực tế
• Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể
các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.
• Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một
số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung.
v1.0013112202 28
4.2. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Căn cứ Phân loại
3. Căn cứ vào phương
pháp lựa chọn các đơn
vị để điều tra, điều tra
không toàn bộ gồm:
• Điều tra chọn mẫu là việc điều tra được tiến hành trên một số đơn vị
nhất định. Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc khoa học
nhất định để đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung.
• Điều tra trọng điểm là việc điều tra được tiến hành ở bộ phận chủ yếu
nhất của tổng thể chung.
• Điều tra chuyên đề chỉ được tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ
một đơn vị của tổng thể, nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía
cạnh khác nhau của đơn vị đó.
v1.0013112202 29
4.3. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên
cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được. Gồm có:
• Sai số do đăng ký, ghi chép xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống kê.
• Sai số do tính đại diện chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu.
v1.0013112202 30
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu hỏi:
1. Hãng phải tìm thông tin đó ở đâu?
2. Thông tin cụ thể mà hãng muốn thu thập là gì?
3. Liệu hãng sẽ lựa chọn công cụ nào để đo lường các thông tin muốn thu thập?
4. Hãng phải dựa vào yếu tố nào để xây dựng kế hoạch phát triển cũng như ra các
quyết định có liên quan?
Trả lời:
1. Thông qua thực hiện khảo sát ý kiến của khách hàng về sản phẩm.
2. Để đánh giá mức độ hài lòng và mong muốn của khách hàng, cần phải đưa ra các
tiêu chí cụ thể.
3. Thông tin thu thập bao gồm cả định tính và định lượng. Để đo lường phải sử dụng
các loại thang đo thống kê một cách phù hợp.
4. Thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch
phát triển cũng như ra các quyết định có liên quan.
v1.0013112202 31
CÂU HỎI MỞ
Sau khi học xong bài này, anh/chị hãy rút ra vai trò của điều tra thống kê trong
hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp?
Trả lời:
• Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của một quá trình nghiên cứu thống kê. Có dữ
liệu thu thập được qua điều tra mới thực hiện được các giai đoạn sau là xử lý và
phân tích thống kê. Vì thế, chất lượng của điều tra thống kê sẽ quyết định đến độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu sau này.
• Kết quả nghiên cứu thống kê có tốt thì việc ra quyết định quản lý trong hoạt động
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp mới tránh được những rủi ro.
v1.0013112202 32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
“Thu nhập bình quân của một nhân viên ngân hàng A năm 2012 là 7,5 triệu đồng
một tháng”. Đây là chỉ tiêu:
A. thời kỳ và khối lượng.
B. thời kỳ và chất lượng.
C. thời điểm và khối lượng.
D. thời điểm và chất lượng.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. thời kỳ và chất lượng.
• Giải thích: Vì thu nhập tính bình quân tháng là chỉ tiêu thời kỳ và được tính bằng lấy
tổng thu nhập của nhân viên ngân hàng A năm 2012 chia cho tổng số nhân viên của
ngân hàng A và chia cho 12 nên là chỉ tiêu chất lượng.
v1.0013112202 33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong các loại điều tra dưới đây, loại hình điều tra nào KHÔNG thực hiện với số
lớn các đơn vị?
A. Điều tra chọn mẫu.
B. Điều tra trọng điểm.
C. Điều tra chuyên đề.
D. Điều tra toàn bộ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Điều tra chuyên đề.
• Giải thích: Vì điều tra chuyên đề chỉ thực hiện trên một vài đơn vị thậm chí chỉ một
đơn vị. Các loại điều tra còn lại đều được thực hiện trên số lớn các đơn vị.
v1.0013112202 34
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê?
Trả lời:
Tiêu thức thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể thì chỉ tiêu thống kê phản ánh
đặc điểm của số lớn đơn vị tổng thể hoặc cả tổng thể. Chỉ tiêu thống kê có được do việc
tổng hợp các đặc điểm về lượng của nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt thành những con
số của một số lớn hiện tượng trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể để biểu hiện rõ
bản chất, quy luật của hiện tượng nghiên cứu.
v1.0013112202
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
35
• Thống kê kinh doanh là môn học nghiên cứu hệ thống các phương pháp từ việc thu
thập, xử lý và phân tích các con số để phản ánh được bản chất, quy luật của hiện tượng
trong lĩnh vực kinh doanh.
• Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết
với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong lĩnh vực kinh doanh, trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.
• Các khái niệm cơ bản tiếp cận thống kê gồm: Tổng thể thống kê, tiêu thức thống kê và
chỉ tiêu thống kê.
• Tùy theo tính chất của dữ liệu thống kê thu được, có thể sử dụng các loại thang đo khác
nhau để đo lường mức độ của hiện tượng. Có bốn loại thang đo là: thang đo định danh,
thang đo thứ bậc, thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ.
• Dữ liệu thống kê gồm hai loại: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng được thu thập từ
hai nguồn sơ cấp và thứ cấp.
• Để thu thập dữ liệu từ nguồn sơ cấp, người ta thường thực hiện các cuộc điều tra thống
kê. Đó có thể là điều thường xuyên hoặc không thường xuyên, điều tra toàn bộ hoặc
không toàn bộ. Trong điều tra thống kê bao giờ cũng có sai số.