Bài giảng Tin học cơ sở - Chương 4: Hệ điều hành và phần mềm - Khoa CNTT2

 Phần mềm gồm các lệnh hướng dẫn máy tính thực hiện một tác vụ nhất định  Có hai loại: ứng dụng và hệ thống  Các phần mềm có  các phiên bản mới (version): Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows Me,...  các phiên bản nâng cấp (release)  đều mang tính tương thích (compatibility) ở mức độ nào đó. Phần mềm hệ thống  Là các phần mềm cho phép các phần mềm ứng dụng tương tác với máy tính và giúp máy tính quản lý và điều khiển hoạt động các tài nguyên phần cứng  Có ba loại:  Hệ điều hành (Operating System)  Các chương trình ứng dụng (Utility program)  Các chương trình dịch (Language translator) dịch các văn bản nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình sang chương trình thực thi trên máy tính

pdf41 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học cơ sở - Chương 4: Hệ điều hành và phần mềm - Khoa CNTT2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 3: HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM 2Vấn đề chung Phần mềm gồm các lệnh hướng dẫn máy tính thực hiện một tác vụ nhất định Có hai loại: ứng dụng và hệ thống Các phần mềm có  các phiên bản mới (version): Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows Me,...  các phiên bản nâng cấp (release)  đều mang tính tương thích (compatibility) ở mức độ nào đó 3Phần mềm hệ thống  Là các phần mềm cho phép các phần mềm ứng dụng tương tác với máy tính và giúp máy tính quản lý và điều khiển hoạt động các tài nguyên phần cứng Có ba loại:  Hệ điều hành (Operating System)  Các chương trình ứng dụng (Utility program)  Các chương trình dịch (Language translator) dịch các văn bản nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình sang chương trình thực thi trên máy tính 4Hệ điều hành Bao gồm các chương trình quản lý các hoạt động cơ sở của máy tính: quản lý CPU, thiết bị, bộ nhớ, ... Một hệ điều hành chỉ thích hợp với một hoặc một số loại máy tính nhất định VD: DOS ®, Windows ® cho PC; Mac OS ® cho Macintosh, Apple; Sun Solaris ® cho Sun, PC; AIX ® cho các máy tính server thuộc IBM; Linux cho hầu hết các hệ thống máy tính 5Nhiệm vụ của Hệ điều hành  Khởi động máy tính,  Quản lý thiết bị lưu trữ,  Cung cấp giao diện cho người sử dụng,  Quản lý tài nguyên máy tính,  Quản lý tập tin và  Quản lý các tác vụ. 6Khởi động - Boot  Là tiến trình nạp hệ điều hành từ đĩa vào bộ nhớ chính của máy tính  Được thực hiện bởi chương trình nạp  Các bước thực hiện khởi động: 1. Chương trình chẩn đoán thực hiện kiểm tra bộ nhớ chính, CPU và các thành phần khác của hệ thống 2. BIOS được nạp vào bộ nhớ chính để điều khiển nhập/xuất ký tự (nhập từ bàn phím và xuất ra màn hình hoặc đĩa) 3. chương trình khởi động nạp HĐH từ đĩa vào bộ nhớ 4. HĐH hiển thị giao diện người dùng  Hệ điều hành nằm trong bộ nhớ chính cho đến khi tắt máy 7Quản lý thiết bị lưu trữ Định dạng (format) các đĩa trước khi sử dụng Quản lý và điều khiển xuất/nhập trên các thiết bị lưu trữ 8Cung cấp giao diện người dùng Giao diện cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành Có bốn loại giao diện:  Giao diện dòng lệnh (command-driven): người dùng phải nhập lệnh bằng cách gõ bàn phím tên các lệnh vd: dir, copy  Giao diện thực đơn (menu-driven): các lệnh được liệt kê thành các mục trong thực đơn 9 Giao diện đồ họa (GUI): sử dụng hình ảnh, biểu tượng, thực đơn và cả hệ thống phím để tương tác. Windows, desktop. Cho phép thao tác bằng chuột rất linh hoạt: di chuyển con trỏ, chọn, thực hiện lệnh, kéo (drag) và thả (drop), thay đổi kích thước đối tượng...  