Bài giảng Tin học căn bản - Bài 1: Kiến thức chung về tin học - ĐH Sài Gòn

I. Thông tin và xử lý thông tin : 1. Khái niệm thông tin Thông tin được sử dụng hàng ngày qua trao đổi, đọc báo, nghe đài, tham quan du lịch. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết để nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về các vấn đề trong cuộc sống. Khi nhận được thông tin, con người xử lý nó để tạo ra thông tin mới có ích hơn. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa.

pdf9 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học căn bản - Bài 1: Kiến thức chung về tin học - ĐH Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIN HỌC CĂN BẢN & VĂN PHÒNG Chương 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ TIN HỌC GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN I. Thông tin và xử lý thông tin : 1. Khái niệm thông tin Thông tin được sử dụng hàng ngày qua trao đổi, đọc báo, nghe đài, tham quan du lịch. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết để nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về các vấn đề trong cuộc sống. Khi nhận được thông tin, con người xử lý nó để tạo ra thông tin mới có ích hơn. Toàn bộ tri thức của nhân loại chính là lượng thông tin được tích lũy và hệ thống hóa. 2. Đơn vị đo thông tin Trong MT, do cấu tạo từ các thành phần chỉ có 2 trạng thái (có điện hay không có điện) nên thông tin được biểu diễn dưới dạng 2 chữ số 0 và 1 và gọi là bit. Bit là đơn vị nhỏ nhất thể hiện việc lưu trữ trong máy tình. Các đơn vị đo thông tin : 1 byte (B) = 8 bit 1 Kilobyte (KB) = 1024 B = 210 B 1 Megabyte (MB) = 210 KB = 1024 KB 1 Giga Byte (GB) = 210 MB = 1024 MB 1 Tetra Byte (TB) = 210 GB = 1024 GB 3. Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử : Máy tính điện tử là thiết bị dùng để xử lý thông tin. Người ta cần thu thập thông tin cần xử lý (gọi là dữ liệu) và các qui tắc, câu lệnh để xử lý các thông tin đó (gọi là chương trình) vào máy tính. Sau một thời gian hoạt động nhất định máy tính sẽ đưa kết quả (thông tin) cho con người. Nhập dữ liệu ( INPUT) Xử lý dữ liệu PROCESSING Xuất dữ liệu OUTPUT LƯU TRỮ (Storage). Mọi chu trình xử lý thông tin bằng máy tính đều tuân theo chu trình sau: Mô hình biểu diễn thông tin Thông tin Ban đầu Chữ viết Hình ảnh Âm thanh Đồ họa Mã hóa Xử lí ở dạng binary Giải Mã Thông tin Kết quả Chữ viết Hình ảnh Âm thanh Đồ họa Con người hiểu nhưng máy không hiểu Encoder ra mã nhị phân, máy hiểu Xử lí trong CPU Thông tin này đã được xử lí Chuyển đổi ra dạng kí hiệu con người hiểu KIẾN THỨC CHUNG VỀ TIN HỌC  Dữ liệu là vật liệu thô ban đầu chứa đựng thông tin.  Dữ liệu sau khi thu thập, tập họp lại và xử lí sẽ cho ta thông tin hữu ích  Dữ liệu có thể là tín hiệu vật lí (physical signal): tín hiệu điện, sóng điện từ, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, áp suất,  Dữ liệu bằng số thì gọi là số liệu ví dụ bảng thống kê về kho, nhân sự, khí hậu,  Dữ liệu có thể là các kí hiệu (symbol) như chữ viết (character), kí hiệu khắc trên đồ vật,   DỮ LiỆU (DATA) KIẾN THỨC CHUNG VỀ TIN HỌC Thông tin là 1 khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người. Xử lí thông tin gồm nhiều quá trình xử lí dữ liệu để lấy ra thông tin hữu ích phục vụ con người. THÔNG TIN (INFORMATION)
Tài liệu liên quan