Bài tập học kỳ hiến pháp chế định chủ tịch nước

Chế định của chủ tịch nước là mảng đề tài được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Các chế định của chủ tịch nước sẽ cung cấp cho chúng ta một số kiến thức cơ bản khi muốn tìm hiểu về phương thức thành lập, tổ chức và hoạt động cùng với những quan hệ được thiết lập giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, khi nghiên cứu về các chế định của chủ tịch nước phải gắn với những điều kiện lịch sử nhất định. Việc trình bày chế định của chủ tịch nước theo hiến pháp hiện hành có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn to lớn, bên cạnh đó sẽ cung cấp một số đặc điểm cơ bản về các chế định của chủ tịch nước qua các bản hiến pháp của Việt Nam nhằm trang bị những kiến thức bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu, muốn lý giải những hiện tượng liên quan đến chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam.

doc10 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ hiến pháp chế định chủ tịch nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Chế định của chủ tịch nước là mảng đề tài được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Các chế định của chủ tịch nước sẽ cung cấp cho chúng ta một số kiến thức cơ bản khi muốn tìm hiểu về phương thức thành lập, tổ chức và hoạt động cùng với những quan hệ được thiết lập giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vì vậy, khi nghiên cứu về các chế định của chủ tịch nước phải gắn với những điều kiện lịch sử nhất định. Việc trình bày chế định của chủ tịch nước theo hiến pháp hiện hành có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn to lớn, bên cạnh đó sẽ cung cấp một số đặc điểm cơ bản về các chế định của chủ tịch nước qua các bản hiến pháp của Việt Nam nhằm trang bị những kiến thức bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu, muốn lý giải những hiện tượng liên quan đến chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Nội dung I. Khái quát chung về chế định Chủ tịch nước Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể. Về mặt bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản. Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản. Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước XHCN khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước XHCN phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của “nguyên thủ quốc gia” xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước. Trong cơ chế nhà nước ta như đã nói ở trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, và hiện nay, tại Hiến pháp năm 1992 trở lại hình thức Chủ tịch nước. Vị trí, tính chất, chức năng quyền hạn và mối quan hệ của thiết chế này đối với các cơ quan khác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức nhà nước. Trong từng hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng. Do đó, trước hết ta sẽ có cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của chế định chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959 và 1980 để thấy được những điểm tiến bộ về chế định này của bản hiến pháp hiện hành – Hiến pháp 1992. II. Sự phát triển về chế định Chủ tịch nước từ năm 1946 cho đến năm 1992 qua các bản hiến pháp Hiến pháp 1946 đã xây dựng mô hình bộ máy nhà nước có nhiều điểm mới so với trước đó. Đó là việc thành lập nghị viện nhân dân. Chính phủ với thành phần chủ tịch nước và nội các. Đặc biệt, vị trí của chủ tịch nước được thiết kế xây dựng độc đáo, xuất phát từ việc xây dựng bộ máy nhà nước đoàn kết một lòng, đáp ứng đúng yêu cầu thực tế đề ra. Tính chất của Chủ tịch nước 1946, không có qui định định nghĩa về chế định này. Song qua cách thức và thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước và đồng thời đứng đầu Chính phủ. Vị trí của Chủ tịch nước năm 1946 theo HP qui định có quyền lực rất lớn được so sánh giống như Tổng thống ở các nước CH tổng thống tư sản. Song tổng thống ở các nước cộng hòa tổng thống do nhân dân bầu lên và chính phủ do tổng thống đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nghị viện. còn chủ tịch nước ta do nghị viện bầu ra, nội các trong chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Có lẽ, vị trí của chủ tịch nước mang dáng dấp của tổng thống ở các chính thể cộng hòa hỗn hợp được thiết lập ở nhiều nước trên thế giới sau này (bắt đầu từ Pháp – HIến pháp 1958 sau đến 1 vànước khác như Hàn Quốc…) Tuy nhiên, chính thể nhà nước ta là CH dân chủ nhân dân thì không thể và không nên gán ghép với chính thể nhà nước tư sản. Trên thực tế, Hp1946 cũng qui định những mặt hạn chế đối với Chủ tịch nước, bảo đảm tính quyền lực cao nhất thuộc về Nghị viện (Quốc Hội). Đó là Nghị viện bầu ra Chủ tịch nước, chuẩn y các hiệp ước do Chính phủ kí với nước ngoài, trong tình trạng chiến tranh chủ tịch nước quyết định tình trạng chiến tranh hay đình chiến dựa vào những quyết định của nghị viện, ban thường vụ. Tóm lại, chế định chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia được Hiến pháp 1946 xây dựng khá độc đáo. Nó vừa đảm bảo được tính thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, vừa đảm bảo tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến, kiến quốc lúc bấy giờ. Hiến pháp 1959, bộ máy nhà nước chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa được áp dụng mạnh mẽ, theo đó QH là cơ quan quyền lực cao nhất, thống nhất quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp. Các cơ quan khác lập ra được QH lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát trách nhiệm trước Qh lẽ đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ. Song khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì đồng thời xóa luôn chế định nguyên thủ quốc gia, ở nước ta Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng được tổ chức lại cho phù hợp. