Bài học kinh nghiệm quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

Bối cảnh hình thành các đô thị vệ tinh Thủ đô Hà Nội Trong quá trình phát triển từ sau hoà bình lập lại 1954, Hà Nội đã bốn lần điều chỉnh địa giới, bảy lần có quy hoạch chung được duyệt, đã có lần được định hướng phát triển theo mô hình “chùm đô thị” với đô thị trung tâm và đô thị đối trọng. Quá trình phát triển đô thị Hà Nội, theo từng giai đoạn có những yêu cầu phát triển khác nhau về an ninh quốc phòng, về kinh tế, về hạ tầng xã hội đã đưa ra các giải pháp về điều chỉnh địa giới gắn với các khu vực Sơn Tây, Xuân Hòa, Xuân Mai, Sóc Sơn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các khu vực chưa được hình thành theo quy hoạch, tuy nhiên có thể xem là những nghiên cứu bước đầu về quy hoạch đô thị vệ tinh của Hà Nội sau này. Quá trình thực hiện QHC 1998 đã thấy rõ hơn những tồn tại về: Mối quan hệ với vùng Thủ đô; Áp lực dân số, hạ tầng kỹ thuật vào trung tâm Hà Nội; Yêu cầu bảo vệ môi trường và hài hoà giữa phát triển với bảo tồn. Đến năm 2008, Hà Nội đã mở rộng địa giới lên 3.344km2 và QHC cho Thủ đô đến 2030 đã được nghiên cứu và Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Quy hoạch đã định hướng và khẳng định Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm: Đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, trục hướng tâm. Đô thị trung tâm phân cách với đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (vành đai xanh, nêm xanh, công viên). Điểm thấy rõ nhất trong cấu trúc đô thị lần này là các đô thị vệ tinh gắn kết với đô thị trung tâm nhưng có chức năng riêng, đặc thù để cùng thực hiện vai trò là Thủ đô, bao gồm: Đô thị vệ tinh Hoà Lạc: Có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo với dân số 0,6 triệu, diện tích đất xây dựng đô thị 18.000ha; Đô thị vệ tinh Sơn Tây: Văn hoá lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ đào tạo, y tế với dân số 0,18 triệu, đất xây dựng đô thị 4.000ha; Đô thị vệ tinh Xuân Mai: Dịch vụ - Công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công dịch vụ thương mại, đào tạo, dân số 0,22 triệu, đất xây dựng đô thị 4.500ha; Đô thị vệ tinh Phú Xuyên: Công nghiệp, đầu mối giao thông. Các khu cụm công nghiệp dân số 0,12 - 0,13 triệu, đất xây dựng đô thị 2.500 - 3.000ha. Đô thị vệ tinh Sóc Sơn: Công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm y tế, giáo dục, dân số 0,25 triệu, đất xây dựng đô thị 5.500ha.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài học kinh nghiệm quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 95+96 . 201836 Bối cảnh hình thành các đô thị vệ tinh Thủ đô Hà Nội Trong quá trình phát triển từ sau hoà bình lập lại 1954, Hà Nội đã bốn lần điều chỉnh địa giới, bảy lần có quy hoạch chung được duyệt, đã có lần được định hướng phát triển theo mô hình “chùm đô thị” với đô thị trung tâm và đô thị đối trọng. Quá trình phát triển đô thị Hà Nội, theo từng giai đoạn có những yêu cầu phát triển khác nhau về an ninh quốc phòng, về kinh tế, về hạ tầng xã hội đã đưa ra các giải pháp về điều chỉnh địa giới gắn với các khu vực Sơn Tây, Xuân Hòa, Xuân Mai, Sóc Sơn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các khu vực chưa được hình thành theo quy hoạch, tuy nhiên có thể xem là những nghiên cứu bước đầu về quy hoạch đô thị vệ tinh của Hà Nội sau này. Quá trình thực hiện QHC 1998 đã thấy rõ hơn những tồn tại về: Mối quan hệ với vùng Thủ đô; Áp lực dân số, hạ tầng kỹ thuật vào trung tâm Hà Nội; Yêu cầu bảo vệ môi trường và hài hoà giữa phát triển với bảo tồn. Đến năm 2008, Hà Nội đã mở rộng địa giới lên 3.344km2 và QHC cho Thủ đô đến 2030 đã được nghiên cứu và Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Quy hoạch đã định hướng và khẳng định Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm: Đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai, trục hướng tâm. Đô thị trung tâm phân cách với đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (vành đai xanh, nêm xanh, công viên). Điểm thấy rõ nhất trong cấu trúc đô thị lần này là các đô thị vệ tinh gắn kết với đô thị trung tâm nhưng có chức năng riêng, đặc thù để cùng thực hiện vai trò là Thủ đô, bao gồm: Đô thị vệ tinh Hoà Lạc: Có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo với dân số 0,6 triệu, diện tích đất xây dựng đô thị 18.000ha; Đô thị vệ tinh Sơn Tây: Văn hoá lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ đào tạo, y tế với dân số 0,18 triệu, đất xây dựng đô thị 4.000ha; Đô thị vệ tinh Xuân Mai: Dịch vụ - Công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công dịch vụ thương mại, đào tạo, dân số 0,22 triệu, đất xây dựng đô thị 4.500ha; Đô thị vệ tinh Phú Xuyên: Công nghiệp, đầu mối giao thông. Các khu cụm công nghiệp dân số 0,12 - 0,13 triệu, đất xây dựng đô thị 2.500 - 3.000ha. Đô thị vệ tinh Sóc Sơn: Công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm y tế, giáo dục, dân số 0,25 triệu, đất xây dựng đô thị 5.500ha. Bài học kinh nghiệm quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh TRONG QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI DIỄN ĐÀN PGS.TS.KTS. LƯU ĐỨC CƯỜNG* ThS.KTS. LÊ HOÀNG PHƯƠNG** 37SË 95+96 . 2018 Như vậy, các đô thị vệ tinh đều có chức năng hỗn hợp, song vẫn có chức năng đặc thù, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ đô thị trung tâm. Qua 5 năm thực hiện định hướng trên, đến nay đã phê duyệt QHC 04 Đô thị vệ tinh (riêng Hoà Lạc đang hoàn chỉnh trình Thủ tướng duyệt). Tổng quan cho thấy đây là cơ hội để phát triển Hà Nội bền vững, có sức cạnh tranh, xứng tầm với vai trò, vị thế là Thủ đô. Mô hình phát triển Hà Nội theo chùm đô thị với 05 đô thị vệ tinh là giải pháp kết tinh từ quá trình đã phát triển, từ kinh nghiệm của thế giới và dự báo bối cảnh phát triển trong tương lai. Định hướng phát triển đối với đô thị trung tâm Theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, định hướng đối với Đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội: (1) Mô hình cấu trúc phát triển: Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và Quốc gia. Đây là mô hình phù hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển, phù hợp với thực tế phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện nay và tương lai. Đổi mới cấu trúc đô thị từ “Đơn cực” sang “Đa cực”, Thủ đô Hà Nội - mô hình chùm đô thị. (2) Hướng phát triển không gian Đô thị trung tâm phát triển theo mô hình đô thị hai bên sông với sông Hồng là trục cảnh quan chủ đạo, khai thác các không gian mặt nước để tạo hình ảnh đô thị. Các khu vực phát triển mới sẽ được chia thành các khu vực đô thị tương đương quy mô một quận được phát triển thành các dự án đồng bộ, đóng vai trò là các trung tâm phát triển mới trong hệ thống đa trung tâm của thủ đô. Khu vực nội đô lịch sử được phân thành các khu vực mang dấu ấn của các thời kỳ phát triển của thủ đô như khu vực Hoàng Thành Thăng Long, khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực ven Hồ Tây, các khu tập thể cũ, khu vực phát triển mới... để có những giải pháp bảo tồn và ứng xử chuyên biệt giúp bảo vệ được các giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị và những không gian văn hóa lối sống được hình thành trong quá trình lịch sử. Khu vực nội đô mở rộng phát triển chủ yếu dọc theo đường vành đai 3, là khu vực phát triển chủ yếu trong những giai đoạn gần đây, có không gian đô thị khá lộn xộn, thiếu quản lý, phần lớn là nhà ở do dân tự xây cần phải từng bước cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. (3) Cực động lực phát triển Hà Nội trong vùng đô thị trung tâm Khu vực đô thị phía Nam Sông Hồng. n Đây là khu vực đô thị đã và đang phát triển theo hướng lan tỏa ra các phía, đặc biệt là khu vực đô thị mới Tây Nam. Việc kiểm soát phát triển tại khu vực đô thị cổ, đô thị cũ nhằm điều tiết hạn chế gia tăng mật độ trong khu vực, cải tạo chỉnh