Bài 1.Cho ba cây đậu ký hiệu là A, B và C mọc từ các hạt vàng, trơn lai với một cây đậu mọc từ hạt lục, nhăn. Mỗi phép lai đều thu được 100 hạt, có kiểu hình phân bố như sau:
A: 51 hạt vàng, trơn : 49 hạt lục, trơn
B: 100 hạt vàng, trơn
C: 24 hạt vàng, trơn : 26 hạt vàng, nhăn : 25 hạt lục, trơn : 25 hạt lục, nhăn
Xác định kiểu gen của A, B và C. Kiểm định
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập di truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI TẬP DI TRUYỀN
Bài 1. Cho ba cây đậu ký hiệu là A, B và C mọc từ các hạt vàng, trơn lai với một
cây đậu mọc từ hạt lục, nhăn. Mỗi phép lai đều thu được 100 hạt, có kiểu hình phân
bố như sau:
A: 51 hạt vàng, trơn : 49 hạt lục, trơn
B: 100 hạt vàng, trơn
C: 24 hạt vàng, trơn : 26 hạt vàng, nhăn : 25 hạt lục, trơn : 25 hạt lục, nhăn
Xác định kiểu gen của A, B và C. Kiểm định 2.
Bài 2. Phenylketouria (PKU) là một bệnh di truyền ở người do không có khả năng
chuyển hoá phenylalanine. Bệnh này do một allele lặn qui định và di truyền theo
định luật Mendel.
Một cặp vợ chồng muốn sinh con nhưng lo ngại vì người vợ có em trai mắc bệnh,
người chồng có chị gái mắc bệnh. Ngoài ra không có trường hợp bệnh của những
người khác trong gia đình cặp vợ chồng này. Bạn hãy cho họ biết xác suất để đứa
con đầu của họ có bệnh PKU là bao nhiêu?
Bài 3. Galactosemia một bệnh di truyền ở người do một allele lặn trên NST thường
qui định.
Một cặp vợ chồng muốn sinh con nhưng lo ngại vì người vợ có mẹ bệnh, người
chồng có cha bệnh. Ngoài ra không có trường hợp bệnh của những người khác
trong gia đình cặp vợ chồng này.
Bạn hãy cho họ biết xác suất để đứa con trai đầu của họ có bệnh là bao nhiêu?
Bài 4. Mendel cho lai giữa đậu thân cao với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu
thân cao, F2 có tỉ lệ phân ly là 3 cao : 1 thấp. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình
ở F3 khi cho các cây F2 tự thụ phấn?
Bài 5. Bảng dưới đây trình bày kết quả của 3 phép lai trên đậu. Hãy xác định kiểu
gen của bố mẹ trong mỗi phép lai. Kiểm định 2.
P
Kiểu hình ở F1
Cao, vàng Thấp, vàng Cao, lục Thấp, lục
1
2
3
89
0
21
31
42
20
33
0
24
10
14
22
Bài 6. Ở bắp, khi cho lai giữa hai dòng thuần có hạt vàng và hạt tím với nhau, sau
đó cho F1 tự thụ thì kết quả thu được ở F2 là 119 hạt tím, 89 hạt vàng.
Hãy giải thích kết quả thu được.
2
Bài 7. Anh Văn là một sinh viên , dự định cưới cô Thị là con của bà Nở, giám đốc
công ty nơi anh thực tập, nhưng bị cha anh là ông Võ ngăn cản vì sợ rằng anh và cô
Thị là anh em cùng cha khác mẹ. Ông Võ cho biết vì cha cô Thị vô sinh nên bà Nở
đã xin thụ tinh nhân tạo và nguồn tinh trùng được cung cấp từ ngân hàng mà ông
Võ có hiến tinh.
Hãy dựa vào các thông tin dưới đây xác định xem điều ông Võ lo ngại là đúng hay
sai. Biết rằng MN và Ss là các tính trạng đồng trội, di truyền độc lập.
