Bài giảng Tin học căn bản - Phần 1: Máy tính và sử dụng máy tính

Vai trò của máy tính Máy tính có ảnh hưởng đến rất nhiều nghề nghiệp trong xã hội ngày nay. Nhân viên thu ngân ở các siêu thị lớn hay các cửa hàng quần áo sử dụng máy tính để đọc mã vạch và tính tiền cho khách. Nhân viên kho kiểm kê hàng và nhập các dữ liệu lưu vào trong máy tính. Các kế toán viên dùng máy tính để lưu trữ thông tin vào bảng tính. Cảnh sát dùng máy tính để tiếp cận thông tin và hỗ trợ cho công tác điều tra. Và còn vô vàn những ví dụ khác nữa. Ngày nay việc sử dụng máy tính đã trở thành phổ biến. Mỗi phòng ban của đơn vị hay công ty có thể có riêng một hệ thống xử lý văn bản hoặc có riêng một chiếc máy tính để phục vụ cho dự án thay vì phải chia sẻ thời gian dùng máy tính với các phòng ban khác. Việc hạ giá thành cũng như cải tiến về kích cỡ đã tạo nên một cuộc cách mạng máy tính. Máy tính đã xuất hiện hầu như trên tất cả các bàn làm việc ở công sở. Máy tính cũng đã đến với đời sống thường nhật trong các gia đình. Ngoài một số nghề có liên quan trực tiếp đến máy tính thì ngày càng nhiều ngành sử dụng máy tính trong các nghiệp vụ hằng ngày. Ở nhiều nước, kiến thức cơ bản về máy tính và công nghệ liên quan là điều kiện để tìm được các công việc chuyên môn. Kỹ năng đánh máy và nhập dữ liệu, kiến thức về bảng tính và phần mềm xử lý văn bản, sự thuần thục trong xử lý thư điện tử và sử dụng Internet là những kỹ năng mà tất cả các sinh viên cần có để có thể bước chân vững vàng trên con đường hòa nhập với xã hội tư duy công nghệ ngày nay.

pdf40 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học căn bản - Phần 1: Máy tính và sử dụng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TIN HỌC CĂN BẢN Máy tính và sử dụng máy tính NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Microsoft® ii 381-2006/CXB/3-748/GD Mã số: PTK62B6 iii Mục lục Máy tính trong xã hội ngày nay ............................................................. 5 Vai trò của máy tính......................................................................... 5 Sử dụng máy tính trong giáo dục..................................................... 6 Tổng kết bài học .............................................................................. 9 Câu hỏi kiểm tra............................................................................... 9 Phần cứng và mạng máy tính .............................................................. 10 Các thành phần phần cứng của máy tính...................................... 10 Mạng máy tính ............................................................................... 17 Tổng kết bài học ............................................................................ 22 Câu hỏi kiểm tra............................................................................. 22 Phần mềm máy tính .............................................................................. 23 Phần cứng và phần mềm............................................................... 23 Hệ điều hành.................................................................................. 24 Tổng quan về các ứng dụng.......................................................... 30 Tổng kết bài học ............................................................................ 37 Câu hỏi kiểm tra............................................................................. 37 Thực hành...................................................................................... 38 Hệ điều hành Microsoft Windows XP.................................................. 39 Khởi động Windows XP................................................................. 39 Đăng nhập vào Windows XP ......................................................... 