Bài giảng Tin học kế toán

-Kế toán Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kế toán, tài chính dưới lao động. -Tài khoản kế toán: Tài khoản là ngôn ngử của kế toán.

pdf23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LẠI KIẾN TRÚC CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN VÀ EXCEL I)CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN 1)Các khái niệm: -Kế toán Kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kế toán, tài chính dưới lao động. -Tài khoản kế toán: Tài khoản là ngôn ngử của kế toán. Các thông tin kế toán được tập hợp, phân loại, tổng hợp và xử lý thông qua một hệ thống, gọi là hệ thống tài khoản kế toán. -Định khoản: Là iệc ghi một số tiền như nhau vào bên nợ tài khoản này và bên có toàn khoản khác. -Ghi số kép: Là việc ghi các định khoản vào sổ sách kế toán. 2) Hệ thống tài khoản kế toán: (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính) Loại TK1: tài khoản lưu động 111: tiền mặt. 112: iền gửi ngân hang. 113: Tiền đang chuyển. 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn. 128: Đầu tư ngắn hạn khác. 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 131: Phải thu của khách hàng. 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. 136: Phải thu nội bộ. 138: Phải thu khác. 139: Dự phòng phải nthu khó đòi. 141: Tạm ứng. 142: Chi trả trước ngắn hạn. 144: Thế chấp, kí cước, kí quỷ ngắn hạn. 151: Hàng mua đang di trên đường. 152: Nguyên liệu, vật liệu. 153:Công cụ, dụng cụ. 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở hang. 155: Thành phẩm. 156: Hàng hóa. 157: Hàng gửi đi bán. 158: Hàng hóa kho bảo thuế. 159: Dự phòng giảm giá hang tồn kho. 161: Chi sự nghiệp. Loại TK 2. Tài khoản cố định: 211: Tài sản cố định hữu hình. 212: Tài sản cố định thuê tài chính. 213: Tài sản cố định vô hình. 214: Hao mòn tài sản cố định. 217: Bất động sản đầu tư. 221: Đầu tư vào công ty con. 222: Góp vốn liên doanh. 223: Đầu tư vào công ty liên kết. 228: Đầu tư dài hạn khác. 229: Dự phòng giảm giá đầu dài hạn. 241: Xây dựng cơ bản dở dang. 242: Chi phí trả trước dài hạn. 243: Tài khoản thuế thu nhập hoàn lại. 244: Ký cược, ký quỷ dài hạn. Loại TK3. Nợ phải trả: 311: Vay ngắn hạn. 315: Nơl dái hạn đến hạn phải trả. 331: Phải trả cho người bán. 333:Thuế và các khoản phải nộp nhd nước. 3331: Thuế GTGT phải nộp. 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt. 3333: Thuế hập dất nhập khẩu. 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. 3335: Thuế thu nhập cá nhân. 3336: Thuế tài nguyên. 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất. 3338: Các loại thuế khác. 3339:Phí, lệ phí, các khoản nộp khác. 334: Phải trả co9ong nhân viên. 335: Chi phí phải trả. 336: Phải trả nội bộ. 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. 338: Phải trả và phảin nộp khác. 3381:Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382:Kinh phí công đoàn. 3383: Bảo hiểm xả hội. 3384. Bảo hiểm y tế. 3385:Phải trả cho cổ phần hóa. 