Nhóm máu
Bà Nở
Cô Thị
Anh Văn
Ông Võ
Vợ ông Võ
A, MN, Ss
O, M, S
O, N, s
A, MN, Ss
B, N, s
Bài 8. Một người phụ nữ nhóm máu AB sinh con có nhóm máu A. Cô ta kiện ra toà
rằng người hàng xóm là cha đứa bé. Dựa trên dữ liệu xét nghiệm máu của 4 người
hàng xóm, có thể xác định người nào là cha đứa bé hay không?
Ông Hai: nhóm A Ông Ba: nhóm B Ông Tư: nhóm O Ông Năm: nhóm AB
Bài 9. Ở ruồi giấm, gen lặn e (ebony) nằm trên nhiễm sắc thể thường cho ra kiểu
hình thân đen khi ở trạng thái đồng hợp, phân ly độc lập với gen b (black) nằm trên
nhiễm sắc thể thường cũng có hiệu quả tương tự. Một ruồi thuần chủng thân đen
ebony được lai với ruồi thuần chủng thân đen black.
a) Kiểu hình F1 như thế nào?
b) Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F2?
c) Tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con trong phép lai trở lại (backcross) F1 x ebony
và F1 x black?
Bài 10. Trong phép lai hai tính, Medel cho lai giữa hai giống đậu thuần chủng hạt
vàng, trơn và hạt lục, nhăn, F1 thu được toàn hạt vàng, trơn. Cho một cây đậu mọc
từ hạt vàng, trơn F1 tự thụ phấn. Hãy tính xác suất để ở đời con:
a) Một hạt đậu được lấy ngẫu nhiên sẽ có kiểu hình hạt vàng, trơn.
b) Năm hạt đậu được lấy ngẫu nhiên đều có kiểu hình hạt vàng, trơn.
c) Năm hạt đậu được lấy ngẫu nhiên sẽ có 4 hạt vàng, trơn và 1 hạt lục, nhăn.
Bài 11. Cho phép lai: ♀ aaBbccDdee ♂ AaBbCcDdEe. Hãy cho biết:
a) Tỉ lệ đời con mang cả 5 tính trạng trội?
b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ?
c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố?
3
Bài 12. Một nhà di truyền học khi nghiên cứu về lộ trình tổng hợp phenylalnine ở
Neurospora đã phân lập nhiều thể đột biến cần Phe để tăng trưởng. Cô ta đã làm thí
nghiệm kiểm tra khả năng tăng trưởng của nấm khi cấy trong môi trường có bổ
sung một số chất được biết là nằm trong lộ trình tổng hợp Phe (xem bảng bên dưới).
Trình bày bằng sơ đồ lộ trình tổng hợp Phe theo kết quả thu được trong thí nghiệm.
Chất bổ sung
Phenylpyruvate Prephenate Chorismate Phenylalanine
Kiểu dại
Thể ĐB 1
Thể ĐB 2
Thể ĐB 3
+
-
+
+
+
-
+
-
+
-
-
-
+
+
+
+
Bài 13. Bảng dưới đây trình bày sự mọc (+) hoặc không mọc (-) của bốn chủng đột
biến Neurospora trong MT có bổ sung các chất trong lộ trình tổng hợp niacin.
ĐB Chất bổ sung
Không Niacin Tryp Kynurenine 3HAA Indole
1
2
3
4
-
-
-
-
+
+
+
+
+
+
-
-
+
+
-
-
+
+
+
-
-
+
-
-
Vẽ sơ đồ của lộ trình.Sản phẩm do mỗi chủng đột biến tích tụ?
Bài 14. Giả sử tỉ lệ giới tính là 1 : 1, hãy tính xác suất để 5 đứa bé sinh ra từ cùng
một cặp bố mẹ gồm:
a) ba gái và hai trai b) xen kẻ giới tính, bé đầu lòng là trai
c) xen kẻ giới tính d) tất cả đều là gái
e) tất cả đều có cùng giới tính f) có ít nhất là 4 bé gái
g) một gái đầu lòng và một trai út.