Giao diện người dùng mạng (NUI – Network User Interface): cung cấp các chức năng tương tác với các đối tượng trong mạng máy tính. Cơ bản dựa trên GUI. Cung cấp giao diện người dùng (tt) 10 Quản lý tài nguyên máy tính  Tình huống: A đang sử dụng chương trình soạn thảo văn bản. A muốn vừa in ra máy in một báo cáo vừa tiếp tục viết một báo cáo khác. HĐH thực hiện như thế nào?  Một chương trình điều phối chung (supervisor, kernel) trong HĐH nằm thường trực trong bộ nhớ chính sẽ phối hợp các tài nguyên máy tính:  quản lý CPU, “hướng dẫn” các module, chương trình khác (có thể không nằm thường trú trong bộ nhớ) thực hiện các tác vụ hỗ trợ cho các chương trình ứng dụng.  quản lý bộ nhớ, thiết bị lưu trữ. Định vị chương trình và dữ liệu trong bộ nhớ. 11 Quản lý tập tin  Các tập tin được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ thứ cấp.  HĐH hỗ trợ các thao tác quản lý tập tin:  tìm kiếm tập tin,  di chuyển tập tin,  đổi tên tập tin,  xóa tập tin,  định vị và truy cập tập tin  tạo và quản lý hệ thống các thư mục (directory) 12 Quản lý tác vụ HĐH có thể phục vụ cho nhiều người dùng, thực hiện cùng lúc nhiều công việc khác nhau. Cách hoạt động:  Đa tác vụ (multitasking): thực hiện nhiều chương trình đồng thời cho một người dùng. Chiến lược: phân chia xử lý của CPU.  Đa chương trình (Multiprogramming): trong các hệ thống đa người dùng, thực thi các chương trình của nhiều người dùng đồng thời. 13 Quản lý tác vụ (tt)  Chia xẻ thời gian (Time-sharing): trong các hệ thống đa người dùng, thực thi các chương trình của các người dùng theo chiến lược phân chia xoay vòng (round-robin) Thường thấy trong các mạng máy tính: các máy tính được nối vào một máy trung tâm.  Đa xử lý (Multiprocessing): trong các hệ thống đơn và đa người dùng. Xử lý đồng thời một hoặc nhiều chương trình bằng nhiều máy tính kết hợp. 14 Các Hệ Điều Hành  Hệ thống nền (platform): kiểu bộ xử lý và HĐH mà máy tính hoạt động trên đó.  Các HĐH:  DOS  HĐH Macintosh  Windows 3.x  OS/2  Windows 95  Novell’s Netware  Unix  Windows NT  Windows CE, Windows 98 15 DOS Disk Operating System (hệ điều hành đĩa) HĐH giao diện dòng lệnh. Tên tập tin: tối đa 11 ký tự gồm 8 cho phần tên và 3 cho phần mở rộng. VD: baitap.txt, config.sys 16 Windows 3.1 – Windows trên DOS Windows 3.x là môi trường điều hành (không phải là một HĐH thực sự) cung cấp lớp giao diện đồ họa cho DOS và cung cấp thêm các chức năng mở rộng DOS cho người dùng. OS/2: do IBM đưa ra. 17 Windows 95 HĐH giao diện đồ họa thực sự. Đặc điểm:  Hệ thống menu tốt hơn.  Hỗ trợ tên tập tin dài: đến 256 ký tự.  Cơ chế “thùng rác” (recycle bin): xóa tạm thời các tập tin và cho phép phục hồi khi cần thiết.  Các phần mềm 32-bit.  