Thể hiện nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật và tạo cơ sở để có thể cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn áp dụng, Luật hình sự Việt Nam đã phân tội phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Các nhóm tội phạm được định nghĩa tại khoản 3, Điều 8 BLHS, cụ thể như sau: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội nghiệm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình”. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra kết luận đó là khi xác định loại tội không được căn cứ vào mức án phạt cụ thể của Tòa án mà phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong các điều, khoản của BLHS.
9 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ hình sự đề bài tình huống số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG
A là nhân viên bảo vệ kho hàng (của doanh nghiệp nhà nước), trong một ca trực đêm, do một người vắng mặt nên A phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ B, C, D xông tới kề dao vào cổ dọa giết chết nếu không giao chìa khóa kho hàng cho chúng. Trong tình trạng đó, A buộc phải giao chìa khóa kho hàng cho chúng. Bọn côn đồ trói A lại, nhét khăn vào miệng A, sau đó chúng đã chiếm đoạt số hàng hóa trị giá khoảng 300 triệu đồng. Ngày hôm sau vụ việc được phát hiện. Tòa án xác định B, C, D phạm tội cướp tài sản (điều 133 BLHS)
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội theo khoản 3 điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm nào?
Hành vi phạm tội của B C D thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thể hiện nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật và tạo cơ sở để có thể cá thể hóa hình phạt trong thực tiễn áp dụng, Luật hình sự Việt Nam đã phân tội phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Các nhóm tội phạm được định nghĩa tại khoản 3, Điều 8 BLHS, cụ thể như sau: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội nghiệm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình”. Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra kết luận đó là khi xác định loại tội không được căn cứ vào mức án phạt cụ thể của Tòa án mà phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong các điều, khoản của BLHS.
Theo khoản 3, Điều 133 BLHS quy định: “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Như vậy, trong trường hợp cụ thể này, hành vi chiếm đoạt hàng hóa có giá trị khoảng 300 triệu đồng của B,C,D đã thỏa mãn điểm b, khoản 3 Điều 133 là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Vì điều này quy định khung hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm tù trong khi khoản 3, Điều 8 quy định, tội đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Việc phân loại tội phạm như trên có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình áp dụng các quy đinh của BLHS. Việc phân loại tội phạm đúng sẽ là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp hình sự; là căn cứ quan trọng để phân hóa trách nhiệm hình sự, hình phạt cũng như áp dụng chính xác các chế định thuộc phần chung của BLHS, tạo điều kiện xây dụng chính xác các chế tài hình sự phần các tội phạm…
b. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên.
- Khách thể của tội phạm được định nghĩa: “ là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.”.
Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong Điêu 8 của BLHS. Đó là: “ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”
Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm:
Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, được xác định trong Điều 1 và Điều 8 của BLHS.
Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.
Khách thể trực tiếp của tội phạm: là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.
Trong tình huống mà đề bài nêu ra, có hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. B, C, D đã kề dao vào cổ và dọa giết A nếu không giao chìa khóa cho chúng. Sau đó chúng trói A lại, nhét khăn vào miệng và chiếm đoạt số hang hóa trị gía khoảng 300 triệu đồng của doanh nghiệp Nhà nước nơi A là nhân viên bảo vệ. Hành vi của B, C, D cấu thành tội cướp tài sản. Hành vi cướp tài sản của chúng vừa trực tiếp xâm hại quan hệ nhân thân vừa trực tiếp xâm hại quan hệ sở hữu. Chỉ mỗi sự xâm hại quan hệ nhân thân hay sự xâm hại quan hệ sở hữu đều chưa phản ánh được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản. Bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản chỉ được thể hiện đầy đủ qua cả sự xâm hại quan hệ sở hữu và cả qua cả sư xâm hại quan hệ nhân thân.
- Đối tượng tác động của tội phạm: “là một bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động lên nó, người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.”
Như trên đã phân tích, quan hệ nhân thân chính là một trong hai khách thể của tội phạm trong tình huống này. B, C, D đã đe dọa sử dụng vũ lực với A – hành vi xông tới kề dao vào cổ dọa giết chết nếu không giao chìa khóa kho hàng cho chúng. A đành phải đưa và bị chúng trói lại, nhét khăn vào miệng A. Giả sử nếu A nhất quyết không chịu giao chìa khóa, có thể A sẽ bị đánh hoặc bị giết. B, C, D đã có những hành vi đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của A. Do đó, đối tượng tác động thứ nhất trong tình huống này là con người – A.
