Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này”
Như vậy khẳng định trên là sai vì có thể bắt người vào ban đêm nếu thuộc một trong trường hơp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của BLTTHS. Sở dĩ những trường hợp này luật lai quy định như vậy là bởi vì tính chất cấp bách cần phải bắt người phạm tội để ngăn chặn hành vi, nhằm hạn chế hậu quả do tội phạm đó gây ra cho xã hội. Sau đây, em xin trình bày về từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Theo quy định tại Điều 81 BLTTHS bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trợ việc điều tra, khám phá tội phạm ở người hoặc ở chỗ của họ. Đây là trường hợp bắt có tính chất cấp bách, nếu không thực hiện sẽ không thể kịp thời ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, không chặn đứng được hành vi trốn tránh hay tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cản trợ việc điều tra.
Trường hợp thứ hai: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã được quy định tại khoản 1 Điều 82 BLTTHS. Hai trường hợp này đều mang tính chất đặc biệt cấp bách nên được quy định trong cùng một điều luật.
Trước hết bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người khi người đó thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, đuổi bắt.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân tuần 1 tố tụng hình sự - Đề số 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM.
Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày.
Khẳng định sai Bởi vì:
Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này”
Như vậy khẳng định trên là sai vì có thể bắt người vào ban đêm nếu thuộc một trong trường hơp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của BLTTHS. Sở dĩ những trường hợp này luật lai quy định như vậy là bởi vì tính chất cấp bách cần phải bắt người phạm tội để ngăn chặn hành vi, nhằm hạn chế hậu quả do tội phạm đó gây ra cho xã hội. Sau đây, em xin trình bày về từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Theo quy định tại Điều 81 BLTTHS bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trợ việc điều tra, khám phá tội phạm ở người hoặc ở chỗ của họ. Đây là trường hợp bắt có tính chất cấp bách, nếu không thực hiện sẽ không thể kịp thời ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, không chặn đứng được hành vi trốn tránh hay tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cản trợ việc điều tra.
Trường hợp thứ hai: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã được quy định tại khoản 1 Điều 82 BLTTHS. Hai trường hợp này đều mang tính chất đặc biệt cấp bách nên được quy định trong cùng một điều luật.
Trước hết bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người khi người đó thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, đuổi bắt.
+Đang thực hiện tội phạm được hiểu là đã bắt đầu thục hiện hành vi phạm tội nhưng chưa kết thúc trên thực tế thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Nói cách khác đây là trường hợp một người đang thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành của một tội phạm cụ thể nào đó nên phải bắt để ngăn chặn ngay việc phạm tội, không để cho tội pham tiếp tục xảy ra và còn giữ nguyên được chứng cứ vật chứng để làm căn cứ xử lý đối với người phạm tội. Ví dụ, đang bê trộm chiếc ti vi ra đến cửa thì bị phát hiện và bị bắt giữ.
+ Ngay sau khi thưc hiện tội phạm thì bị phát hiện được hiểu là người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong, chưa kịp chảy trốn, chưa kịp cất giấu tang vật thì bị phát hiện và bị bắt. Ví dụ, P là cán bộ vừa nhận hối lộ là một cọc tiền, chưa kịp cất vào túi thì bị phát hiện.
+ Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Đây là trường hợp vừa thực hiện hành vi phạm tội xong thì bị lộ, bỏ chạy và bị đuổi bắt.Việc đuổi bắt này diễn ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Các chứng cứ về hành vi phạm tội còn rất cụ thể rõ ràng khiến người phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. hoặc bị đuổi bắt. Ví dụ S vào cửa hàng láy trộn vàng sau đó bỏ chảy thì bị đuổi bắt cùng vật chứng là 20 cây vàng.
Bắt người đang bị truy nã là trường hợp bắt đối với người đã thực hiện tội phạm, đã bị phát hiện, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang được tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố,xét xử hay đang chấp hành hình phạt mà bỏ trốn hoặc là người phạm tội đã có lệnh bắt nhưng chưa bắt được, đã bỏ trốn và bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Trường hợp này khác với trường hợp phạm tội quả tang tuy nhiên tích chất cấp bách của việc ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật cũng như phát huy tính tích cực trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm mà trường hợp này cũng như ngăn chặn người phạm tội quả tang nên BLTHS quy định vào có thể bắt người vào ban đêm.
b, Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Khẳng định sai bởi vì:
Theo quy định tai khoản 2 Điều 75 BLTTHS thì “vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác”.
Như vậy ta thấy khẳng định sai vì vật chứng là vàng bạc không phải bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà phải được bảo quản tại ngân hàng. Sở dĩ quy đinh như vậy là do xuất phát từ việc để phục vụ tốt cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ cần phải được bảo quản theo đúng quy định của LTTHS. Bảo quản chứng cứ là giữ cho được tính nguyên vẹn của tài liệu, dấu vết, đồ vật.... như khi thu thập được, không làm mất mát, hư hỏng, biến dạng, sai lệch, đổi tráo, sử dụng trái phép...
Thực chất việc bảo quản chứng cứ là bảo vệ giá trị chứng minh của nó chứ không phải đơn thuần là bảo vệ giá trị kinh tế hoặc giá trị vật chất khác. Bởi vì, nếu chỉ quan tâm đến việc bảo quản chứng cứ theo kiểu bảo quản tài sản thí sẽ không đáp ứng được yêu cầu chứng minh vụ án hình sự. Sức mạnh của chứng cứ thể hiện ở giá trị chứng minh.
Đối với vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không được làm mất mát hư hỏng, không được đưa vật chứng ra sử dụng ngoài mục đích giải quyết vụ án hình sự. Hồ sơ vụ án thuộc cơ quan nào thì do cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Việc bảo quản vật chứng phải tuân theo những quy định của pháp luật. Vật chứng phải để nơi có phương tiện bảo quản chắc chắn, tùy thuộc vào từng đặc diểm của từng loại vật chứng. Khi vật chứng được giao tạm thời cho cơ quan khác quản lý thì phải lập biên bản giao nhận theo đúng quy định và đưa vào hồ sơ vụ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Hồng Ly, Biện pháp ngăn chặn bắt người và thực tiễn ấp dụng của cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, luận văn thạc sỹ luật học Hà Nội 2011.
Hỏi đáp về bắt, tạm giữ, tạm giam, giáo dục, giáo dưỡng và thi hành án hình sự.
Chứng cứ trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, TS nguyễn Văn Cừ, NXB tư pháp.
Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb tư pháp.
Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.
MỤC LỤC
BÀI LÀM. 1
a. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày. 1
b, Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
ĐỀ SỐ 08:
Những khẳng định sau đúng hay sai, tại sao?
A, Trong mọi trường hợp chỉ được bắt người vào ban ngày.
B, Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng.