Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 2: Triết lý kinh doanh - Nguyễn Thị Ngọc Anh

1. KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ KINH DOANH Triết lý là gì? Triết lý là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc, được con người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối cuộc sống của họ. • Triết lý sống của cá nhân • Triết lý phát triển của một tổ chức • Triết lý phát triển của một quốc gia Triết lý phát triển của quốc gia • Không có gì quý hơn độc lập tự do. • Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

pdf31 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Văn hóa và đạo đức kinh doanh - Bài 2: Triết lý kinh doanh - Nguyễn Thị Ngọc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014105222 1 BÀI 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014105222 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Sự thiếu vắng triết lý kinh doanh trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam • Khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. • Thực tế đã cho thấy, đây là một nhận xét đúng. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận trước mắt với tầm nhìn ngắn hạn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa kinh doanh, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hay sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. • Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu bền? v1.0014105222 3 MỤC TIÊU Bài học trang bị cho sinh viên các kiến thức về triết lý kinh doanh. Sau khi học xong bài học này, sinh viên sẽ: • Hiểu được khái niệm triết lý kinh doanh; • Hiểu được các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh; • Hiểu vai trò của triết lý kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp; • Hiểu được cách thức xây dựng triết lý kinh doanh. v1.0014105222 4 NỘI DUNG Khái niệm triết lý kinh doanh Các hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh Vai trò của triết lý kinh doanh Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh v1.0014105222 5 1. KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ KINH DOANH Triết lý là gì? Triết lý là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc, được con người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối cuộc sống của họ. • Triết lý sống của cá nhân • Triết lý phát triển của một tổ chức • Triết lý phát triển của một quốc gia “Bảo đảm cho mọi người được giáo dục đầy đủ và bình đẳng, được tự do theo đuổi chân lý khách quan, tự do trao đổi tư tưởng, kiến thức”. Triết lý phát triển của quốc gia • Không có gì quý hơn độc lập tự do. • Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. v1.0014105222 6 1. KHÁI NIỆM TRIẾT LÝ KINH DOANH (tiếp theo) Triết lý kinh doanh là gì? • Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. • Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. • Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan. v1.0014105222 7 TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN • Panasonic Corporation: Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải chăng. • Sony: Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta. v1.0014105222 8 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH TRIẾT LÝ KINH DOANH Sứ mệnh của doanh nghiệp Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp v1.0014105222 9 2. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH 2.2. Hệ thống mục tiêu cơ bản của doanh ngiệp 2.1. Sứ mệnh của doanh nghiệp 2.3. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp 2.4. Hình thức văn bản triết lý kinh doanh v1.0014105222 10 2.1. SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP • Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó mô tả doanh nghiệp làm những gì, vì ai và làm như thế nào? • Sứ mệnh của doanh nghiệp thực chất trả lời cho các câu hỏi:  Doanh nghiệp của chúng ta là gì?  Doanh nghiệp muốn trở thành tổ chức như thế nào?  Doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì?  Công việc của doanh nghiệp là gì?  Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì?  Các mục tiêu định hướng của doanh nghiệp là gì? v1.0014105222 11 2.1. SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP Konosuke Matsushita: “Hiến dâng mình cho sự phát triển hơn nữa của nền văn minh thế giới” v1.0014105222 12 2.2. HỆ THỐNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP • Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược; • Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp; • Xác định các mục tiêu cơ bản:  Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường;  Thành tích của doanh nghiệp;  Lợi nhuận... (1) Có thể biến thành những biện pháp cụ thể; (2) Định hướng: làm điểm xuất phát cho những mục tiêu cụ thể và chi tiết; (3) Thiết lập thứ tự ưu tiên lâu dài trong doanh nghiệp; (4) Tạo thuận lợi cho việc quản trị, bởi những mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn để đánh giá thành tích chung của toàn tổ chức. v1.0014105222 13 2.3. HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP Các giá trị được doanh nghiệp lựa chọn để định hướng cho hoạt động • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức. • Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức. v1.0014105222 14 2.3. HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP • Có 2 cách xây dựng hệ thống giá trị:  Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp;  Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. • Trong một nền văn hoá (của dân tộc/ quốc gia/doanh nghiệp) thì hệ thống các giá trị là thành phần cốt lõi của nó và là yếu tố rất ít biến đổi. • Các doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá đều có đặc điểm chung là đề cao nguồn lực con người, coi trọng chữ tín và các đức tính: trung thực, công bằng, liêm chính v1.0014105222 15 HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA ORACLE • Đức liêm chính; • Tôn trọng lẫn nhau; • Tính đồng đội; • Thông tin liên lạc (giữa các nhân viên); • Sáng kiến; • Làm hài lòng khách hàng; • Chất lượng; • Tính trung thực; • Luôn luôn tuân thủ (luật lệ, quy định); • Nguyên tắc kinh doanh tuân thủ các chuẩn mực của Tập đoàn. v1.0014105222 16 7 GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRUNG NGUYÊN v1.0014105222 17 2.4. HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN TRIẾT LÝ KINH DOANH • Triết lý doanh nghiệp được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau; • Hầu hết các văn bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị, sâu sắc, ngắn gọn, dễ nhớ để tạo ấn tượng. Ba chiến lược chính: • Nhân lực và con người • Công việc kinh doanh tiến hành hợp lý • Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước Công thức Q + S + C của Macdonald Q (quality) chất lượng đảm bảo S (service): phục vụ tận tâm, làm hài lòng khách hàng C (clean): sạch sẽ v1.0014105222 18 3. VAI TRÒ CỦA TRIẾT LÝ KINH DOANH TRONG QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 3.1. Triết lý kinh doanh cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp 3.2. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở quản lý chiến lược, làm nên thành công của doanh nghiệp 3.3. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp v1.0014105222 19 3.1. TRIẾT LÝ KINH DOANH LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, LÀ CƠ SỞ BẢO TỒN PHONG THÁI VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Vị trí của triết lý kinh doanh trong các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp Mức độ thay đổiKhó Dễ Mức độ thay đổiKhó Dễ Cao Thấp Tính hiện hữu Thấp Cao Giá trị và Sự ổn định Hệ giá trị, triết lý doanh nghiệp Các nghi thức, lễ hội, tập quán, tín ngưỡng Truyền thuyết, giai thoại Các anh hùng, biểu tượng cá nhân Hoạt động văn nghệ, thể thao Lối ứng xử, giao tiếp Kiến trúc nơi làm việc Nội quy, quy tắc, đồng phục Biểu tượng công ty - Logo v1.0014105222 20 3.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG CỤ ĐỊNH HƯỚNG VÀ CƠ SỞ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC, LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP • Dựa trên triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt; • Nhờ có triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể thích ứng với các nền văn hóa khác nhau. v1.0014105222 21 3.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG CỤ ĐỊNH HƯỚNG VÀ CƠ SỞ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC, LÀM NÊN THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) Bước 1: Xác định sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và yếu của tổ chức Bước 4: Xây dựng các kế hoạch chiến lược để lựa chọn Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược Bước 6: Triển khai các kế hoạch tác nghiệp Bước 7: Kiểm tra và đánh giá kết quả Bước 8: Lập lại quá trình hoạch định v1.0014105222 22 3.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIÁO DỤC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TẠO RA MỘT PHONG CÁCH LÀM VIỆC ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP Các thành viên sẽ làm việc hiệu quả hơn khi nhận thức được sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu đúng đắn và cao cả của doanh nghiệp. v1.0014105222 23 3.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIÁO DỤC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TẠO RA MỘT PHONG CÁCH LÀM VIỆC ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP Công ty Ueda – Thành phố Kyoto Nhật Bản v1.0014105222 24 4. CÁCH THỨC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP • Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa có triết lý kinh doanh. • Thực tiễn hoạt động kinh doanh đã khẳng định, ở những doanh nghiệp nào có triết lý kinh doanh phù hợp với xu thế của thời đại thì thường đạt kết quả cao hơn so với doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh. • Khi có triết lý kinh doanh đúng đắn, thì chính triết lý kinh doanh này sẽ là kim chỉ nam cho mọi hành động của các thành viên trong doanh nghiệp. v1.0014105222 25 4.