Bài tập cá nhân module 2 môn hình sự - Bài tình huống số 3

Để phân biệt tội giết người và tội khủng bố chúng ta chủ yếu căn cứ vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù mục đích động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tội giết người tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta lại cần xác định rõ mục đích, động cơ phạm tội để định tội danh. Trong trường hợp này hành vi phạm tội của A được thực hiện với mục đích là chống chính quyền nhân dân vì thế cấu thành tội khủng bố và được quy định tại điều 84 BLHS. Hành vi phạm tội của A mang đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội khủng bố. - Khách thể: là thông qua hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ nhà nước cụ thể là ông K với chức danh là chủ tịch huyện nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân - Mặt khách quan:A đã có hành vi ném lựu đạn vào nhà ông K, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của ông K.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân module 2 môn hình sự - Bài tình huống số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT ĐỀ BÀI A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A đã ném lựu đạn vào nhà làm ông K bị thương với tỉ lệ thương tật 31%. Sau đó A bị bắt. Hỏi: Các khẳng định sau là đúng hay sai, tại sao: a. A phạm tội giết người. (4 điểm) b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. (3 điểm) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ a. A phạm tội giết người. Khẳng định này là sai. Vì: Trong trường hợp này A phạm tội khủng bố. Để phân biệt tội giết người và tội khủng bố chúng ta chủ yếu căn cứ vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù mục đích động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tội giết người tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta lại cần xác định rõ mục đích, động cơ phạm tội để định tội danh. Trong trường hợp này hành vi phạm tội của A được thực hiện với mục đích là chống chính quyền nhân dân vì thế cấu thành tội khủng bố và được quy định tại điều 84 BLHS. Hành vi phạm tội của A mang đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội khủng bố. - Khách thể: là thông qua hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ nhà nước cụ thể là ông K với chức danh là chủ tịch huyện nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân - Mặt khách quan:A đã có hành vi ném lựu đạn vào nhà ông K, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của ông K. - Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này, tôi phạm hoàn thành khi có hậu quả xảy ra và hậu quả là phương tiện để đạt được mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân. Trong trường hợp này hành vi phạm tội của A đã gây ra hậu quả là làm ông K bị thương với mức thương tật là 31%. - Mặt chủ quan: A nhận thức rất rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của ông K và làm chính quyền mất ổn định nhưng A vẫn thực hiện hành vi phạm tội như vậy lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội của A làm suy yếu chính quyền nhân dân. - Chủ thể: A là công dân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của chủ thể. b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Khẳng định này là đúng. Vì : Trong các yếu tố cấu thành của tội khủng bố thì hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này vậy đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất. Điều đó có nghĩa là tội phạm chỉ hoàn thành khi có hậu quả xảy ra. Trong trường hợp trên A đã thực hiện hành vi phạm tội và hậu quả trực tiếp đã xảy ra đó là ông K bị thương tích với tỉ lệ là 31%. Như vậy tội phạm đã hoàn thành. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, (tập I và tập II), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009; 2.Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2009);
Tài liệu liên quan