39 Tìm hiểu các thành phần của Windows XP ................................... 44 Khởi động chương trình................................................................. 48 Di chuyển, thay đổi kích thước và đóng cửa sổ ............................ 51 Chuyển đổi giữa các chương trình ................................................ 53 Kết thúc phiên làm việc với Windows XP ...................................... 55 Tắt máy tính Windows XP Professional......................................... 56 Tổng kết bài học ............................................................................ 58 Câu hỏi kiểm tra............................................................................. 58 Thực hành...................................................................................... 59 Quản lý tập tin và thư mục................................................................... 60 Xem và mở thư mục ...................................................................... 61 Mở, soạn thảo và lưu tập tin .......................................................... 64 In tập tin ......................................................................................... 68 Sắp xếp tập tin ............................................................................... 68 Tạo tập tin và thư mục................................................................... 69 Di chuyển, sao chép và đổi tên tập tin và thư mục........................ 71 Xóa tập tin và thư mục................................................................... 73 Tổng kết bài học ............................................................................ 74 Câu hỏi kiểm tra............................................................................. 75 Thực hành...................................................................................... 75 Bảo vệ máy tính của bạn...................................................................... 76 Những gì bạn cần bảo vệ và tại sao.............................................. 76 An toàn dữ liệu: Làm gì và không làm gì ....................................... 77 Vi rút máy tính................................................................................ 78 Tổng kết bài học ............................................................................ 83 Câu hỏi kiểm tra............................................................................. 83 iv 5 Máy tính trong xã hội ngày nay Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ hiểu được: „ Những ứng dụng phong phú của máy tính trong đời sống hiện đại. „ Trong lĩnh vực giáo dục máy tính đang được ứng dụng như thế nào. Vai trò của máy tính Máy tính có ảnh hưởng đến rất nhiều nghề nghiệp trong xã hội ngày nay. Nhân viên thu ngân ở các siêu thị lớn hay các cửa hàng quần áo sử dụng máy tính để đọc mã vạch và tính tiền cho khách. Nhân viên kho kiểm kê hàng và nhập các dữ liệu lưu vào trong máy tính. Các kế toán viên dùng máy tính để lưu trữ thông tin vào bảng tính. Cảnh sát dùng máy tính để tiếp cận thông tin và hỗ trợ cho công tác điều tra. Và còn vô vàn những ví dụ khác nữa. Ngày nay việc sử dụng máy tính đã trở thành phổ biến. Mỗi phòng ban của đơn vị hay công ty có thể có riêng một hệ thống xử lý văn bản hoặc có riêng một chiếc máy tính để phục vụ cho dự án thay vì phải chia