Bài tập lớn môn Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Hậu

Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nói riêng hay mục đích của các hoạt động khác của con người nói chung luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa làm kim chỉ nam giúp định hướng hoạt động vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của phân tích như là đối tượng, chỉ tiêu, nguồn lực mà xác định mục đích phân tích cho phù hợp. Mục đích chung thường gặp ở tất cả các trường hợp phân tích bao gồm: + Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình thực hiên các chỉ tiêu kinh tế. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tich và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Xác định các nguyên nhân gây biến động các nhân tố, nghiên cứu phân tích tính chất của nguyên nhân qua đó để nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp. + Đề xuất các biện pháp và phương hướng nhằm khai thac triệt để các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Làm cơ sở cho việc xây dựng những kế hoạch sản xuất, xây dựng những chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp.

doc43 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập lớn môn Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu Việt Nam ta vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, có trình độ sản xuất công nghiệp thấp, so với các nước khác trên thế giới thì nước ta có nền kinh tế khá thụt hậu so với mặt bằng chung. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự nỗ lực và cố gắng của nhiều doanh nghiệp, cùng với những cải cách kinh tế đã tạo cơ sở và tiền đề giúp nước ta có những bước phát triển nhanh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Đặc biệt, nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới với việc tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất WTO, điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp vừa có thể mở rộng thị trường đồng thời cũng được đối xử công bằng trên các “sân chơi” quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với với hàng loạt các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế này, mà có lẽ gay gắt nhất chính là sự cạnh tranh của nhiều công ty, doanh nghiệp trên cùng một lĩnh vực. Vì vậy, để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp cần phải xác định chính xác cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả với cả tình hình của bản thân cũng như nhu cầu của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường này, các doanh nghiệp phải thực sự hiểu rõ bản chất của nó cũng như nắm rõ bản chất của mình, chỉ có như thế chúng ta mới có thể duy trì hoạt động, tạo ra lợi nhuận, cũng như không sợ bị đào thải khỏi một “sân chơi” mang tầm vóc quốc tế. Nhận rõ tầm quan trọng của việc đánh giá bản thân doanh nghiệp trong sự phát triển của toàn nền kinh tế, Việt Nam ta cũng học tập, nghiên cứu và đưa môn phân tích hoạt động kinh tế vào việc đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiêp, coi đây là một công tác bắt buộc trong việc các doanh ngiệp tự đánh giá cũng như là tài liệu cụ thể chi tiết để các cơ quan Nhà nước quản lý, tính toán, nhìn nhận tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn vĩ mô cho toàn nền kinht tế. Dựa vào đây, doanh nghiệp cũng như Nhà nước sẽ tìm ra được các nguyên nhân đồng thời đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất cho sự phát triển của bản thân doanh ngiệp cũng như vì sự phát triển của cả nền kinh tế. Phần I: Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế Chương 1: Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nói riêng hay mục đích của các hoạt động khác của con người nói chung luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa làm kim chỉ nam giúp định hướng hoạt động vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của phân tích như là đối tượng, chỉ tiêu, nguồn lực mà xác định mục đích phân tích cho phù hợp. Mục đích chung thường gặp ở tất cả các trường hợp phân tích bao gồm: + Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình thực hiên các chỉ tiêu kinh tế. + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tich và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Xác định các nguyên nhân gây biến động các nhân tố, nghiên cứu phân tích tính chất của nguyên nhân qua đó để nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp. + Đề xuất các biện pháp và phương hướng nhằm khai thac triệt để các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Làm cơ sở cho việc xây dựng những kế hoạch sản xuất, xây dựng những chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp. Tóm lại có thể phát biểu ngắn gọn mục đích của phân tích hoạt động kinh tế làm nhằm xác định tiềm năng doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp nhằm nâng khai thác triệt để và hiệu quả các tiềm năng ấy trong thời gian tới. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế Với tư cách là một nhà quản lý bao giờ bạn cũng muốn doanh nghiệp của mình hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả và không ngừng phát triển. Muốn vậy, bạn phải thường xuyên và kịp thời đưa ra được những quyết định để tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp có tính khoa học, phù hợp, khả thi để có thể đưa ra những quyết định có chất lượng cao ấy bạn cần phải có nhận thức đúng đắn, khoa học, toàn diện và sâu sắc về doanh nghiệp và về các điệu kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là công cụ cơ bản để người quản lý nhận thức về doanh nghiệp, nhận thức về những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mà ta biết rằng bộ ba biện chứng là nhận thức- quyết định- hành động thì nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất. Từ tất cả các vấn đề trên ta thấy phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Nó quan trọng và cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển hiệu quả của doanh nghiệp nói chung đối với năng lực uy tín của lãnh đạo nói riêng. Từ những điều trên thì việc phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong thực tế được diễn ra một cách thường xuyên ở nhiều khâu, nhiều bộ phận và ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Nếu