trang đô thị, đồng thời bảo vệ các di sản văn hoá đô thị và cây xanh, mặt nước theo trục hoặc mảng. n Các khu vực phát triển mới tập trung chủ yếu về phía Tây - Tây Nam. Bên cạnh các yêu cầu hình thành các khu ở mới, hiện đại, cao cấp theo hướng xây dựng cao tầng, việc đầu tư phát triển một quần thể trung tâm dịch vụ - du lịch - thương mại (như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình,) có đẳng cấp quốc gia, quốc tế là hướng cần thúc đẩy mạnh. Khu vực đô thị phía Bắc Sông Hồng n Khu đô thị Bắc sông Hồng là dự án phát triển khu đô thị mới lớn nhất của Thủ đô (hiện thuộc huyện Đông Anh), trong đó hạt nhân phát triển là khu vực trung tâm thương mại - đô thị (khu vực Phương Trạch) và một tổ hợp trung tâm gắn với sự phát triển một đầu mối giao thông quốc gia tổng hợp và trung tâm dịch vụ hàng không, đô thị hàng không tại khu vực Nội Bài. n Đô thị Sóc Sơn nằm tại khu vực phía Bắc theo hướng trở thành đô thị phát triển các dịch vụ công nghiệp gắn trung tâm đào tạo nghề, dịch vụ du lịch sinh thái, khu vực bảo vệ rừng - mặt nước, bố trí một số các công trình đầu mối hạ tầng cho đô thị và hơn nữa là quỹ đất dự trữ phát triển. n Khu đô thị phía Bắc thể hiện sự tham gia với vị thế trung tâm của Thủ đô và của Vùng Thủ đô Hà Nội vào không gian hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh, tạo những tổ hợp lớn về dịch vụ giao thông, công nghiệp, thương mại, nối kết với các khu vực phát triển lân cận của Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Thái Nguyên. Phát triển các trung tâm quan trọng Để hướng tới là một vùng đô thị có vị thế trong khu vực, thủ đô Hà Nội cần đầu tư phát triển các dịch vụ có đẳng cấp quốc gia - quốc tế, có vai trò tạo cực phát triển mới, thúc đẩy cải thiện chất lượng đô thị hoặc thúc đẩy sự hình thành các khu vực đô thị mới, giảm sức ép về phát triển đối với khu trung tâm cũ. Một số trung tâm lớn có thể dự kiến về vị trí như sau: n Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia: Tại vị trí Ba Đình với ý nghĩa lịch sử - địa chính trị quan trọng của quốc gia. n Trung tâm hành chính, văn hóa của Hà Nội: Trung tâm chính của đô thị, với các chức năng chính trị, hành chính, văn hóa của thành phố Hà Nội có yêu cầu gắn với đô thị, có thể giữ nguyên vị trí trong đô thị cũ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm hoặc phát triển mới tại trung tâm Tây Hồ Tây hoặc trung tâm Khu đô thị Bắc Sông Hồng. n Tập trung phát triển khu vực cụm cảng hàng không Nội Bài và đô thị vệ tinh Sóc Sơn trở thành mô hình đô thị chuyên ngành: đô thị hàng không. n Các trung tâm cấp quốc gia và vùng như trung tâm hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc gia - quốc tế, trung tâm thể dục - thể thao, văn hóa - giải trí, dịch vụ khách sạn - du lịch, trung tâm thương mại - tài chính, bưu chính - viễn thông, các trung tâm văn phòng đều hướng tới có đẳng cấp dịch vụ quốc tế, trong đô thị trung tâm có thể hình thành theo hệ đa trung tâm, hỗn hợp các chức năng tạo thành quần thể thương mại - tài chính - văn phòng tại cả ba khu vực đô thị, trong đó có các quần thể chính (1) tại phía Tây Nam Hà Nội, (2) tại trung tâm Bắc Sông Hồng và (3) tại trung tâm khu đô thị phía Đông Sông Hồng (có thể sử dụng đất khu sân bay cũ). n Trục không gian kết nối khu vực trung tâm nội đô Hà Nội với Nội ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ SË 95+96 . 