Bài 15. Ở người, bệnh bạch tạng là tính trạng lặn, mắt xanh cũng là tính trạng lặn
(người bệnh bạch tạng có mắt xanh). Hãy tính xác suất để hai vợ chồng đều có mắt
nâu, dị hợp về cả hai tính trạng có:
a) cả 5 con đều bạch tạng
b) 5 con trai bạch tạng
c) bốn con gái mắt xanh và một con trai mắt nâu
d) 2 con trai có kiểu gen giống cha và hai con gái có kiểu di truyền giống mẹ.
4
Bài 16. Ở chuột, màu lông được xác định bởi hai gen độc lập: A–C– lông nâu, aaC–
lông đen, A–cc và aacc bạch tạng. Trong phép lai AaCc x Aacc tính xác suất để
trong 6 chuột con đầu tiên có 2 lông nâu, 2 lông đen và 2 bạch tạng.
Bài 17. Ở bắp, xét hai allele S và s qui định đặc điểm của nội nhũ (nhiều tinh bột
hoặc nhiều đường). Các phép lai dưới đây sẽ tạo ra các nội nhũ có kiểu gen như thế
nào?
♀ x ♂
ss
SS
Ss
SS
ss
Ss
Bài 18. Một loài sinh vật có 2n = 4, 50 gen được khảo sát, mỗi gen có 2 allele. Một
cơ thể đều dị hợp về tất cả các locus gen có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu tất
cả các gen đều phân ly độc lập?
Bài 19. Ở loài cây Haplopappus gracilis có 2n = 4, 2 cặp NST được ký hiệu là Aa
và Bb. Sơ đồ dưới đây (gồm 12 hình) biểu diễn kỳ sau của nguyên phân, giảm phân
I và giảm phân II. Hãy ghép cho đúng các hình ứng với các kỳ đã nêu.
Bài 20. Ở người, bộ nhiễm sắc thể đơn bội có 3 tỷ cặp base, chiều dài trung bình
của mỗi ADN nối là 50 cặp base thì có bao nhiêu nucleosome?
Bài 21. Trong nhân tế bào của những người có nhiễm sắc thể giới tính như dưới đây
sẽ có bao nhiêu thể Barr?
a). XO b). XX c). XY d). XXY e). XXX f). XXXXX
5
Bài 22. Một tế bào của ruồi giấm có 2n = 8 NST. Khi trong giảm phân không xảy ra
trao đổi chéo, tính xác suất để một giao tử có:
a) tất cả các nhiễm sắc thể của ruồi bố.
b) 3 nhiễm sắc thể của bố và 1 nhiễm sắc thể của mẹ.
c) 2 nhiễm sắc thể của bố và 1 nhiễm sắc thể của mẹ.
Bài 23. Ở bắp, lượng ADN trong nhân của nhiều loại tế bào được xác định theo đơn
vị hấp thu ánh sáng. Kết quả ghi nhận như sau:
0.7 1.4 2.1 2.8 và 4.2
Những loại tế bào nào được dùng cho việc xác định lượng ADN?
Bài 24. Một người đàn ông có một bệnh di truyền kết hôn với một người phụ nữ
bình thường. Họ có 8 người con (4 trai và 4 gái). Tất cả con gái đều có bệnh của bố
nhưng không có con trai nào bệnh. Hãy xác định phương thức di truyền của bệnh.
Giải thích.
Bài 25. Ở ruồi giấm, gen d (doublesex) nằm trên nhiễm sắc thể thường có tác dụng
làm cho ruồi đực và cái biến thành cá thể có giới tính trung gian. Cho lai giữa hai
ruồi đều dị hợp về gen d, đời con có giới tính như thế nào?
Bài 26. Hãy xem phép lai dưới đây ở ruồi giấm:
Phép lai F1 F2
♀ thân xám x ♂ thân vàng
♀ thân vàng x ♂ thân xám
100% ♂ thân xám
100% ♀ thân xám
100% ♀ thân xám
100% ♂ thân vàng
97 ♀ thân xám
42 ♂ thân vàng
48 ♂ thân xám
?
a). Màu thân do gen trên NST thường hay gen trên NST giới tính qui định?
b). Tính trạng nào là tính trội?
c). Nếu trong phép lai 2 thu được 100 cá thể đời F2, hãy xác định số lượng mỗi
loại kiểu hình theo giới tính.