Bên cạnh quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản cũng đã bị xâm hại trong trường hợp này. B, C, D đã chiếm đoạt số hàng trị giá 300 triệu đồng của doanh nghiệp Nhà nước. Tội phạm xâm hại đến quan hệ sở hữu của chủ doanh nghiệp nơi anh A là bảo vệ. Chỉ có sự biến đổi tình trạng bình thường của tài sản mới gây thiệt hại cho chủ sở hữu. . Do đó, đối tượng tác động của tội phạm là số hàng hóa trị giá khoảng 300 triệu đồng đó của doanh nghiệp - là đối tượng vật chất của quan hệ tài sản.
c. Nếu D đủ 15 tuổi thì D có phải chịu TNHS đối với việc cùng tham gia cướp tài sản trong trường hợp này không? Tại sao?
Nếu D đủ 15 tuổi thì D phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc cùng tham gia cướp tài sản .
Năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ trường hợp cá biệt mà BLHS coi là trong tình trạng không có năng lực TNHS được quy định tại điều 13:
“Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Trong trường hợp này, ta mặc định D là một người bình thường, có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
Ngoài ra, người chưa đạt độ tưổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ luôn luôn được coi là người không có lỗi (vì chưa có năng lực TNHS). Trong độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS đến tuổi có năng lực TNHS đầy đủ, năng lực TNHS còn hạn chế, do vậy người trong độ tuổi này chỉ bị coi là có năng lực TNHS trong những trường hợp nhất định. Ở Việt Nam, nhà nước ta đã xác định trong BLHS người từ đủ 14 tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và từ đủ 16 tuổi có năng lực TNHS đầy đủ.
Điều 12 – BLHS quy định: “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Căn cứ vào khoản 2 đã nêu ở trên, ta nhận thấy rằng, nếu D đủ 15 tuổi nghĩa là tuổi của D nằm trong khoảng “từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi” do đó mà D chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi tội phạm mà D thực hiện là “tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội mà B C D đã thực hiện là tội đặc biệt nghiêm trọng căn cứ vào quy định tại khoản 3 điều 133 (đã chứng minh tại mục 1) Trong trường hợp này B, C và D cùng tiến hành hành vi cướp tài sản, tuy không phân biệt rõ ràng ai là người chủ mưu ai là người thực hành nhưng D vẫn được coi là đồng phạm với B và C về tội đã phạm phải theo Điều 20:
“Đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Ở đây, D là người trực tiếp thực hiện tội phạm với những hành vi: xông tới kề dao vào cổ dọa giết chết nếu không giao chìa khóa kho hàng; chiếm đoạt số hàng hóa trị giá khoảng 300 triệu đồng. Những hành vi này thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm Vai trò cùng là người thực hành của D quyết định đến việc thực hiện tội phạm. Vì thế D cùng với đồng bọn phải chịu trực tiếp TNHS về tội phạm của mình gây ra
Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra kết luận rằng: Nếu D đủ 15 tuổi thì D phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc cùng tham gia cướp tài sản.
d. Cấu thành tội phạm cướp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao?
Cấu thành tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm hình thức.
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Theo quy định của pháp luật, tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm hình thức bởi khi có hành vi cướp đoạt tài sản cho dù hành vi đó có để lại hậu quả thế nào, giá trị lớn hay bé thì cũng đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội, khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm cướp tài sản là có thể bị buộc tội rồi, không cần biết đã cướp được hay chưa. Tội phạm có cấu thành hình thức thì chỉ cần thực hiện hành vi mà chưa gây ra hậu quả cũng có thể bị truy cứu TNHS rồi.
Tội phạm cướp đoạt tài sản được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi cướp đoạt tài sản được mô tả trong Bộ luật hình sự nên được coi là cấu thành tội phạm hình thức.
KẾT BÀI
Thực tế hiện nay cho thấy tội phạm cướp tài sản đang diễn ra rất phổ biển với mức độ nguy hiểm ngày càng cao, diễn biến phức tạp, khó lường. Trên đây là một ví dụ điển hình cho tình hình tội phạm hiện nay. Nhóm đã đưa ra một số ý kiến chủ quan để giải quyết tình huống này dựa trên những hiểu biết của mình. Mặc dù đã tìm hiểu kĩ vấn đề nhưng trong giáo án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thấy cô trong bộ môn. Nhóm em xin chân thành cám ơn!