Máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia Kana, trong lúc đi tuần tra trên biển đã phát hiện hành vi phá hoại đường ống dẫn dầu của tàu Sina (quốc tịch Buri) trong vùng lãnh hải của Kana. Máy bay của Kana phát tín hiệu yêu cầu tàu Sina chấm dứt hành vi vi phạm và neo đậu lại để lực lượng có chức năng của quốc gia Kana đến giải quyết. Tàu Sina không thực hiện yêu cầu và bỏ chạy. Máy bay của Kana ngay lập tức truy đuổi. Khi truy đuổi tàu Sina đến vùng đặc quyền kinh tế của Kana, máy bay của Kana liên hệ với tàu quân sự của quốc gia mình (đang đi tuần tra tại vùng biển này) tiếp tục hỗ trợ truy đuổi tàu Sina, đồng thời phương tiện bay này trở về căn cứ. Tàu Sina chạy vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Lima thì bị tàu quân sự của Kana bắt giữ.
- hãy xác định tính hợp pháp trong việc truy đuổi của máy bay và tàu quân sự của quốc gia Kana?.
- Quyền tài phán đối với hành vi của tàu Sina thuộc về quốc gia Kana, Buri hay Lima? Giải thích tại sao?.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3031 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập 2: Công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống 2:
Máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia Kana, trong lúc đi tuần tra trên biển đã phát hiện hành vi phá hoại đường ống dẫn dầu của tàu Sina (quốc tịch Buri) trong vùng lãnh hải của Kana. Máy bay của Kana phát tín hiệu yêu cầu tàu Sina chấm dứt hành vi vi phạm và neo đậu lại để lực lượng có chức năng của quốc gia Kana đến giải quyết. Tàu Sina không thực hiện yêu cầu và bỏ chạy. Máy bay của Kana ngay lập tức truy đuổi. Khi truy đuổi tàu Sina đến vùng đặc quyền kinh tế của Kana, máy bay của Kana liên hệ với tàu quân sự của quốc gia mình (đang đi tuần tra tại vùng biển này) tiếp tục hỗ trợ truy đuổi tàu Sina, đồng thời phương tiện bay này trở về căn cứ. Tàu Sina chạy vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Lima thì bị tàu quân sự của Kana bắt giữ.
- hãy xác định tính hợp pháp trong việc truy đuổi của máy bay và tàu quân sự của quốc gia Kana?.
- Quyền tài phán đối với hành vi của tàu Sina thuộc về quốc gia Kana, Buri hay Lima? Giải thích tại sao?.
Bài làm.
1. hãy xác định tính hợp pháp trong việc truy đuổi của máy bay và tàu quân sự của quốc gia Kana?.
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài vùng nước nội thuỷ và có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển tối đa là 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Điều 3 của Công ước Luật biển 1982 nêu rõ: “Mọi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước” . Đường ranh giới phía trong của lãnh hải chính là đường cơ sở, và đường ranh giới phía ngoài là đường thẳng song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng của lãnh hải. Đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển.
Lãnh hải được coi như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ song không tuyệt đối như trong vùng nước nội thuỷ. Quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia; an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Tuy nhiên, trong lãnh hải, các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại .
Trong tình huống trên, tàu Sina đã vi phạm luật biển quốc tế về việc đi qua không gây hại, trong lãnh hải của quốc gia Kana, đó là hành vi phá hoại đường ống dẫn dầu. Như vậy, quốc gia Kana có thể thực hiện quyền bảo vệ của quốc gia ven biển theo khoản 1 điều 25 Công ước Luật biển 1982: “1. Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.”. Đó là hành vi yêu cầu tàu Sina chấm dứt hành vi vi phạm và neo đậu lại để lực lượng có chức năng của quốc gia Kana đến giải quyết. Truy đuổi khi tàu Sina không thực hiện yêu cầu và bỏ chạy. Như vậy, việc truy đuổi của máy bay và tàu quân sự của quốc gia Kana, hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật biển 1982.
2. Quyền tài phán đối với hành vi của tàu Sina thuộc về quốc gia Kana, Buri hay Lima? Giải thích tại sao?.
Quyền tài phán đối với hành vi của tàu Sina thuộc về quốc gia Kana, vì:
Trong tình huống, không thấy đề cập tàu Sina thuộc loại tàu gì?. Vậy, ta có thể coi tàu Sina là tàu buôn hoặc tàu nhà nước dùng vào mục đích thương mại. Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia lên có chế độ pháp lý, tương tự như lãnh thổ đất liền. Có nghĩa là ở đây quyền của quốc gia ven biển được thể hiện cũng như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp, tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ, cảnh sát, quan thuế, đánh cá, khai thác tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học... nhưng bị hạn chế hơn, về việc các tàu nước ngoài được phát đi qua không gây hại. Mà về nguyên tắc, các vi phạm hình sự và dân sự xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật quốc gia mang cờ theo nguyên tắc của luật quốc tế. Quốc gia ven bờ chỉ can thiệp Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển; Nếu vị vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải; Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.
Nhưng trong tình huống sự vi phạm của tàu Sina không xảy ra trên tàu, mà hành vi phạm của tàu Sina đã vi phạm đi qua không gây hại của mình, trong lãnh hải của Kana. Tàu Sina đã xâm hại đến quyền bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn trên biển của Kana, đó là việc phá hoại đường ống dẫn dầu. Như vậy, sự vi phạm của tàu Sina, quốc gia Kana có quyền tài phán về dân sự.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007, tr. 191 - 200, tr. 223 - 228.
2. Luật biển quốc tế hiện đại, Lê Mai Anh, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 132 - 220.
3. Công ước luật biển năm 1982 (mục 4 phần II, phần V, VI, VII và XI).