Tính năng “cắm là chạy” (plug and play): các thiết bị phần cứng sẵn sàng hoạt động khi gắn vào máy tính. 18 Novell Netware HĐH mạng (NOS – Network Operating System). Quản lý và phối hợp hoạt động của nhiều máy tính trong một mạng cục bộ. 19 Unix HĐH đa tác vụ, đa người dùng, hỗ trợ mạng máy tính và có thể chạy trên nhiều hệ thống máy tính khác nhau. SCO UnixWare, Solaris, AIX, HP-UX, Linux, BSD. 20 Windows NT NT – New Technology: HĐH mạng đa tác vụ, đa người dùng, đa xử lý có giao diện đồ họa. Windows NT Workstations Windows NT Server 21 Windows CE Phiên bản thu nhỏ của Windows 95 cho các thiết bị máy tính cầm tay. 22 Windows 98 Hỗ trợ truy cập trực tuyến tích hợp vào HĐH. Thay đổi hoàn toàn so với luồng phát triển DOS, Windows 3.x, Windows 95. 23 Phần mềm ứng dụng Phần mềm giải trí: trò chơi, nghe nhạc, xem phim,... Phần mềm sử dụng trong gia đình/cá nhân: hướng dẫn trang trí nội thất, làm vườn, sổ địa chỉ, tài chính cá nhân,... Phần mềm giáo dục/tra cứu: từ điển, lịch, thư viện, tìm kiếm tài liệu, giảng dạy trên máy tính,... 24 Phần mềm trợ giúp sản xuất: xử lý văn bản, bảng tính, quản trị CSDL, tài chính, các phần mềm dịch vụ Internet, các bộ phần mềm tích hợp. Phần mềm chuyên biệt: chế bản, trình diễn, hỗ trợ thiết kế bằng máy tính (CAD/CAM), vẽ và đồ họa máy tính, quản lý dự án, tính toán khoa học. Phần mềm ứng dụng (tt) 25 Sử dụng bàn phím trong phần mềm  Dùng bàn phím là thiết bị nhập chuẩn, được dùng để nhập dữ liệu và điều khiển hoạt động của phần mềm.  Gồm các phím đơn: chữ, số, dấu, ký hiệu,  Các phím điều khiển: nhập, hiệu chỉnh dữ liệu và ra lệnh thực thi cho phần mềm: Esc, BackSpace, Ctrl, Alt, Ins, Home, End, PgUp, PgDn, Num Lock, Caps Lock, Tab  Các phím chức năng: F1-F12.  Các bộ phím tắt (shortcut) hay tổ hợp phím: Shift+phím, Ctrl+Alt+Del 26 Có tài liệu hướng dẫn và tài liệu sử dụng Các tài liệu hướng dẫn và sử dụng được soạn rất chi tiết. Người sử dụng phần mềm sử dụng các thông tin này để tìm hiểu cách sử dụng và các chi tiết kỹ thuật của phần mềm. 27 Giao diện trong phần mềm  Phần nhận các điều khiển từ người dùng và hiển thị các phản hồi từ phía chương trình (tương tác giữa người dùng và chương trình).  Có tính thống nhất giữa các phần mềm  Giao diện người dùng đồ hoạ (GUI – Graphics User Interface)  Hệ thống thực đơn lệnh (Command Menu): thanh thực đơn (menu bar), thực đơn kéo xuống (pull-down menu), thực đơn hiển thị nhanh (pop- up menu). 28 Giao diện (tt.)  Cửa sổ (window): vùng giao diện chữ nhật trong màn hình, được dùng để trình bày các phần thông tin trong chương trình.  Biểu tượng (Icon) là một hình vẽ nhỏ biểu tượng đại diện cho một lệnh, chương trình, một tập tin hay một tác vụ cụ thể. Chọn và kích hoạt bằng chuột hoặc các thiết bị trỏ.  Nút (button): được dùng để ra lệnh một lệnh.  Hộp thoại (dialog box): là một hộp hiện trên màn hình và đưa ra các thông điệp và chờ nhận phản hồi và lệnh từ người dùng. 29 Phần mềm xử lý văn bản Dùng để định dạng, tạo mới, soạn thảo, in ấn và lưu các văn bản bằng máy tính. Vd: Microsoft Word. Các chức năng chính:  Xem nội dung văn bản, xóa, chèn và thay thế nội dung văn bản, các chức năng sửa lỗi.  Tạo mới, chỉnh sửa, định dạng văn bản, in ấn và lưu văn bản. 30 Tạo văn bản  Người sử dụng nhập nội dung văn bản bằng bàn phím.  Con trỏ (cursor): biểu tượng nhỏ di chuyển trong văn bản đánh dấu vị trí có thể nhập nội dung dữ liệu vào văn bản.  Chức năng cuộn (Scrolling): cho phép di chuyển nhanh lên xuống trong văn bản hiển thị trên màn hình.  Tự động chỉnh lề (word wrap): tự động xuống hàng khi các dòng văn bản dài hơn khung trang. 