Bài 27. Phả hệ dưới đây là một bệnh tương đối hiếm về da, không gây chết.
6
a). Bệnh do gen trội hay lặn qui định? Giải thích.
b). Xác định những kiểu gen chắc chắn nhất trong phả hệ.
c). Xác suất để tất cả các con của cặp vợ chồng III-4 và III-5 không mắc bệnh là
bao nhiêu?
Bài 28. Ở ruồì giấm, mắt trắng là tính trạng lặn liên kết giới tính, thân đen mun là
một tính trạng lặn do gen trên NST thường qui định. Cho lai giữa ruồi cái đồng hợp
mắt trắng với ruồi đực đồng hợp thân đen mun. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình dự kiến
ở F1 và F2. Nếu cho lai ngược lại thì kết quả sẽ như thế nào?
Bài 29. Bệnh phenylketonurea do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui
định. Trong sơ đồ phả hệ dưới đây, người phụ nữ II-3 bị bệnh. Nếu III-1 và III-2 kết
hôn với nhau thì xác suất để con họ mắc bệnh nầy là bao nhiêu?
Bài 30. Dưới đây là bốn phả hệ của người. Màu đen chỉ kiểu hình bệnh, di truyền
theo định luật Mendel. Bệnh là tính trạng trội hay lặn? Trong mỗi phả hệ, những
kiểu gen nào có thể xác định chắc chắn?
1 2
1 2 3
1 2
4 5
II
III
I
7
Bài 31. Dưới đây là phả hệ của một bệnh hiếm về thận.
a). Xác định đặc điểm di truyền của bệnh. Giải thích.
b). Nếu 1 và 2 kết hôn, xác suất đứa con đầu của họ có bệnh là bao nhiêu?
Bài 32. Dưới đây là phả hệ của một gia đình có người mắc bệnh PKU (do gen lặn
trên NST thường qui định).
a). Xác định các kiểu gen chắc chắn nhất của những người trong phả hệ này.
b). Nếu A và B kết hôn, xác xuất để đứa con đầu mắc bệnh là bao nhiêu?
c). Nếu đứa con đầu bình thường, xác suất để đứa con thứ hai có bệnh là bao
nhiêu?
d). Nếu đứa con đầu có bệnh, xác suất để đứa con thứ hai không bệnh là bao
nhiêu?
Bài 33. Cho lai phân tích ruồi giấm cái dị hợp về hai cặp gen, kết quả thu được như
sau: 442 AB/ab, 458 ab/ab, 46 Ab/ab, 54 aB/ab. Hãy giải thích kết quả trên.
Bài 34. Cho cá thể (AABB) lai với cá thể có kiểu gen (aabb), sau đó lai phân tích
F1. Tính tỉ lệ % của cá thể đồng hợp lặn về hai cặp gen ở FB trong các trường hợp
hai cặp gen Aa và Bb:
a). Không liên kết.
b). Liên kết hoàn toàn
c). Nằm cách nhau 10 m.u. trên cùng một nhiễm sắc thể.
Bài 35. Ở bắp, gen p = lá đỏ thẩm, + = lá màu xanh lục, v = cây con kháng virus, +
cây con không kháng virus, b = hạt nâu, + = hạt trắng. Lai giữa một thứ bắp thuần
chủng có ba tính trạng trội với một thứ có ba tính trạng lặn. Sau đó đem lai phân
tích F1, người ta thu được kết quả trong bảng sau:
8
Lớp Giao tử F1 Kiểu hình FB Số lượng
1
2
3
4
5
6
7
8
+ + +
p v b
+ v +
p + b
p v +
+ + b
+ v b
p + +
lục, không kháng, trắng
đỏ, kháng, nâu
lục, kháng, trắng
đỏ, không kháng, nâu
đỏ, kháng, trắng
lục, không kháng, nâu
lục, kháng, nâu
đỏ, không kháng, trắng
3210
3222
1024
1044
690
678
72
60
a). Thiết lập bản đồ và xác định khoảng cách giữa các gen
b). Tính sự nhiễu nếu có.