sẻ thời gian dùng máy tính với các phòng ban khác. Việc hạ giá thành cũng như cải tiến về kích cỡ đã tạo nên một cuộc cách mạng máy tính. Máy tính đã xuất hiện hầu như trên tất cả các bàn làm việc ở công sở. Máy tính cũng đã đến với đời sống thường nhật trong các gia đình. Ngoài một số nghề có liên quan trực tiếp đến máy tính thì ngày càng nhiều ngành sử dụng máy tính trong các nghiệp vụ hằng ngày. Ở nhiều nước, kiến thức cơ bản về máy tính và công nghệ liên quan là điều kiện để tìm được các công việc chuyên môn. Kỹ năng đánh máy và nhập dữ liệu, kiến thức về bảng tính và phần mềm xử lý văn bản, sự thuần thục trong xử lý thư điện tử và sử dụng Internet là những kỹ năng mà tất cả các sinh viên cần có để có thể bước chân vững vàng trên con đường hòa nhập với xã hội tư duy công nghệ ngày nay. 6 Máy tính và sử dụng máy tính Sử dụng máy tính trong giáo dục Ngày nay, việc kết hợp công nghệ đã giúp thay đổi cách giảng dạy cho học sinh và những lợi ích của máy tính trong giáo dục ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Các trường học và các nhà quản lý đang ưu tiên đầu tư cho các phòng máy tính và trang bị máy tính cho các phòng học. Giảng dạy về công nghệ đã trở thành một phần trong giáo trình bắt buộc, giáo viên được bồi dưỡng sử dụng phần mềm giúp giảm nhẹ gánh nặng công việc, học sinh và sinh viên được ứng dụng công nghệ để làm bài tập về nhà. Dưới đây là một số ví dụ về cách thức kết hợp máy tính với công nghệ để mang đến những kiến thức phong phú cho người học. Đọc Máy tính là một công cụ tuyệt vời để thực hành đọc. Bạn không chỉ điều chỉnh được kiểu chữ, cỡ chữ mà còn có thể điều chỉnh được các tham số khác để giúp cho việc đọc bớt căng thẳng. Ngày nay còn có các phần mềm giúp đọc nhanh và phát triển các kỹ năng đọc. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp các yếu tố đồ họa, hình ảnh động và âm thanh với chương trình đọc để có thể giảng dạy cho tất cả các lứa tuổi với nhiều cách học khác nhau. Viết Phần mềm soạn thảo văn bản giúp tạo các loại văn bản một cách dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một câu chuyện gồm có nhiều phần, một học sinh sẽ bắt đầu câu chuyện và chuyển nó cho một học sinh tiếp theo. Các học sinh có thể dùng chung máy tính hoặc cũng có thể chuyển câu chuyện đó cho nhau thông qua các máy tính nối mạng. Kết hợp với Internet, học sinh có thể học nhóm với các bạn khác trên toàn thế giới và viết nên những câu chuyện mang hương sắc quốc tế bởi vì mỗi học sinh tham gia vào việc viết truyện bổ sung thêm nhiều tình tiết độc đáo của nền văn hóa nước mình. Toán học Có rất nhiều phần mềm hay giúp học sinh nâng cao kiến thức toán bằng việc thực hành những kỹ năng cơ bản. Ngoài ra, học sinh còn có thể sử dụng hình vẽ để giải thích bài toán. Ví dụ, các hình Máy tính trong xã hội ngày nay 7 3 chiều giúp học sinh học môn hình không gian hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể giúp cho học sinh của mình thiết kế các bài toán. Máy tính có thể giúp giải từ những phép tính rất dễ như bài toán đố quả cho đến những bài toán hóc búa như dự đoán về quỹ đạo hạ cánh của tàu vũ trụ xuống mặt trăng. Sinh học Học sinh có thể dùng máy tính để mô phỏng việc giải phẫu và khám phá những bộ phận bên trong của nhiều loài vật. Sau đó, học sinh có thể sử dụng PowerPoint để trình bày những số liệu thu được cho cả lớp. Hóa học Bạn có thể dùng máy tính để mô phỏng rất nhiều thí nghiệm một cách an toàn mà lại không phải bỏ tiền ra mua hóa chất thật. Nếu như học sinh muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi cho nước tác dụng với axit, bạn có thể tiến hành thí nghiệm đó mà không phải lo lắng rằng sẽ xảy ra cháy nổ. Địa lý Ngày nay học sinh có thể sử dụng các phần mềm máy tính để quan sát sự chuyển động của các lục địa cũng như sự hình thành của lục địa mới. Bạn cũng có thể quan sát được sự hình thành của những lớp đá khác nhau và hiểu được các núi lửa được hình thành thế nào và vì sao nó lại phun trào. Bạn có thể vào các trang web, qua đó có thể thấy được những ngọn núi lửa còn hoạt động trên toàn thế giới. Ngoài ra bạn có thể quan sát mô phỏng các trận động đất và sau đó kiểm tra trên các trang web để có những thông tin cập nhật về những trận động đất thực sự. Sinh thái Bạn có thể sử dụng máy tính để tạo và quan sát các môi trường ảo, cho dù là sa mạc hay rừng nhiệt đới, ngay trong giờ học. Bạn có thể thám hiểm các hệ sinh thái khác nhau trên toàn cầu qua việc tìm kiếm trên Internet và trao đổi thư điện tử với những người sống tại các vùng khác nhau trên thế giới. 8 Máy tính và sử dụng máy tính Nghệ thuật Bạn có thể tham quan tất cả các viện bảo tàng trên thế giới qua máy tính cá nhân của mình. Những nghệ sỹ có thể sử dụng máy vi tính để sáng tác ra những hình vẽ, áp phích, đoạn băng video và các sản phẩm nghệ thuật khác. Âm nhạc Bạn có thể sử dụng máy vi tính để sáng tác những bài hát của riêng mình qua việc mô phỏng âm thanh của gần như bất cứ một nhạc cụ nào, ngay cả một dàn nhạc. Kết hợp âm nhạc với những phương tiện truyền thông khác (ví dụ như hình ảnh), ta có thể tạo ra những hình thức nghệ thuật mới. Bạn có thể phối hợp hình ảnh số (cả tĩnh và động) với âm thanh, chữ để tạo ra video âm nhạc riêng của mình. Nghiên cứu Hãy tưởng tượng bạn giao cho các học sinh của mình làm một bài nghiên cứu, sau đó cung cấp cho các em một máy tính có thể tra cứu tất cả các thông tin nghiên cứu mà các em cần. Những học sinh này sẽ sử dụng máy tính để tìm những bài báo, các chương trình video, những bài phát biểu của những chuyên gia và rất nhiều các thông tin hữu ích khác. Họ thậm chí có thể liên lạc với những học sinh khác trên toàn thế giới cũng đang nghiên cứu một chủ đề tương tự. Mọi học sinh sẽ tiếp cận được những loại thông tin cần sử dụng cho nghiên cứu. Khi học sinh làm bài nghiên cứu, bạn cũng không phải giảng bài cho cả lớp mà có thể dành thời gian cho từng học sinh, hướng dẫn cách để hoàn thành bài nghiên cứu. Những cảnh tượng nêu trên không phải là một giấc mơ. Bạn có thể dễ dàng biến nó thành sự thực bởi lẽ gần như bất cứ chủ đề nào cũng đều có những phần mềm cung cấp thông tin về chủ đề đó. Thậm chí bạn có thể có những phần mềm cho phép tạo ra một chương trình giảng dạy của riêng mình và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu thích hợp cho những lớp học. Máy tính trong xã hội ngày nay 9 Tổng kết bài học Trong bài học này, bạn đã được học về vai trò của máy tính trong xã hội ngày nay. Qua đó ta có thể thấy tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Đặc biệt bạn đã được biết về vai trò của máy tính và công nghệ trong giáo dục ngày nay. Câu hỏi kiểm tra 1. Máy tính có vai trò ngày càng lớn như thế nào trong cuộc sống và xã hội ngày nay? 2. Máy tính được sử dụng như thế nào trong lĩnh vực giáo dục? 10 Phần cứng và mạng máy tính Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ hiểu được: „ Các thiết bị phần cứng cần thiết để một máy tính có thể hoạt động được và các thiết bị bổ sung. „ Mạng máy tính và lợi ích của mạng máy tính. Các thành phần phần cứng của máy tính Hầu hết máy tính ngày