31 Điều chỉnh văn bản  Chèn (insert): để con trỏ tại vị trí muốn chèn rồi gõ dữ liệu vào. Các ký tự đã có sẽ tự động dời ra khi gõ thêm ký tự vào.  Xóa (delete): sử dụng phím Delete: xóa ký tự tại vị trí của con trỏ; phím Backspace: xóa lùi ngược. Lệnh Undelete (Undo) cho phép phục hồi lại các thao tác (xóa) trước đó.  Tìm kiếm (find, search) : tìm và di chuyển đến vị trí xuất hiện của phần văn bản tìm được. 32  Thay thế (replace): tự động thay phần văn bản tìm được bằng nội dung khác.  Cắt (cut)/dán (paste): chuyển khối nội dung trong văn bản.  Sao chép (copy)/dán: nhân bản nội dung văn bản. Clipboard: phần bộ nhớ đặc biệt làm trung gian trong các thao tác cut/paste, copy/paste.  Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, từ đồng nghĩa: các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trong Word không có phần kiểm tra Tiếng Việt. Điều chỉnh văn bản (tt) 33  Kiểu chữ (Font)  Khoảng dãn cách (spacing) và định dạng cột (column).  Đặt lề (margin) và canh khối văn bản (justification).  Định dạng trang (page), đầu trang (header) và chân trang (footer).  Các hiệu ứng định dạng đặc biệt.  Cài đặt mặc định (default settings): các tham số định dạng được đặt sẵn và có hiệu lực đối với tất cả các văn bản, ngoại trừ văn bản được điều chỉnh định dạng riêng. Điều chỉnh văn bản (tt) 34 In ấn và lưu trữ  Phần mềm soạn thảo văn bản cung cấp các chức năng hỗ trợ in văn bản: điều chỉnh tham số máy in, xem trước – preview, in một, nhiều trang, nhiều bản, in theo các định dạng khác nhau.  Lưu trữ tài liệu để sử dụng cho lần sau hoặc để chuyển đi.  Khi soạn thảo trên máy tính các văn bản quan trọng, luôn luôn lưu lại văn bản đang soạn thảo trong quá trình làm. 35 Phần mềm bảng tính Cho phép người sử dụng tạo các bảng, biểu, nhập dữ liệu và công thức tính toán thành các dòng và cột. Các thay đổi trên dữ liệu sẽ được cập nhật tự động. Cung cấp các công cụ phân tích, trình bày. 36 Đặc điểm Cột (column), dòng (row) và nhãn (label) Ô (cell), địa chỉ ô, các giá trị, con trỏ trong bảng tính. Công thức, hàm, và tính toán trong bảng tính. Công cụ phân tích. Công cụ đồ hoạ. 37 Phần mềm Cơ sở dữ liệu  Phần mềm điều khiển cấu trúc CSDL và truy cập dữ liệu.  Đặc điểm:  Tổ chức dữ liệu: trường (field), bản ghi (record), tập tin (file)  Lấy và hiển thị thông tin.  Sắp xếp  Tính và định dạng dữ liệu.  Vd: Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro, dBase, Paradox. 38 Các loại phần mềm khác Phần mềm quản lý tài chính Phần mềm truyền thông, email, duyệt Web 39 Chương trình tiện ích Các chương trình nâng cấp các chức năng hiện có hoặc cung cấp các hỗ trợ dịch vụ mà các phần mềm hệ thống không có. Các tiện ích:  Sao lưu dữ liệu (backup)  Phục hồi dữ liệu (Data recovery)  Loại bỏ phân mảnh tập tin (File defragmentation), làm tăng tốc độ truy cập tập tin trên đĩa. 40 Chương trình tiện ích (tt) Sửa lỗi trên đĩa (Disk repair). Chống virus: Chương trình chống virus thực hiện quét hệ thống máy tính (bộ nhớ, các thiết bị lưu trữ) để phát hiện và diệt virus. Nén dữ liệu Quản lý bộ nhớ. Các bộ chương trình tiện ích 41 Vấn đề liên quan Bản quyền phần mềm Ăn cắp phần mềm Ăn cắp qua mạng Đánh cắp thông tin. Phần mềm phân phối miễn phí trên mạng máy tính, phần mềm freeware và phần mềm shareware
Tài liệu liên quan