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, cùng với Quốc hội san sẻ chức năng nguyên thủ quốc gia, điều phối các cơ quan cấp cao trong bộ máy nhà nước. Về tính chất, Chủ tịch nước là người thay mặt nhà nước trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước mà không còn là người đứng đầu Chính Phủ. Sự phân chia quyền lực đã điều mới. Mọi quyền lực đều thuộc về Quốc hội. Chủ tịch nước lúc này chủ yếu thực hiện các công việc mang tính chất đại diện, cá nhân, tham gia vào việc lập pháp, thành lập các cơ quan nhà nước, tặng thưởng huân huy chương, tuyên bố chiến tranh…đều dựa trên quyết định cuối cùng của Quốc hội hoặc của UBTVQH ( Ủy ban thường vụ quốc hội). Chủ tịch nước do QH bầu và chịu trách nhiệm trước QH, đây là một điểm mới so với HP 1946, nhiệm kì là 4 năm. Tất cả những điều trên cho thấy HP1959, vị trí của Chủ tịch nước gắn bó hơn với QH, và điều này phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quyền lực của Chủ tịch nước đã bị hạn chế hơn nhưng vẫn có vai trò khá lớn với Hội đồng Chính phủ (chính phủ) như Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định, căn cứ vào quyết định của QH, UBTVQH mà bổ nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng, phó thủ tướng và các thành viên khác trong hội đồng Chính phủ, khi cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Đây là điểm kế thừa vị trí của Chủ tịch nước đối với chính phủ ở bản HP 1946. Tại Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế độ chủ tịch tập thể dưới hình thức Hội đòng nhà nước . Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Với cách tổ chức này thì các hoạt động của nhà nước đều được trực tiếp thực hiên bởi cơ quan dại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đối với nước ta. đên đây có thể coi như là đã hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhá nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần túy ( theo kiêu Xô Viết). Đó là sư phát triển logic. Có thể thấy được một số tiện lợi của thể chế hội đồng nhà nước như các vấn đề thuộc quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia đều được phối kết hợp giữa Quốc hội và hội đồng nhà nước, được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (thường chắc chắn và tránh được những ngẫu nhiên); bộ máy giảm bớt được một số khâu và đơn giản các thủ tục làm viêc. Tuy nhiên quá trình thực hiện thể chế Hội đồng nhà nước đã nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế như: mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số nên chậm chạp; không phân định hoạt động tập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đại diện Nhà nước. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại chế định này và đã được sửa đổi trong hiến pháp 1992. III. Chế định chủ tịch nước theo Hiến pháp 1992 Vị trí, tính chất của Chủ tịch nước Theo Điều 101 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Như vậy,cũng như các Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ như chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946. Trật tự hình thành của Chủ thịch nước Chức vụ chủ tịch nước ở nước ta dùng hình thức bầu cử gián tiếp. Cử tri cả nước sẽ bầu ra các đại biều Quốc hội sau đó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo điều 102 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biều Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới”. Trật tự hình thành này nói lên chủ tịch nước có mối liên quan chặt chẽ đối với cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước Theo Điều 103 Hiến pháp 1992 quy định về hiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước và các điều khoản liên quan như Điều 135 và Điều 139 Hiến pháp 1992: Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước ở nước ta cũng như hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều được quy định quyền này. Cụ thể là: Chủ tịch nước "Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định" (Điểm 10 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). Chủ tịch nước quyết định việc kí kết điều ước với danh nghĩa Nhà nước và những điều ước quốc tế có điều khoản trái với Luật hoặc Pháp lệnh. Chủ tịch nước trực tiếp đàm phán, kí kết hoặc uỷ quyền trưởng đoàn đàm phán kí kết. Chủ tịch nước phê chuẩn các điều ước thuộc quyền quyết định của Chủ tịch nước về điều ước Quốc tế có điều khoản quy định việc phê chuẩn. Việc xin phê chuẩn điều ước Quốc tế do cơ quan đề xuất việc kí kết phối hợp với Bộ ngoại giao đề nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch nước xét và tiến hành phê chuẩn hoặc trình Quốc hội phê chuẩn. Và ở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định này được bổ sung thêm đó là: Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn các điều ước Quốc tế trược tiếp kí. - Chủ tịch nước "Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam" (Điểm 11 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). - Chủ tịch nước "Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh" (Điểm 2 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). Ở đây có điểm khác Hiến pháp năm 1946. Điều 49 Hiến pháp năm 1946 quy định Chủ tịch nước "giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc..." ; từ "thống lĩnh" đã được dùng trong các Hiến pháp năm 1959 và 1980; "thống lĩnh" khác "tổng chỉ huy" ở chỗ "thống lĩnh" không phải là trực tiếp chỉ huy mà là phụ trách chung. Hội đồng Quốc phòng giúp Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh. Chủ tịch nước thành lập Hội đồng Quốc phòng và trình Quốc hội phê chuẩn. - Chủ tịch nước "Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước" (Điểm 9 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). - Chủ tịch nước "Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương" (Điểm 6 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). Trong Điều 91, Điểm 10 của Hiến pháp năm 1992 có quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội "Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương". Vậy hai điểm trên cần được hiểu là: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng động viên... quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp... Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà ra lệnh tổng động viên, ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, điểm này được bổ sung thêm: Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. - Chủ tịch nước "Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá" (Điểm 5 Điều 103 Hiến pháp năm 1992). - Chủ tịch nước "Quyết định đặc xá" (Điểm 12 Điều 102 Hiến pháp năm 1992). Ở đây cần làm rõ hai chế định "đặc xá" và "đại xá". Đại xá là việc tha miễn truy tố đối với một số loại tội nhân một dịp long trọng nào đó. Đại xá do Quốc hội quyết định, Chủ tịch nước công bố. Còn đặc xá là việc Chủ tịch nước tha tù hoặc miễn hình phạt tù còn lại đối với những phạm nhân có hoàn cảnh đặc biệt như: ốm đau nặng, già cả, có công lao hoặc có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn... Việc đặc xá này thường được thực hiện nhân dịp lễ tết và hay kết hợp với việc tha tù trước thời hạn và giảm án. Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp: Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền: Trình dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 62 luật tổ chức Quốc hội). - "Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh" (Điểm 1 Điều 103). Việc công bố các văn bản này là một phần của quá trình lập pháp. Đối với Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua (Điều 50 Luật ban hành văn bả quy phạm pháp luật, Điều 91 Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2001). Văn bản có hiệu lực kể từ khi công bố hoặc theo quy định tại văn bản. Đối với pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua. "Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày. Nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất" (Điểm 7 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong trường hợp này thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại thông qua hoặc từ khi Quốc hội quyết định (Điều 49 và Điều 52 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Việc quy định cho Chủ tịch nước quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại Pháp lệnh đã được thông qua được nhiều người coi giống như quyền phủ quyết của nguyên thủ quốc gia một số nước. Tuy nhiên, về bản chất không hẳn là như vậy. Quyền phủ quyết thường nảy sinh trong cơ chế Nhà nước có sự kiềm chế và đối trọng quyền lực (cơ chế phân quyền), còn ở nước ta giữa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là thống nhất không có sự đối trọng nên không có vấn đề phủ quyết lẫn nhau ở đây. Thực chất vấn đề là ở chỗ, do Hiến pháp quy định cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội được ban hành pháp lệnh - một loại văn bản có tính chất luật - lẽ ra phải do Quốc hội ban hành dưới hình thức luật nên cần phải thận trọng. Sự tham gia của Chủ tịch nước nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng đó một cách chính xác nhất. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chủ tịch nước còn công bố Nghị quyết của Quốc hội tương tự như đối với Luật, công bố hoặc đề nghị xem xét lại Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tương tự như đối với Pháp lệnh. Ở đây có một điểm đáng chú ý nữa: Hiến pháp năm 1946 dùng từ "ban bố", các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 dùng từ "công bố". "Ban bố" thường được hiểu là điều kiện bắt buộc phải có để một văn bản đã được thông qua có hiệu lực pháp lí. Còn "công bố" chỉ có ý nghĩa là để nhân dân biết, còn văn bản đó có hiệu lực pháp luật từ ngày được thông qua nếu văn bản không có quy định khác, như đã phân tích ở trên. Trong lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ, giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội) (Điểm 4 Điều 103 Hiến pháp năm 1992); Ban bố tình trạng khẩn cấp khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tưóng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng (Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001). Trước đây, Hiến pháp quy định cho Chủ tịch nước thẩm quyền lớn đối với hai vấn đề (thuộc lĩnh vực hành pháp) được Hiến pháp quy định cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải quyết trong thời gian Quốc hội không họp là: Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược thì Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các Nghị quyết về vấn đề đó (trong thời hạn 10 ngày); nếu Nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quôc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất (Điểm 7 Điều 103 Hiến pháp 1992). Nay Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 (Quốc hội thông qua tháng 12/2001) đã bỏ quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ cũng như quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược (Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ thực hiện quyền này khi Quốc hội không thể họp được và sau đó phải đưa ra Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp gần nhất), do đó Chủ tịch nước không còn thực hiện các quyền này nữa. Trong lĩnh vực tư pháp và giám sát, Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việ
Tài liệu liên quan