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH • Kinh tế thị trường đến giai đoạn phát triển  nhu cầu về lối kinh doanh hợp đạo lý, có văn hoá  doanh nghiệp phải tính đến việc xác định sứ mệnh và tạo lập triết lý kinh doanh của mình; • Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo; • Bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp; • Sự chấp nhận tự giác của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. v1.0014105222 26 4.2. CÁCH THỨC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOANH • Cách 1: Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của người sáng lập và người lãnh đạo doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty Hewlett Packard (HP) mất 20 năm (1937 – 1957) để xây dựng và định hình triết lý kinh doanh. • Cách 2:  Triết lý kinh doanh được tạo dựng ngay khi doanh nghiệp hình thành để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.  Ban lãnh đạo chủ động đưa ra chủ trương, cử ra một nhóm chuyên trách soạn thảo triết lý, tổ chức nhiều buổi thảo luận ở các cấp quản lý và cả nhân viên  văn bản triết lý của doanh nghiệp. • Cách 3: Mời chuyên gia tư vấn để xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Chuyên gia sẽ tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp để đề ra các phương án cho doanh nghiệp lựa chọn. v1.0014105222 27 4.3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG VIỆC PHỔ BIẾN TRIẾT LÝ KINH DOANH • Người lãnh đạo phải là người tâm huyết theo đuổi triết lý kinh doanh và là người truyền bá tinh thần của triết lý kinh doanh cho toàn doanh nghiệp; • Gương mẫu thực hiện nghiêm túc các giá trị của doanh nghiệp; • Luôn tôn trọng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, không được tự ý thay đổi nội dung của nó; • Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần dựa trên hệ giá trị đã được đúc kết trong triết lý kinh doanh. v1.0014105222 28 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trả lời câu hỏi: Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể tồn tại và phát triển lâu bền? • Thay đổi cách tư duy thiển cận, ngắn hạn, chụp giật. • Chú ý các vấn đề văn hóa kinh doanh, tính nhân văn trong các hoạt động kinh doanh. • Xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh tầm nhìn của doanh nghiệp. • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp→ tạo nội lực mạnh mẽ để phát triển bền vững. v1.0014105222 29 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Triết lý kinh doanh có tác dụng: A. định hướng cho hoạt động của chủ thể kinh doanh. B. điều chỉnh hoạt động của chủ thể kinh doanh. C. điều tiết hoạt động của chủ thể kinh doanh. D. khuyến khích các hoạt động của chủ thể kinh doanh. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. định hướng cho hoạt động của chủ thể kinh doanh. • Vì: Dựa trên những niềm tin căn bản, định hướng giá trị, chủ thể kinh doanh sẽ đúc rút từ thực tiễn kinh doanh những tư tưởng mang tính chất khái quát, sâu sắc. Những tư tưởng này sẽ được coi là kim chỉ nam để định hướng cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp. v1.0014105222 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Xác định một luận điểm đúng bàn về vị trí của triết lý kinh doanh trong cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp trong các luận điểm sau: A. Triết lý kinh doanh thuộc giá trị hữu hình của văn hóa doanh nghiệp. B. Triết lý kinh doanh thuộc hoạt động bề nổi của văn hóa doanh nghiệp. C. Triết lý kinh doanh thuộc giá trị vô hình của văn hóa doanh nghiệp. D. Triết lý kinh doanh là một trong những biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Triết lý kinh doanh thuộc giá trị vô hình của văn hóa doanh nghiệp. • Vì: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn kinh doanh, có tác dụng định hướng cho hoạt động kinh doanh cho nên nó là giá trị vô hình (invisible), không thể cảm nhận bằng trực quan. v1.0014105222 31 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Khi điều hành doanh nghiệp, dựa trên định hướng giá trị, niềm tin, lý tưởng, kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm cuộc sống, chủ thể kinh doanh sẽ xây dựng triết lý kinh doanh để định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. • Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau tùy theo cách quan niệm của từng chủ thể kinh doanh cụ thể. • Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hướng dẫn thực hiện vấn đề đạo đức trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã xây dựng bộ các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức (code of conduct), các quy chế, nội quy,... có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo định hướng của triết lý kinh doanh.
Tài liệu liên quan