Bài 36. Trong một cơ thể đơn bội, hai locus gen C và D nằm cách nhau 8 m.u. trên
cùng một nhiễm sắc thể. Từ phép lai Cd x cD, hãy tính tỉ lệ trong trường hợp thế hệ
con có kiểu gen:
a) CD b) cd c) Cd d) các thể tái tổ hợp
Bài 37. Cho ruồi giấm cái thuần chủng về các gen liên kết a b c trên nhiễm sắc thể
thường lai với ruồi đực thuần chủng kiểu hình dại, sau đó cho tạp giao giữa các ruồi
F1, kết quả thu được ở F2 gồm: 1364 +++, 365 abc, 87 ab+, 84 ++c, 47 a++, 44
+bc, 5 a+c, và 4 +b+.
a) Tính tần số tái tổ hợp giữa a và b, giữa b và c.
b). Tính hệ số trùng hợp.
Bài 38. Lai phân tích một cá thể F1dị hợp về bốn cặp gen, kết quả thu được ở đời
con 1000 cá thể, xếp thành các lớp dựa theo giao tử của cá thể dị hợp đem lai phân
tích:
a). Các gen nào liên kết?
b). Nếu F1 được tạo ra từ phép lai giữa hai dòng thuần, hãy cho biết kiểu gen của
P.
c). Lập bản đồ gen, xác định vị trí và khoảng cách giữa các gen.
d). Tính sự nhiễu nếu có.
Bài 39. Ở nấm mốc bánh mì Neurospora, một phép lai được thực hiện giữa hai cá
thể có kiểu gen ab+ và a+b. Kết quả ghi nhận ở 100 bộ bốn như sau:
9
Bào tử I II III IV V VI VII VIII
1, 2
3, 4
5, 6
7, 8
a+b
a+b
ab+
ab+
85
a+b
a+b+
ab
ab+
2
a+b
a+b+
ab+
ab
3
a+b+
a+b
ab
ab+
2
a+b+
a+b
ab+
ab
3
a+b
ab+
a+b
ab+
3
a+b
ab+
ab+
a+b
1
ab+
a+b
a+b
ab+
1
a). Dựa vào đâu để biết hai gen a và b liên kết?
b). Tính khoảng cách từ gen đến tâm động đối với gen a và b.
Bài 40. Trong một phép lai phân tích ACB/acb x acb/acb, người ta đã xác định
được trình tự của ba gen là a, c, b; khoảng cách a – c = 10, c – b = 5 m. u.; sự nhiễu
là –1.5.
Tần số của trao đổi chéo kép là bao nhiêu?
Bài 41. Cho lai giữa các dòng thuần có kiểu gen tổng quát là (AABB) x (aabb), thu
được F1 (AaBb). Cho lai phân tích F1, kết quả ghi nhận như sau:
Phép lai
Kết quả lai phân tích
A – B – A – bb aaB – aabb
1
2
3
4
310
36
360
74
315
38
380
72
287
23
230
50
288
23
230
44
Đối với mỗi kết quả lai, hãy dùng phép kiểm định 2 để xác định xem trong phép
lai nào có các gen liên kết.
Bài 42. Cơ sở di truyền của thể khảm trắng-lục ở lá cây Mirabilis? Hãy cho biết kết
quả của phép lai sau:
♀ đốm khảm x ♂ xanh lục
♀ xanh lục x ♂ đốm khảm
Bài 43. Một tế bào nấm men có gen đột biến kháng chất kháng sinh trong mtDNA
được cho lai với một tế bào bình thường, các bộ bốn được tạo ra sẽ như thế nào?
Bài 44. Giả sử rằng một cây lưỡng bội A có đặc điểm di truyền tế bào chất khác với
một cây B. Để nghiên cứu mối quan hệ gen – tế bào chất, bạn muốn nhận được một
cây có tế bào chất của A và bộ gen nhân (mang tính trội) của B. Bạn sẽ làm thế nào
để có được một cây như thế?