nay đều có các thành phần sau: bộ xử lý (CPU), RAM, màn hình, ổ đĩa cứng, bàn phím, chuột, ổ CD-ROM và thẻ âm thanh. Ngoài ra, có thể còn có các thiết bị bổ sung khác, như ổ DVD, ổ Zip, máy in và máy quét. Trước hết ta điểm qua các thiết bị cần thiết nhất, cần có của một máy tính cá nhân. Bộ xử lí trung tâm (CPU) CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. Bộ xử lí trung tâm Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều vào chất lượng của CPU. CPU gồm hai bộ phận chính: bộ điều khiển (CU − Control Unit) và bộ số học/lôgic (ALU − Arithmetic/Logic Unit). Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình mà hướng dẫn các bộ phận khác của máy tính làm điều đó. Bộ số học/lôgic thực hiện các phép toán số học và lôgic, các thao tác xử lí thông tin đều là tích hợp của các phép toán này. Phần cứng và mạng máy tính 11 Ngoài hai bộ phận chính nêu trên, CPU còn có thêm một số thành phần khác. Bộ nhớ trong Tất cả các máy tính đều có bộ nhớ trong. Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. Máy tính cần bộ nhớ để chạy chương trình. Bộ nhớ trong (RAM và RAM) Bộ nhớ trong của máy tính gồm hai phần: ROM (Read Only Memory − Bộ nhớ chỉ đọc) và RAM (Random Access Memory − Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). ROM chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM không xoá được và chỉ dùng để đọc. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động. Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi. RAM là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi. Đôi khi người ta lẫn lộn RAM với ổ đĩa cứng (còn gọi là bộ nhớ ngoài). Nếu bạn định mua một PC mới, hãy tìm máy có ít nhất 128 megabyte RAM để làm việc hiệu quả trên Internet. Máy tính có dung lượng RAM ít hơn sẽ không thể làm việc nhanh. Máy tính chỉ hoạt động tốt khi có đủ bộ nhớ để chạy phần mềm hiện thời. Bộ nhớ tối thiểu cho các phần mềm ngày nay thường là 64 megabyte. Chuột Phần lớn máy tính đều sử dụng chuột để điều khiển. Chuột là thiết bị dùng để chọn và kích hoạt các đối tượng hiển thị trên màn hình. Có nhiều kiểu thiết kế chuột khác nhau, phổ biến nhất là loại chuột có bánh xe nhỏ ở giữa giúp thực hiện một số thao tác bổ sung. Một loại khác là chuột bóng xoay, có một nôi tĩnh chứa một quả bóng mà bạn có thể xoay nó bằng đầu ngón tay. Máy tính xách tay lại có loại 12 Máy tính và sử dụng máy tính Chuột được thiết kế khớp với hình dáng của bàn tay người Bàn phím Bàn phím máy tính là thiết bị cơ bản dùng để đưa thông tin vào máy tính, vì thế hầu hết máy tính đều có bàn phím ngoại trừ các kiểu thiết bị cầm tay. Bàn phím cũng có nhiều kiểu. Bàn phím Microsoft dưới đây có thiết kế để làm giảm việc căng cơ và gân cổ tay, cánh tay và khuỷu tay. Bàn phím tối ưu giúp làm giảm sự căng cổ tay, cánh tay và khuỷu tay Màn hình Màn hình là thiết bị thông báo các kết quả hoạt động của máy tính. Ngày nay, màn hình sẵn có với đủ mức giá khác nhau. Phần lớn mọi người nghĩ màn hình càng to càng tốt. Ngày nay màn hình 17 inch giá không hơn màn hình 15 inch là mấy nhưng sự khác biệt là đáng kể. Không gian màn hình càng rộng, làm việc với các ứng dụng trên máy tính càng dễ. Tuy nhiên màn hình càng rộng thì ống đèn hình càng to và chiếm nhiều chỗ trên bàn làm việc hơn. Phần cứng và mạng máy tính 13 Kiểu màn hình máy tính điển hình Màn hình tinh thể lỏng (LCD) là màn hình không có ống đèn hình, dùng công nghệ tinh thể lỏng và chiếm ít chỗ hơn. Vì không có ống đèn hình, nó tiêu thụ ít năng lượng hơn và cũng ít sinh nhiệt hơn. Giá màn hình này cao