Tháng 1 năm 2004 A có hộ khẩu thường trú tại huyện X tỉnh K cho B có hộ khẩu thường trú tại huyện Y tỉnh K vay số tiền là 200 triệu đồng với thời hạn 1 năm. Đến hạn trả nợ B vẫn không trả số nợ trên và từ năm 2006 B đã chuyển vào công tác tại quận B thành phố H và sinh sống tại đây (B có đăng ký tạm trú nhưng chưa chuyển hộ khẩu vào quận B). Ngày 10/10/2006 A khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Y buộc B trả số tiền đã vay nói trên.
5 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tố tụng dân sự - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án huyện Y không có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc trên. Vì:
Có ý kiến cho rằng anh A cũng có thể yêu cầu tòa án huyện X giải quyết vụ việc trên nếu được B đồng ý bằng văn bản. Ý kiến trên là đúng bởi vì:
Nhận xét
Tài liệu tham khảo
Đề bài số 2
Tháng 1 năm 2004 A có hộ khẩu thường trú tại huyện X tỉnh K cho B có hộ khẩu thường trú tại huyện Y tỉnh K vay số tiền là 200 triệu đồng với thời hạn 1 năm. Đến hạn trả nợ B vẫn không trả số nợ trên và từ năm 2006 B đã chuyển vào công tác tại quận B thành phố H và sinh sống tại đây (B có đăng ký tạm trú nhưng chưa chuyển hộ khẩu vào quận B). Ngày 10/10/2006 A khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Y buộc B trả số tiền đã vay nói trên.
Hỏi:
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án huyện Y có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc trên không? Tại sao?
Có ý kiến cho rằng anh A cũng có thể yêu cầu tòa án huyện X giải quyết vụ việc trên nếu B đồng ý bằng văn bản. Theo anh (chị) ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án huyện Y không có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc trên. Vì:
Thứ nhất, xác định tranh chấp giữa A và B là tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (tranh chấp về hợp đồng dân sự) được quy định khoản 3 Điều 25 BLTTDS. Do đó tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thứ hai, căn cứ khoản 1 Điều 33 thì vụ tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giữa A và B thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Thứ ba, Về thẩm quyền theo lãnh thổ, theo tình huống tranh chấp giữa A và B liên quan tới việc thực hiện hợp đồng vay tài sản, không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 36 BLTTDS. Do đó, nguyên đơn là A không có quyền lựa chọn Tòa án. Hai bên cũng không có thỏa thuận về việc chọn Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trước đó. Vì vậy, để xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết vụ án trên ta cần áp dụng quy định tại Điều 35 BLTTDS. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 35 quy định như sau: “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”. Theo đó, thì tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp huyện tại nơi B (bị đơn) cư trú.
Thứ tư, xác định nơi cư trú của B, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú 2006: “1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. Theo tình huống, năm 2006 B chuyển công tác tại quận B thành phố H và sinh sống tại đây, B đã đăng ký tạm trú vì vậy xác định nơi cư trú của B là quận B thành phố H.
Kết luật, từ những phân tích trên có thể thấy Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án trên thuộc về Tòa án quận B thành phố H, nơi B bị đơn cư trú chứ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án huyện Y.
Có ý kiến cho rằng anh A cũng có thể yêu cầu tòa án huyện X giải quyết vụ việc trên nếu được B đồng ý bằng văn bản. Ý kiến trên là đúng bởi vì:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định: “b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”. Theo quy định trên, do được B đồng ý bằng văn bản thì A hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án huyện X giải quyết vụ việc trên. Điều này là một điểm khác biết giữa pháp luật TTHS và TTDS. Pháp luật TTDS luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Phù hợp với nguyên tắc quan trọng của luật Tố tụng dân sự.
Nhận xét
Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các tòa án với nhau, gớp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả cảu việc giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời tạo điều kiện cho đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt nhiều phiền phức cho đương sự. Ngoài ra, việc xác định đúng thẩm quyền của các tòa án còn có ý nghĩa trong việc xác định những điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi tòa án và các điều kiện khác.
Tài Liệu Tham Khảo
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011;
Luật cư trú 2006;