Đề số 4: Tháng 1/2010, hai quốc gia Sova và Leta ký kết điều ước quốc tế, theo đó Sova cho phép Leta khai thác 10 triệu tấn cá một năm trong vùng đặc quyền kinh tế của Sova. Tháng 2/2012, Sova tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với Leta, không cho phép các tàu đánh cá của Leta tiếp tục khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai lí do được Sova đưa ra là:
1. Suy giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản lượng đánh bắt hải sản của Sova.
2. Nội dung của điều ước không phù hợp với các quy định của pháp luật Sova về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngay lập tức, Leta đã phản đối tuyên bố của Sova và cho rằng, cả hai lí do mà Sova đưa ra để chấm dứt hiệu lực của điều ước đều không phù hợp với các quy định của luật quốc tế.
Hãy cho biết ý kiến của anh, chị về lập luận của Sova và Leta.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn công pháp - Bài tình huống số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 4: Tháng 1/2010, hai quốc gia Sova và Leta ký kết điều ước quốc tế, theo đó Sova cho phép Leta khai thác 10 triệu tấn cá một năm trong vùng đặc quyền kinh tế của Sova. Tháng 2/2012, Sova tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với Leta, không cho phép các tàu đánh cá của Leta tiếp tục khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai lí do được Sova đưa ra là:
Suy giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản lượng đánh bắt hải sản của Sova.
Nội dung của điều ước không phù hợp với các quy định của pháp luật Sova về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngay lập tức, Leta đã phản đối tuyên bố của Sova và cho rằng, cả hai lí do mà Sova đưa ra để chấm dứt hiệu lực của điều ước đều không phù hợp với các quy định của luật quốc tế.
Hãy cho biết ý kiến của anh, chị về lập luận của Sova và Leta.
Về lập luận của Sova, Theo khoản 2 điều 62 công ước biển năm 1982 quy định: “Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, qua điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức, điều kiên, các luật và quy định nói ở khoản 4, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt”. Trong trường hợp này Sova đã tuyên bố là mình không có đủ khả năng để khai thác hết số cá trong vùng đặc quyền kinh tế (Sova có lượng cá thừa) vì vậy mà điều ước kí kết giữa Sova và Leta là hợp pháp theo quy định của pháp luật quốc tế. Sova tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với Leta với hai lí do. Theo tôi lí do thứ nhất mà Sova đưa ra có thể trở thành căn cứ để chấm dứt hiệu lực của điều ước. Nếu Sova đưa ra được những bằng chứng cụ thể và mang tính khác quan về sự “Suy giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản lượng đánh bắt hải sản của Sova”. Trường hợp Sova phát hiện Leta có sự vi phạm điều ước giả sử như khai thác cá quá định mức mà hai bên kí kết hoặc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản lượng đánh bắt hải sản của Sova hoặc trong trường hợp Leta không có sự vi phạm điều ước nhưng do việc khai thác của Leta đã làm suy giảm sản lượng đánh bắt hải sản của Sova khiến cho Sova không còn “lượng cá thừa” nữa (phù hợp với quy định tại điều 61 và khoản 1 điều 62) thì Sova có quyền tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với Leta. Về lí do thứ hai mà Sova đưa ra đó là “Nội dung của điều ước không phù hợp với các quy định của pháp luật Sova về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường” là không hợp lí vì trước khi kí kết điều ước chắc chắn cà Sova và Leta đều đã xem xét đến sự phù hợp với những quy định của pháp luật nước mình và kí kết điều ước. Vì vậy khi cả hai quốc gia đã kí kết điều ước trên cơ sở bình đẳng và thiện chí thì cả hai bên phải tôn trọng nội dung của điều ước. Kể cả trong trường hợp pháp luật về bảo vệ môi trường của Sova có sự thay đổi sau khi kí kết điều ước dẫn đến “nội dung của điều ước còn không phù hợp với các quy định của pháp luật Sova về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường” thì Sova vẫn phải tôn trọng điều ước đã kí kết trước đó.
Về lập luận của Leta, tôi chưa đồng tình vì Leta cho rằng: “cả hai lí do mà Sova đưa ra để chấm dứt hiệu lực của điều ước đều không phù hợp với các quy định của luật quốc tế”. Như đã phân tích ở trên về hai lí do mà Sova đưa ra, lí do thứ nhất có thể trở thành căn cứ để chấm dứt hiệu lực của điều ước bởi lẽ nếu do việc khai thác cá mà Leta làm suy giảm sản lượng khai thác của Sova dẫn đến việc Sova không còn đảm bảo “tài nguyên sinh vật” hoặc Leta có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển của Sova thì Sova có quyền chấm dứt hiệu lực của điều ước.
Khoản 1 điều 62 công ước biển năm 1982 quy định: “Quốc gia ven biển xác định mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế mà không phương hại đến Điều 61”
Khoản 2 điều 61 quy định: “Quốc gia ven biển dựa vào các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình có, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thế giới, hợp tác với nhau một cách thích hợp để thực hiện mục đích này”
Lí do thứ nhất mà Sova đưa ra là có căn cứ pháp lí và phù hợp với quy định của công ước biển năm 1982. Còn với lí do thứ hai Sova không có căn cứ pháp lí theo như phân tích ở trên.
Để giải quyết tranh chấp thì hai quốc gia Sova và Leta cần đưa ra được những bằng chứng cụ thể, cách tốt nhất là nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, có thiện chí, tính đến lợi ích chung của hai quốc gia, cùng nhau nghiên cứu và phối hợp để làm sáng tỏ những khúc mắc, đảm bảo hòa bình không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật Quốc tế, nxb công an nhân dân, Hà Nội – 2004.
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982