hơn màn hình truyền thống, nhưng đang có xu hướng hạ xuống. Ổ đĩa mềm Phần lớn máy tính đều có ổ đĩa mềm. Trong nhiều năm, đĩa mềm là phương thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính. Bạn sao dữ liệu vào đĩa mềm và chuyển đĩa mềm đi. Thời đại Internet và mạng ngày nay có nhiều cách thức mới và thuận tiện hơn để trao đổi thông tin. Trước kia đĩa mềm là cách phổ biến để sao lưu dự phòng dữ liệu. Ổ đĩa cứng Ổ đĩa cứng là thiết bị vật lý để bạn lưu mọi công việc của mình và truy nhập sau đó. Ổ đĩa cứng 14 Máy tính và sử dụng máy tính Các ổ đĩa cứng ngày nay có dung lượng nhiều gigabyte, và có thể mở rộng với các ổ đĩa dung lượng lớn hơn. Các nghệ sỹ đồ họa và nhiếp ảnh có thể dùng hết không gian đĩa 40 megabyte chỉ để lưu một ảnh. Ngoài ra, một số chương trình yêu cầu đến hàng trăm megabyte không gian trống để chạy. Nếu định làm việc với nhiều dữ liệu ảnh, bạn có thể cần ổ đĩa lớn hơn, hoặc ổ Zip. Ổ CD Gần như mọi máy tính ngày nay đều có ổ CD như một thiết bị chuẩn. Phần mềm ngày nay đều được chuyển giao trên CD (các chương trình học, trò chơi và công cụ tham khảo như Microsoft Encarta, một bách khoa toàn thư, đều trên CD). Ổ CD cũng cho phép bạn có thể dùng các đĩa CD âm nhạc (viết tắt của compact disc) với ổ CD trên máy tính. Ổ CD được đánh giá theo tốc độ có thể truy nhập thông tin, được đánh dấu bằng các số như 12X, 20X, 32X hay 40X. Ổ CD có hai kiểu: chỉ đọc và ghi được. Với loại chỉ đọc, ta không thể ghi thông tin lên đó. Ổ đĩa CD ghi được cho phép sao chép thông tin lên chúng như sao chép lên đĩa mềm. Ngoài các thiết bị cần thiết nói trên, để khai thác tối đa tính năng của máy tính, có thể bạn sẽ cần tới các thiết bị bổ sung sau đây: Thẻ âm thanh Thẻ âm thanh giống như bộ khuếch đại âm thanh. Thẻ âm thanh được gắn ở bên trong hộp máy tính. Nếu không có thẻ âm thanh, bạn sẽ không thể nghe thấy âm thanh do máy tính phát ra. Phần lớn máy tính đều được trang bị thẻ âm thanh. Nếu cần mua máy tính mới hay nâng cấp thẻ âm thanh hiện có của máy tính, hãy tìm hiểu các tính năng thông dụng nhất qua các thương hiệu khác nhau. Loa Với thẻ âm thanh, ổ CD và loa, bạn có thể nghe các đĩa CD âm nhạc trên máy tính và tận hưởng tính năng âm thanh của các ứng dụng trên máy tính. Loa cũng có đủ loại giá, nhưng ngay với loa rẻ tiền thì cũng làm việc tốt. Loa thường được cắm vào sau máy tính và trông tương tự như loa dưới đây. Phần cứng và mạng máy tính 15 Với những loa này, bạn có thể nghe nhạc và các âm thanh khác Thiết bị nhớ flash Ngoài các đĩa CD có dung lượng lớn, hiện nay còn có thiết bị nhớ flash. Đó là một thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn với kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng. Trong thực tế, thiết bị nhớ flash sử dụng cổng giao tiếp USB nên còn được gọi là USB. Thiết bị nhớ flash Do tiến bộ về kỹ thuật, dung lượng của thiết bị nhớ flash ngày càng lớn (lên đến hàng trăm Mb) và kích thước vật lí ngày càng nhỏ. Các thiết bị này rất tiện lợi để sao lưu các dữ liệu quan trọng. Modem Modem thường được lắp sẵn vào máy tính. Để kết nối vào Internet, bạn phải có modem. Tốc độ điển hình của modem sử dụng với đường điện thoại để truy nhập Internet là 56K. Nếu máy tính không có modem được lắp bên trong, bạn có thể lắp modem ngoài. Modem ngoài có sẵn và việc lắp đặt cũng đơn giản. Nếu dùng cáp hay đường chuyên dụng để truy cập Internet, bạn sẽ cần modem đặc biệt. Những modem này nhanh hơn nhiều so với modem được thiết kế để làm việc với đường điện thoại, nhưng đắt hơn. 16 Máy t
Tài liệu liên quan