I. HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình cơ sở
làm nhiệm vụ điểu khiển hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại
vi.
Hiện có nhiều loại hệ điều hành cho các hệ máy tính khác nhau như:
MS DOS, Windows cho máy tính cá nhân, Novell, Unix, windows NT
cho các mạng máy tính…
Các chức năng chính của hệ điều hành :
1. Quản lý bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ
2. Quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi
3. Quản lý tập tin trên đĩa
4. Điều khiển việc thực thi chương trình
8 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tin học căn bản - Bài 3: Hệ điều hành - ĐH Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Bài 3: Hệ điều hành
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
I. HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình cơ sở
làm nhiệm vụ điểu khiển hoạt động của máy tính và các thiết bị ngoại
vi.
Hiện có nhiều loại hệ điều hành cho các hệ máy tính khác nhau như:
MS DOS, Windows cho máy tính cá nhân, Novell, Unix, windows NT
cho các mạng máy tính
Các chức năng chính của hệ điều hành :
1. Quản lý bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ
2. Quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi
3. Quản lý tập tin trên đĩa
4. Điều khiển việc thực thi chương trình
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
II. TẬP TIN
Là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau và được lưu trên các
thiết bị nhớ bằng một tên riêng.
Có 2 loại tập tin : tập tin dữ liệu và tập tin chương trình.
Hệ điều hành DOS quản lý thông tin thông qua tên tập tin. Tên tập
tin được chia làm 2 phần :
Tên tập tin = .[]
Tên chính: là phần bắt buộc, có từ 1 - 8 ký tự. Tên chính được tạo
thành từ các ký tự chữ hoặc số.
Phần mở rộng: Có thể có hoặc không, có từ 0 - 3 ký tự. Phần này
thường được dùng để phân loại tập tin.
Phần tên chính và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm.
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
III. THƯ MỤC
Để dễ dàng quản lý các tập tin trên đĩa, hệ điều hành DOS cho
phép phân vùng trên đĩa thành từng nhóm gọi là thư mục
Một thư mục lại có thể chứa các thư mục con khác tạo thành cây
thư mục
Vậy, thư mục là nơi chứa các tập tin cùng loại hoặc thư mục con
khác
Mỗi một thư mục có một tên, quy tắc đặt tên thư mục cũng giống
như đặt tên tập tin, nhưng thường không có phần mở rộng
Mỗi ổ đĩa đều có một thư mục gọi là thư mục gốc, được kí hiệu là
dấu \
Thư mục rỗng : Là thư mục không chứa tập tin hoặc thư mục con
nào
Thư mục con : Là thư mục cấp dưới của một thư mục nào đó. Thư
mục chứa nó được gọi là thư mục cha của thư mục đó.
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
Ví dụ về cây thư mục
C:\
THCB
EXCEL
THVP
DOS WORDWINDOWS
BAI1 BAI2
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
IV. Ổ ĐĨA
Là thiết bị mà máy tính dùng để đọc và ghi thông tin lên
đĩa từ. Mỗi máy tính thường có từ 1 đến 2 đĩa mềm và có
thể có nhiều ổ đĩa cứng.
Tên của ổ đĩa thường là các chữ cái : ổ đĩa mềm thường
là A hoặc B, tên ổ đĩa cứng là C, D
Khi máy tính đang làm việc trực tiếp với ổ đĩa nào thì ổ
đĩa đó được gọi là ổ đĩa hiện hành.
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
V. ĐƯỜNG DẪN
Để truy nhập đến một đối tượng, ta cần phải biết các thông
tin sau : ổ đĩa, thư mục chứa đối tượng, tên đối tượng
Các thông tin để chỉ ra nơi chứa đối tượng được viết theo
một quy ước và được gọi là đường dẫn (path).
Vậy đường dẫn là tập hợp tên ổ đĩa, tên thư mục được viết
liên tiếp và cách nhau bởi dấu \ . Tên đầu tiên là tên ổ đĩa, kế
đến là tên thư mục và tiếp theo là tên thư mục con trực tiếp của
thư mục đứng trước.
Bài 3: Hệ điều hành MS - DOS
Xác định đường dẫn đến các thư mục và tập sau:
Đường dẫn đến thư mục DOS là :
C:\THCB\DOS
Đường dẫn đến thư mục WORD là :
C:\THVP\WORD
Đường dẫn để truy cập đến tập tin bai1 là :
C:\THCB\WINDOWS\BAI1
1
2
3