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 3387:Doanh thu chưa thực hiện. 3388:Phải trả, phải nộp khác. 341: Vay dài hạn. 342: Nợ dài hạn. 343: Trái phiếu phát hành. 344: Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. 347: Thuế thu nhập hoàn lại phải trả. 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. 352: Dự phòng phải trả. Loại TK4.Nguồn vốn chủ sở hữu: 411: Nguồn vốn kinh doanh. 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản. 413: Chênh lệch tyr giá hối đoái 414: Quỹ đầu tư phát triển. 415: Quỹ dự phòng tài chính. 418: Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hửu. 419:Cỗ phiếu quỹ. 421: Lợi nhuận chưa phân phối. 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi. 441: Nguồn vốn đầu tư cơ bản. 461: Nguồn khinh phí sự nghiệp. 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Loại TK5: Doanh thu: 511: Doanh thu bán hàng 512: Doanh thu nội bộ. 515: Doanh thu tài chính. 521: Chiết khấu thương mại. 531: Hàng bán bị trả lại. 532: Giảm giá hàng bán. Loại TK6: Chi phí sản xuất kinh doanh. 611: Mua hàng. 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp. 622: Chi phí nhân công trực tiếp. 623: Chi phí sử dụng máy thi công. 627: Chi phí sản xuất chung. 631: Giá thành sản xuất. 632: Giá vốn hàng bán. 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Loại TK7: Thu nhập hoạt động khác: 711: Thu nhập hoạt đông khác. Loại TK8: Chi phí hoạt động khác. 811: Chi phí hoạt động khác. 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Loại TK9: Xác định kết quả kinh doanh. 3/ Hệ thống chứng từ kế toán: ‐ Chứng từ lao động tiền lương: bảng thanh toán lương, bảng chấm công, bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, phiếu làm thêm giờ. ‐ -Chứng từ vật tư, hàng hóa: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa, hóa đơn bán hàng, bảng kê hàng nông sản thu mua trực tiếp. ‐ Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ. 4/ Hệ thống sổ sách kế toán : ‐ Các sổ chi tiết : sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết vật tư, hàng hóa, sổ chi tiết tài sản cố định, thẻ khấu hao tài sản cố định, sổ thanh toán với người mua, người bán, tạm ứng, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ chiết tính giá thành… ‐ Các sổ tổng hợp:Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ,sổ nhật kí chung, sổ nhật kí chứng từ, sổ nhật kí chử cái. 5/ Hình thức kế toán: ‐ Hình thức kế toán nhật kí – sổ cái. ‐ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. ‐ Hình thức kế toán nhật kí chung. ‐ Hình thức kế toán nhật kí chứng từ. ‐ Hình thức kế toán trên máy vi tính. 6/ Các phương pháp theo dõi nhập xuất tồn nguyên liệu, công cụ, hàng hóa: Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình xuất, nhập, tồn kho của vật tư hàng hóa, thành phẩm trên sổ sách kế toán sau một lần ohats sinh nghiệp vụnhaapj hoặc xuất. Tồn đầu kì + nhập trong kì - xuất trong kì = tồn cuối kì. Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tồn kho, định giá, sau đó mới xác định giá tri hàng xuất kho. Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - tồn cuối kỳ = xuất trong kỳ. 7/Các phương pháp tính giá hàng tồn kho: -phương pháp thực tế đích danh. -phương pháp nhập trước xuất trước. -phương pháp nhập sau xuất trước. -phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ: Cty xăng dầu Đồng Nai có tồn kho xăng A.92 đầu tháng 1/2010 như sau: Tồn ĐK: 10.000 lít X 13802 đ/lít=138.020.000 đồng. Trong tháng 1/2010 tình hình nhâp0j xuấy như sau: -Ngày 2/1, nhập kho 15.000 lít, giá 13.780 đ/lít. -Ngày 6/1, xuất kho 20.000 lít. -Ngày 10/1, nhập kho 20.000 lít, giá 13.820 đ/lít -Ngày 24/1, nhập kho 10.000 lít,giá 13.810 lít. -Ngày 28/1, xuất kho 24.000 lít. Yêu cầu: Xác định giá trị hàng tồn kho và xuất kho (theo giá vốn) bằng các phương pháp: nhập trước xuất sau, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền. 8/ Phương pháp xác định kết quả kinh doanh: -Kết quả kinh doanh= lãi xuất trừ chi phí. -Chi phí bằng chi phí bán hang trừ chi phí quản lý. -Lải gộp bằng doanh thu thuần trừ vốn bán hàng. -Giá vốn hàng bán bằng giá xuất kho TP (hoặc giá mua hàng) nhân với số lượng bán. -Doanh thu thuần bằng doanh thu trừ giảm giá hoặc chiết khấu. Tóm lại: Kết quả kinh doanh được xác định bắng: Doanh thu - giảm giá - chiết khấu - giá vốn - chi phí bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài kết quả kinh doanh chính, kết quả hoạt động kinh doanh còn tính them hoạt động tài chính và hoạt động khác. -Kết quả hoạt động tài chính bằng: Thu nhập từ hoạt động tài chính trừ chi phí hoạt động tài chính. -Kết quả hoạt động khác: Thu nhập từ hoạt động khác trừ chi phí hoạt động khác. Cuối cùng phải trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 821) 9/Báo cáo kế toán: -Bảng cân đối tài khoản. -Bảng cân đối kế toán. -Báo cáo kết quả kinh doanh. -Báo cáo tình hình nộp ngân sách. -Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. -Tờ khai thuế giá trị gia tăng. -Bảng kê hóa đơn hàng bán ra. -Bảng kê hóa đoen mua vào. II) CÁC KIẾN TRÚC CƠ BẢN CỦA EXCEL 1/ Khởi động, tổng quan về excel: -Khởi động excel: Nhấn nút chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình -Kết thúc excel: -Thoát khỏi chương trình: Chọn Start – Shutdown. Máy sẻ yêu cầu bạn chọn Shutdown trên màn hình, bấm OK. -Giới thiệu các thanh công cụ: Gồm các thanh tiêu đề; thanh thực đơn; thanh công cụ chuẩn; thanh định dạng; thanh tình trạng; -Giới hạn các sheet, các doòng, cột. 2/ Soạn thảo bảng tính bằng excel: -Di chuyển các ô: Tốt nhất là bấm chuột vào ô cần di chuyển đến. -Nới rộng dòng và cột: Đua chuột về đầu dòng, khi chuột thành hình + sẻ kéo rộng ra hoặc thu hẹp lạ -Chèn dòng và chèn cột Chèn dòng: Chọn Insert-Rows; chèn cột: chọn Insert-Columns -xoá dử liệu trong ô: Bấm chuột vào ô cần xoá, bấm delete. -Xoá dòng: Bấm chuột vào bất kì ô nằm trên dòng cần xoá chọn Edit-delete, sau đó chọn entire row. -Xoá cột: Bấm chuột vào bất cứ ô nằm trên dòng cần xoá chọn Edit-delete, sau đó chọn entire column. -Nhập dử liệu, nhập công thức: Chọn ô xong rồi nhập dử liệu. Nếu muốn nhập công thức hoặc hàm, phải them dấu bằng. -Copy