10
Bài 45. Một chủng nấm men có kiểu gen tyr – arg – được cho lai với một chủng kiểu
dại. Sau khi hợp tử giảm phân, người ta đem phân tích 10 nang. Kết quả như sau:
(1) arg–tyr – arg+tyr+ arg+tyr+ arg–tyr –
(2) arg+tyr+ arg+tyr+ arg–tyr – arg–tyr –
(3) arg–tyr + arg–tyr + arg+tyr – arg+tyr –
(4) arg–tyr – arg–tyr – arg+tyr+ arg+tyr+
(5) arg–tyr – arg–tyr + arg+tyr – arg+tyr+
(6) arg+tyr+ arg+tyr+ arg–tyr – arg–tyr –
(7) arg–tyr – arg+tyr+ arg–tyr + arg+tyr –
(8) arg+tyr+ arg+tyr+ arg–tyr – arg–tyr –
(9) arg+tyr+ arg–tyr – arg–tyr – arg+tyr+
(10) arg–tyr – arg+tyr+ arg+tyr+ arg–tyr –
Hãy sắp xếp kết quả ghi nhận được ở mỗi nang theo kiểu phân ly PD, NPD, TT và
xác định mối quan hệ liên kết giữa hai locus gen này.
Bài 46. Ở bắp, S là thứ kháng nấm bệnh, R là thứ không kháng. Khi thực hiện phép
lai thuận nghịch giữa hai thứ này, người ta thu được kết quả sau:
♀ S x ♂ R 100% S
♀ R x ♂ S 100% R
Bạn có thể kết luận gì về vị trí của các gen xác định S và R?
Bài 47. Ở nấm men, một phép lai được thực hiện để nghiên cứu hai gen kháng chất
kháng sinh nằm trong ty thể:
MATa oliR capR MAT oliS capS
(MATa và MAT là alleles giới tính ở nấm men). Các loại bộ bốn nào được tạo ra?
Bài 48. Bạn đang nghiên cứu một loài cây có mô khảm trắng lục và muốn xác định
xem: (1) tính trạng này là do đột biến của gen trong lục lạp; (2) tính trạng này do
một đột biến trội trong nhân làm ức chế sự tổng hợp chlorophyll và chỉ hiện diện
trong một số mô (thể khảm). Hãy phác thảo đề cương bạn định làm để giải quyết
vấn đề này.
Bài 49. Ở nấm men, một chủng đột biến kháng kháng sinh antR xuất hiện ngẫu
nhiên. Chúng được lai với chủng bình thường antS tạo thành một hợp tử lưỡng bội.
Hợp tử này sau đó giảm phân và các bộ bốn được phân lập là:
Tetrad 1 Tetrad 2 Tetrad 3
antR
antR
a antR
a antR
antR
a antR
a antR
antR
a antS
a antS
antS
antS
11
Giải thích kết quả thu được và nguồn gốc của mỗi nang.
Bài 50. Ở nấm men, thể đột biến đơn bội petite cũng có một gen đột biến his.
Chủng đột biến petite/his khi lai với chủng kiểu dại cho ra bộ bốn như sau:
2 tế bào: petite / his
2 tế bào: petite / his+
Giải thích cơ chế di truyền của đột biến petite và his.
Bài 51. Trong thí nghiệm về giao nạp, bốn chủng Hfr của E. coli đã chuyển các gen
sang thể nhận theo thứ tự sau đây:
Chủng 1: M Z X W C
Chủng 2: L A N C W
Chủng 3: A L B R U
Chủng 4: Z M U R B
Tất cả các chủng Hfr này đều bắt nguồn từ cùng một chủng F+ . Thứ tự của các
markers này trên nhiễm sắc thể dạng vòng của chủng F+ ban đầu như thế nào?
Bài 52. Bốn chủng E. coli có kiểu gen a+b được ký hiệu là 1, 2, 3, 4. Bốn chủng có
kiểu gen a b+ được ký hiệu là 5, 6, 7, 8. Hai kiểu gen này được trộn chung với nhau
theo tất cả các khả năng tổ hợp có thể. Sau khi ủ, các tổ hợp này cấy để xác định tần
số của thể tái tổ hợp a+b+ . Kết quả được ghi nhận trong bảng dưới đây (M = rất
nhiều thể tái tổ hợp, L = rất ít thể tái tổ hợp, 0 = không có thể tái tổ hợp).