201838 Bài, đô thị Sóc Sơn: Tuyến đường Võ Nguyên Giáp sẽ trở thành trục động lực và hạt nhân trung chuyển mang tính đột phá không chỉ đối với TP Hà Nội mà tác động tới vùng đô thị hạt nhân trung tâm: TP Hà Nội - Đô thị Bắc Ninh - Đô thị Vĩnh Phúc. n Các trung tâm y tế, giáo dục, các trường - trung tâm đào tạo cấp quốc gia của vùng và của Thủ đô cần giảm đầu tư mở rộng, chủ yếu nâng cấp các cơ sở hiện tại, thúc đẩy hướng dịch các hệ thống nhánh, hoặc xây dựng các trung tâm mới theo hướng chuyển ra ngoài đô thị trung tâm, đến khu vực Hòa Lạc, Sóc Sơn - Mê Linh và các tỉnh xung quanh. Trong hệ thống giao thông hiện đại trong Vùng, việc sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục trong Vùng sẽ nằm trong bán kính dưới 50km và khoảng 1giờ vận chuyển. Các trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí đều phát triển theo hướng Hà Nội là Trung tâm du lịch Vùng gắn kết và lan tỏa với các vùng có tiềm năng sinh thái du lịch xung quanh Hà Nội (như Vườn Quốc gia Ba Vì - Tam Đảo, Di sản thiên thiên thế giới vịnh Hạ Long, các tuyến - khu du lịch gắn với lịch sử, vùng cây ăn quả gắn với hệ thống sông ngòi Bắc bộ), nơi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi ngắn ngày cho người dân đô thị, du khách trong nước, quốc tế. Định hướng phát triển đối với các đô thị vệ tinh Hà Nội ❑ Đô thị vệ tinh Sóc Sơn Tính chất, chức năng: Đô thị công nghiệp, dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,25 triệu người, dân số khống chế tối đa: 0,365 triệu người. Diện tích tự nhiên: 6.013ha, đất xây dựng đô thị khoảng 5.500ha. Xây dựng đô thị mới Sóc Sơn gắn với dịch vụ cấp vùng cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các KCN thành một khu vực phát triển thương mại, Logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế. Phát triển các không gian xanh cảnh quan trên cơ sở bảo tồn vùng núi Sóc Sơn và hệ thống các sông hồ. Hình thành các trung tâm dịch vụ gắn với các khu công nghiệp sạch phục vụ cảng hàng không quốc tế Nội Bài, công nghiệp Mai Đình trên tuyến giao đường xuyên Á, quốc lộ 3 và đường sắt quốc gia. Khu vực đô thị hiện hữu được cải tạo, nâng cấp về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Phát triển mở rộng đô thị về phía Nam và Đông, gắn với hành lang quốc lộ 18 và quốc lộ 3 với các khu chức năng. Khai thác khu vực xung quanh núi Sóc phục vụ cho các hoạt động du lịch và vui chơi giải trí. Phát triển khu công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ hàng không và dịch vụ trung chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Bắc Nội Bài. Phát triển khu đại học tập trung tại khu vực phía Đông, gắn với vùng đầm Lai Cách để thu hút nhu cầu di dời các cơ sở đào tạo từ nội đô và nhu cầu đào tạo nghề gắn với các trung tâm công nghiệp. Khai thác cảnh quan rừng núi, đặc điểm địa hình bán sơn địa và hệ thống sông hồ hiện có tại khu vực để tạo mạng lưới không gian xanh đô thị. Xây dựng các khu vui chơi giải trí quy mô lớn, hiện đại phục vụ cho nhân dân thủ đô và vùng phụ cận. H3. Cấu trúc vành đai và hướng tâm với 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái của Thủ đô Hà Nội. H4. Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm Hà Nội 39SË 95+96 . 2018 ❑ Đô thị vệ tinh Sơn Tây Tính chất, chức năng: Đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,18 triệu người; dân số tối đa: 0,217 triệu người. Diện tích đất tự nhiên: 6.111ha; Đất xây dựng đô thị khoảng 4.000ha. Phát triển đô thị văn hóa đặc trưng cửa ngõ phía Tây Bắc của Hà Nội trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống (Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và các di tích lịch sử văn hóa khác), bảo tồn và phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch. Tăng cường đa dạng môi trường tự nhiên và tính chất sinh học của vùng, phát triển trung tâm kỹ thuật sinh học hỗ trợ cho du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái trên cơ sở khai thác lợi thế ưu đãi về cảnh quan đa dạng vùng sông Hồng, sông Tích, Ba Vì - Suối Hai. Xây dựng đô thị có bản sắc văn hóa đặc trưng - văn hóa xứ Đoài: Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, hồ Xuân Khanh và hồ Kỳ Sơn là những không gian trọng tâm chính để tổ chức không gian đô thị. Phát triển mở rộng đô thị về phía Tây, hướng về khu vực hồ Xuân Khanh và hồ Đường. Hạn chế phát triển về hướng Nam và hướng Đông. Xây dựng đô thị hài hòa với đặc điểm địa hình tự nhiên, có hệ thống giao thông đô thị kết nối giữa khu phát triển mới và làng xóm cũ, đặc biệt là khu vực Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm. ❑ Đô thị vệ tinh Hòa Lạc Tính chất, chức năng: Đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo. Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,6 triệu người, dân số khống chế tối đa: 0,75 triệu người. Đất tự nhiên: 20.113ha. Đất xây dựng đô thị tối đa: khoảng 18.000ha. Xây dựng Hòa Lạc thành một đô thị “thông minh”, là thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đô thị Hòa Lạc còn là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội được xây dựng dựa trên cấu trúc địa hình tự nhiên, gắn kết với hệ thống Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia như QL21, đường Hồ Chí Minh. Xây dựng đô thị Hòa lạc theo mô hình đô thị hiện đại, chất lượng cao, phát triển nhà cao tầng tại khu vực trung tâm và các khu vực đầu mối giao thông. Hình thành 4 cụm không gian chức năng chuyên biệt (gồm khu Đại học Quốc gia Hà Nội; khu công nghệ cao Hòa Lạc; Khu trung tâm y tế tập trung; Khu đô thị sinh thái) Đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với quy mô 1.600ha bao gồm các chức năng nghiên cứu, sản xuất công nghệ, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Khu Đại học Quốc gia Hà Nội với quy mô 1.000ha và hình thành cụm trường phân tán tại phía nam với quy mô 100 - 200ha. Trung tâm y tế tập trung với quy mô 200ha bao gồm tổ hợp các chức năng chuyên sâu về y tế như khám chữa bệnh, điều dưỡng, nghiên cứu đào tạo y dược, sản xuất trang thiết bị y tế và các dịch vụ y tế đồng bộ khác. Khu du lịch Đồng Mô bao gồm hồ cảnh quan Đồng Mô, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, sân golf và công viên vui chơi giải trí. Khu vực bao quanh hồ Đồng Mô cần được khoanh khu vực bảo vệ dự trữ phát triển vì mục đích công cộng, đáp ứng với vị thế đẹp của cảnh quan khu vực. + Đô thị vệ tinh Xuân Mai Đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề. Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,22 triệu người, dân số khống chế tối đa: 0,3 triệu người. Diện tích đất tự nhiên: 6.641ha. Đất xây dựng đô thị khoảng 4.500ha. Phát triển đô thị Xuân Mai trở thành đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề, đô thị cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối giao thông và liên kết Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) dựa trên mạng lưới giao thông liên vùng, quốc gia (QL6 và QL21). Phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao và khu đại học, tập trung và phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại, chợ đầu mối nối kết Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc đất nước. Xây dựng các khu đô thị mới mở rộng về phía Nam, khai thác sông Bùi là trục cảnh quan cây xanh kết hợp với bảo vệ hành lang thoát lũ. Khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng như: núi Thoong, sông Bùi, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. + Đô thị vệ tinh Phú Xuyên Tính chất, chức năng: Đô thị dịch vụ, công nghiệp và hỗ trợ phát triển vùng nông thôn. Quy mô dân số năm 2030: khoảng 0,127 triệu người, dân số khống chế tối đa: 0,155 triệu người. Đất xây dựng đô thị khoảng 2.500 - 3.000ha. Phát triển đô thị Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa; đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia. Xây dựng với các khu vực công nghiệp, trung chuyển phân phối nông sản vùng và đầu mối giao thông vùng. Hình thành các trung tâm tiếp vận hàng hóa và Logistics tại các khu vực đầu mối giao thông. ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ SË 95+96 . 201840 Xây dựng hình ảnh đô thị mặt nước. Phát triển đô thị với đặc trưng nhiều hồ nước, kênh mương để phù hợp với đặc điểm vùng thấp và ứng phó với vấn đề lũ lụt dọc theo các sông chảy qua khu vực. Khu công nghiệp sạch, chế biến nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp đa ngành với quy mô hợp lý, hạn chế chuyển
Tài liệu liên quan