vùng; Chọn vùng (gồm nhiều ô) cần copy, sau đó chọn Edit-copy. Chọn vùng cần chuyển đến, sau đó chọn Edit-paste Chú ý: nếu chọn Edit-paste special, chỉ copy một đặc tính tính của vùng. -Copy sheet: Rê chuột đến tại tên sheet, bấm nút phải, chọn more or copy, sau đó chọn creat a copy, chọn nơi cần chuyển sheet đến, bấm OK. -Các định dạng dử liệu: chuổi, số, ngày, số lẻ,dấu phân cách…: Chọn Format-cell 3/ Quản lý các file trên excel. -Tạo file mới: Chọn file – new. - lưu nội dung mới:Chọn file – save as, sau đó đặt tên file vào dòng file, rồi bấm save. -Mở file:Chọn file – open. - Đóng file: Chon file – Close. 4/ Các hàm trong excel phục vụ cho kế toán: -Phép gán: Dấu = và nội dung cần gán. -Các phép toán số học:sử dụng các dấu =, -, *, /. -Các hàm chọn: Hàm lefl(text,n): Rút chuổi ký tự từ bên trái n số ký tự. Ví dụ: Left(LAC HONG, 3)= LAC Hàm Right(text, n): Rút chuổi ký tự bên phải n số ký tự. Ví dụ: Right(LAC HONG, 3)= HONG Hàm tính tổng: Sum(n1,n2…): tính tổng các số đối. Ví dụ: Sum (A1:A6)=A1+A2+A3+A4+A5+A6. Hàm điều kiện: if( ); and( ); or( ) Hàm and(điều kiện1, điều kiện2): trả về đúng nếu hai điều kiện cùng đúng. Ví dụ: and(A1>A2;B1=B2) Nghĩa là: A1 lớn hơn A2 và B1=B2 Hàm or(điều kiện1, điều kiện2) trả về sai nếu hai ĐK cùng sai. Ví dụ: or(A1>A2;B1=B2) Nghĩa là: A1 lớn hơn A2 hoặc B1=B2 (Cái nào cũng được). Hàm if(điều kiện, trả về 1, trả về 2): Nếu ĐK đúng trả về 1, ngược lại trả về 2. Ví dụ: if(A1>5,”đậu”;”rớt”) Nghĩa là A1> 5 thì đậu , còn không thì rớt Hàm dò tìm: Vlookup(giá trị tìm , bảng tìm, cột lấy, felse): Cho một giá trị và tìm bảng, nếu tìm thấy thì lấy ô cùng dòng tại số cột lấy. Ví dụ: Vlookup(E7;A1: D10; 5;false) Nghĩa là:Lấy giá trị ở ô E7, tìm tại bảng A1: D10,nếu có thì lấy ô cùng dòng, tại cột thư 5. Hàm tính tổng có điều kiện:Sumif( Bảng có điều kiện;điều kiện, bảng cần tinh tổng). Ví dụ:sumif(A4;A9; “xăng”;C4:C9) Nghĩa là: Dò từ A4 đến A9; nếu thấy xăng thì cộng bên cột A4:A9) Hàm Sum(If( ) ): Nghiên cứu sau. 5/Quản trị cơ sở dữ liệu bằng excel. -Lọc dữ liệu(data – filter) -Sắp xếp dữ liệu(data – sort) -Dấu dòng:chọn format- row- hide -Dấu cột: chọn format- column – hide -Hiện dòng:Chọn format – row – unhide -Hiện cột: Chọn format- column – unhide 6/ Thực hiện liên kết giữa các bảng tính: 6.1/ Liên kết giữa các sheet: Đánh thêm tên sheet trước nội dung cần liên kết. 6.2/ Liên kết giữa các file: Đánh thêm tên file cùng đường dẫn trước nội dung cần liên kết. Chương 2: CHỨNG TỪ LAO ĐỘNG Mở thư mục tháng 1, tạo tập tin lương và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Trên sheet 1 tạo bảng mã đơn vị gồm các cột: mã đơn vị, tên đơn vị (theo mẫu 2.1 đính kèm) Đặt tên sheet là danh mục. 2. Trên sheet 2 tạo bảng danh sách nhân viên, gồm các cột : mã số nhân viên, mã đơn vị, tên đơn vị, tên nhân viên, chức vụ, mức lương, ngày sinh, địa chỉ (theo mẫu 2.2) Đặt tên sheet là hsnv 3. trên sheet 3 tạo bảng chấm công gồm các cột : STT, mã số đơn vị, mã số nhân viên, tên nhân viên và 31 ngày (từ 1 đến 31), cột tổng ngày công (theo mẫu 2.3 đính kèm) Đặt tên sheet là công 4. Trên sheeet 4, lập bảng thanh toán tiền thưởng, gồm các cột : STT, mã số đơn vị, mã số nhân viên, họ tên nhân viên, chức vụ, mức lương, xếp loại, số tiền, ký nhận (theo mẫu số 2.4 đính kèm). Đặt tên sheet là thuong 5. Trên sheet 5, tạo bảng thanh toán tiền lương tháng 1/2010 gồm các cột : mã đơn vị, mã số nhân viên, họ và tên,, chức vụ, mức lương, ngày công, tổng thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tạm ứng, thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập cá nhân, thực lãnh (theo biểu mẫu 1.5 đính kèm) Đặt tên sheet là lương 6. Dùng các hàm Vlookup( ), hàm If( ), hàm Round( ) và một số hàm cơ bản khác để xử lý liên kết giữa các bảng. 7. Định dạng trang sao cho các trang bảng tính phù hợp với mẫu báo cáo. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân : tham khảo bảng tính thuế thu nhập cá nhân áp dụng từ ngày 01/01/2009. Theo nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của chính phủ ban hành quy chế về thuế thu nhập cá nhân. Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/ năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/ tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 đến 60 đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đế 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Bước 1 : Tính ra công thức tổng quát áp dụng cho từng mức thuế suất : thí dụ đối với mức thuế suất 5% ta sẽ có công thức : X = thu nhập x 5%. Ta lần lượt tính ra công thức tương ứng với các mức thuế suất còn lại. Bước 2 : tính ra công thức chung được thiết lập trên máy tính. Dùng hàm If( ), căn cứ váo bảng công thức đã tính ờ bước 1, viết hàm tính thuế thu nhập cá nhân hàng tháng. Chương 3 : CHỨNG TỪ VẬT TƯ HÀNG HOÁ Mở thư mục tháng_1, tạo tập tin vật tư, thực hiện các công việc như sau : 1. Tạo trên sheet_1 lập bảng danh mục hàng hoá, bảng mã người bán, bảng mã khách hàng theo mẫu số 3.1 đính kèm Đặt tên sheet là danhmuc 2. Trên sheet_2 tạo bảng kê chứng từ nhập kho tháng 1/2010 theo mẫu số 3.2 đính kèm. Đặt tên sheet là nhap. 3. Trên sheet_3, tạo bảng kê chứng từ xuất kho hàng hoá tháng 1/2010. theo mẫu dố 3.3 đính kèm. Đặt tên sheet là xuat. 4. Trên sheet_4 tạo bảng kê hàng hoá tồn kho theo mẫu số 3.4 đính kèm. Đặt tên sheet là ton. 5. Trên sheet_5 lập báo cáo lãi gộp hàng bán ra theo mẫu 3.5 đính kèm. Đặt tên sheet là gop. Yêu cầu : - Thực hiện liên kết giữa các bảng tính. - sủ dụng các hàm Vlookup( ), hàm Sum( ), Hàm Sum(if( ) tính ra số lượng và số tiền hàng tồn kho tháng 01/2010. Bài tập về báo cáo thuế GTGT hàng tháng. 1. Mở chương trình hổ trợ kê khai thuế (mã số thuế là : 3600729713). 2. Nhập dữ liệu vào các tập tin bảng kê mua vào và bảng kê bán ra(lấy dữ liệu từ các bảng tính nhập và xuất) 3. Kết xuất dữ liệu để lập ra tờ khai thuế GTGT tháng 01/2010. Chương 4: CHỨNG TỪ TIỀN TỆ Mở thư mục tháng 1, tạo tập tin tien_mat, thực hiện các yêu cầu sau : 1. Tạo trên sheet_1 lập bảng kê chứng từ thu chi thao mẫu số 4.1 đính kèm. Đặt tên sheet là bangke. 2. Trên sheet_2 tạo bảng mã tài khoản theo mẫu số 4.2 đính kèm. Đặt tên sheet là ma_TK 3. Trên sheet_3 tạo sổ cái tiền mặt tháng 01/2010 theo mẫu số 4.3 đính kèm. Đặt tên sheet là socai 4. Trên sheet_4 tạo bảng nhật ký thu chi tháng 01/2010 theo mẫu số 4.4 đính kèm. Đặt tên sheet là tonghop. Yêu cầu : - Thực hiện liên kết giữa các bảng tính. - Sử dụng các hàm Vlookup( ), hàm Sum( ), hàm Sum(if( ) tính ra số tiền thu chi theo tài khoản và thu chi theo ngày. Chương 5 : CHỨNG TỪ CÔNG NỢ Mở thư mục tháng 1, tạo tập tin cong_no, thực hiện các yêu cầu sau : 1. Tạo trên sheet_1 lập bảng kê chi tiết công nợ phải trả theo mẫu số 5.1 đính kèm. Đặt tên sheet là phai_tra. 2. trên sheet_2, tạo bảng kê chi tiết công nợ phải thu theo mẫu số 5.2 đính kèm. Đặt tên sheet là phai_thu. 3. Trên sheet_3, tạo báo cáo công nợ phải trả tháng 01/2010 theo mẫu số 5.3 đính kèm. Đặt tên sheet là tonghop_tra. 4. Trên sheet_4 tạo báo cáo công nợ phải thu tháng 01/2010 theo mẫu số 5.4 đính kèm. Đặt tên sheet là tonghop_thu. Yêu cầu: - Thực hiện liên kết giữa các bảng tính. - Sử dụng các hàm Vlookup( ), hàm Sum( ), hàm Sum(if( ) tính ra số tiền cần thiết trong các bảng tính. Chương 6: CHỨNG TỪ TỔNG HỢP Mở thư mục tháng_1, tạo tập tin NKC, thực hiện các yêu cầu sau: 1.Tạo trên sheet_ sổ nhật ký chung tháng 1 thao mẫu 6.1 đính kèm. Gán các nhãn: chitiet, TK_no, TK_co, so_tien. Đặt tên sheet là chitiet 2. Trên sheet_2 tạo bảng kê các nghiệp vụ tổng hợp tháng 01/2010 theo mẫu số 6.2 đính kèm Đặt tên sheet là tonghop Mở thư mục bao_cao thực hiện các yêu cầu sau: 1. Trên sheet_1 tạo bảng cân đối tài khoản. Từ cơ sở dữ liệu của file nhật ký chung (NKC_01), tạo tập tin cân đối tài khoản (CD_TK) teo mẫu số 6.3 đính kèm. Hướng dẫn : Nhập vào các giá trị số dư đầu kỳ. Gán các nhãn cho các cột : tài khoản nợ, tài khoản có, số tiền của bảng kê nghiệp vụ tổng họp trên nhật ký chung. Sử dụng hàm Sum(if( ) để tổng họp các dữ liệu. Tại cột số dư cuối kỳ nhập vào hàm If( ). 2. Từ cơ sở dữ liệu của bảng cân đối tài khoản, tạo tập tin CD_TK theo mẫu 6.4 đính kèm. 3. Tương tự hãy tạo tập tin KQKD, thuế theo mẫu 6.5 và 6.6 đính kèm. Chương 7 : THỰC HIỆN LIÊN KẾT TRÊN CÁC TẬP TIN 1. Đối với tập tin NKC : Mở file NKC trên sheet_chitiet, gán nhãn cho toàn bảng là chi tiết. 2. Đối với tập tin vat_tu : 2.1. Trên sheet_nhap : - Dùng hàm Vlookup( ) để truy xuất dữ liệu từ file NKC - Gán nhãn cho toàn bảng là VT_nhap. 2.2. Trên sheet_xuat : - Dùng hàm Vlookup( ) để truy xuất dữ liệu từ file NKC. - Gán nhãn cho toàn bảng là VT_xuat. 3. Đối với tập tin tien_mat : Mở file tiền mặt trên sheet_bangke, Dùng hàm Vlookup( ) để truy xuất dữ liệu từ file NKC. Gán nhãn cho toàn bảng là thu_chi. 4. Đối với tập tin cong_no : 4.1. Trên sheet_phaitra: Dùng hàm Vlookup( ) để truy xuất dữ liệu từ file vat_tu, file tien_mat. 4.2. Trên sheet_phaithu: Dùng hàm Vlookup( ) để truy xuất dữ liệu từ file vat_tu, file tien_mat. Lưu ý: để file nhật ký chung (NKC) giống như mẫu quy định, dấu các cột vừu tạo trên file NKC.
Tài liệu liên quan