1 2 3 4
5 0 M M 0
6 0 M M 0
7 L 0 0 M
8 0 L L 0
Dựa trên kết quả thu được, hãy xác định giới tính (Hfr, F+, hoặc F ) cho mỗi chủng.
Bài 53. Một phép lai được thực hiện giữa hai chủng E. coli: Hfr arg+bio+leu+ × F
arg bio leu . Các nghiên cứu về giao nạp ngắt quảng cho thấy arg+ đi vào thể nhận
sau cùng, vì vậy, thể tái tổ hợp arg+ được chọn lọc trong môi trường chỉ có bio và
leu. Các thể tái tổ hợp này được kiểm tra sự có mặt của bio+ và leu+. Số lượng cá thể
của mỗi kiểu gen được ghi nhận trong bảng dưới đây:
arg+ bio+ leu+ 320
arg+ bio+ leu- 8
arg+ bio- leu+ 0
arg+ bio- leu- 48
12
a. Xác định thứ tự các gen.
b. Khoảng cách giữa các gen theo đơn vị bản đồ.
Bài 54. Một phép lai được tiến hành giữa tế bào Hfr có kiểu gen his+ leu+ thr+ pro+
strs với tế bào F có kiểu gen his leu thr pro strr. Sau 25 phút, kiểu gen của các
thể tái tổ hợp được ghi nhận như sau:
Kiểu gen Số lượng khuẩn lạc
his+ 0
leu+ 12
thr+ 27
pro+ 6
Gen đầu tiên đi vào F là gen nào? Thứ tự các gen có thể như thế nào?
Bài 55. Dưới đây là kết quả thí nghiệm của Wollman và Jacob về giao nạp giữa các
chủng Hfr và F:
Chủng
Hfr
Origin Thứ tự các gen được chuyển từ Hfr sang F
Đầu Cuối
H
1
2
3
4
5
6
7
O
O
O
O
O
O
O
O
T
L
pro
lac
M
M
M
T1
L
T
T1
pro
Str
T
T
Az
Az
M
Az
T1
gal
L
L
L
T1
Str
L
Az
lac
Az
Az
T
pro
gal
T
L
pro
T1
T1
M
lac
lac
M
T
T1
pro
pro
Str
gal
pro
Str
M
Az
lac
lac
gal
Str
T1
gal
Str
L
gal
gal
lac
M
Az
lac
gal
T
Str
Str
pro
Hãy thiết lập một bản đồ cho thấy vị trí khởi đầu (origin) và thứ tự các gen của tất
cả các chủng Hfr này.
Bài 56. ADN từ một chủng vi khuẩn a+ b+ c+ được biến nạp vào chủng a b c. Số
lượng mỗi kiểu gen được biến nạp như sau:
a+ b c 214
a b+ c 231
a b c+ 206
a+ b+ c 11
a+ b+ c+ 6
a+ b c+ 93
a b+ c+ 14
Vị trí tương đối của các gen như thế nào?
13
Bài 57. Trong một thí nghiệm về biến nạp, chủng a+b+c+ được dùng làm thể cho và
chủng a b c là thể nhận. 100 thể biến nạp a+ được chọn lọc và nuôi cấy để xác
định sự có mặt của b+ và c+. Kiểu gen của các thể biến nạp được ghi nhận như sau:
a+ b c 21
a+ b c+ 69
a+ b+ c 3
a+ b+ c+ 7
Có thể kết luận gì về vị trí tương đối giữa các gen?
Bài 58. ADN từ một chủng vi khuẩn có kiểu gen a+ b+c+ d+ e+ được ly trích và dùng
để biến nạp vào chủng vi khuẩn có kiểu gen a- b- c- d- e-. Sau khi kiểm tra các tế bào
đã biến nạp, người ta xác định được các gen đồng biến nạp là:
a+ và b+
b+ và e+
c+ và d+
c+ và e+
Xác định thứ tự của các gen a, b, c, d và e trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
Bài 59. Một phép lai được thực hiện giữa 2 chủng nấm mốc: chủng hoang dại và
chủng cần cả arginine (arg-