việc phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp những người quản lý doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về thực trạng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh, xác định được những mặt mạnh, lợi thế cũng như những yếu kém tụt hậu, những tiềm năng khác của doanh nghiệp. Qua đó đưa ra được những quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian tới. Chương 2: Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài Phương pháp đánh giá kết quả sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí, xu hướng biến động, đánh giá kết quả của hiện tượng kinh tế. Phương pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau: So sánh giữa trị số chỉ tiêu ở thực tế với trị số chỉ tiêu theo kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. So sánh trị số chỉ tiêu ở kỳ này với trị số chỉ tiêu đó ở kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng. So sánh giữa các đơn vị với nhau, giữu các đơn vị thành phần để xác định mức độ tiên tiến hay lạc hậu giữa các đơn vị. So sánh giữa các đơn vị nghiên cứu với ngành hoặc nền kinh tế quốc dân. So sánh giữa thực tế với định mức, nhu cầu với khả năng. Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng Điều kiện so sánh Chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. Điều kiện của chỉ tiêu so sánh về mặt thời gian: Phản ánh cùng nội dung kinh tế Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính Phải cùng một đơn vị đo lường Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối Phán ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứugiữa hai kỳ, kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. Được xác định bằng công thức: Mức chênh lệch tuyệt đối: Trong đó: là mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu là mức độ chỉ tiêu kỳ gốc So sánh bằng số tương đối Cho ta thấy xu hướng biến động , tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể v.v Trong phân tích sử dụng số tương đối sau: - Số tương đối động thái: Phản ánh xu hướng biến động , tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian, được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu kỳ gốc, chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy thuộc theo mục đích phân tích. Công thức xác định: Trong đó: t là số tương đối động thái là mức độ kỳ nghiên cứu là mức độ kỳ gốc Ví dụ: Có tài liệu về doanh thu tại một doanh nghiệp như sau: Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh thu ) 1000 1200 1380 1518 1593,9 Chênh lệch tuyệt đối (kỳ gốc cố định) () - 200 380 518 593,9 Chênh lệch tuyệt đối (kỳ gốc liên hoàn) () - 200 180 38 75,9 Số tương đối động thái (kỳ gốc cố định) (%) - 120 138 151,8 159,39 Số tương đối động thái (kỳ gốc liên hoàn) (%) - 120 115 110 105 Như vậy, doanh thu qua các năm đều tăng so với năm 2010, điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp có mở rộng, tuy nhiên tốc độ phát triển của doanh nghiệp lại có xu hướng chậm dần qua các năm. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích trong bài Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Vì vậy điều kiện để áp dụng phương pháp này là các nhân tố có mối quan hệ tích, thương số, kết hợp cả tích số và thương số, tổng các tích số, hoặc kết hợp tổng hiệu tích thương với chỉ tiêu kinh tế. Tuy nhiên, giữa phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn cũng có sự khác biệt. Đó là ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó. Khái quát nội dung của phương pháp: Chỉ tiêu tổng thể: y Các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c Phương trình kinh tế: Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu: Xác định đối tượng phân tích: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: Ảnh hưởng tương đối: Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai (b) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: Ảnh hưởng tương đối: Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba (c) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: Ảnh hưởng tương đối: Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: Lập bảng phân tích Stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh % Chênh lệch MĐAH đến y Tuyệt đối Tương đối % 1 Nhân tố thứ 1 A x 2 Nhân tố thứ 2 B x 3 Nhân tố thứ 3 C x Chỉ tiêu phân tích Y x - - Phần II: Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị Chương 1: Mục đích, ý nghĩa Mục đích Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu máy móc thiết bị Đánh giá tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị và ảnh hưởng của nó đến sản xuất của doanh nghiệp Đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả Ý nghĩa Tài sản cố định trong doanh nghiệp là cơ sở vật chất phản ánh năng lực hiện có cũng như trình độ, tiến bộ kỹ thuật đã đạt được. Và trong tài sản cố định thì máy móc thiết bị chính là một bộ phận vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất tạo sản phẩm. Vì vậy, hiện trạng máy móc thiết bị có tại doanh nghiệp cũng phản ánh năng lực hiện có cũng như trình độ và tiến bộ kỹ thuật của bản thân doanh nghiệp đó. Năng lực sản xuất này thường xuyên có sự thay đổi nếu chỉ có tăn g cường về mặt số lượng máy móc thiết bị mà không biết quản lý sử dụng tốt những máy móc thiết bị đó thì kết quả là một sự lãng phí. Để có hiệu quả cao, máy móc thiết bị phải được sử dụng triệt để về mặt công suất, thời gian, muốn biết việc sử dụng máy móc thiết bị có hợp lý hay không và đạt tới mức độ nào thì ta phải tiến hành phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị. Qua việc phân tích, nó đã giúp cho người quản lý thấy rõ những lãng phí về máy móc thiết bị, những tiềm năng chưa khai thác hết để có biện pháp khắc phục, khai thác tốt hơn các máy móc thiết bị hiện có tại doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích Quy trình phân tích Xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng các bảng biểu phân tích Lập phương trình kinh tế Xác định đối tượng phân tích Xác định mức độ ảnh hưởng và lập bảng phân tích Phân tích Đánh giá chung Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng Kết luận, kiến nghị (phần này sẽ làm chi tiết ở phần III) Phân tích Xây dựng công thức Phương trình kinh tế Trong đó: là giá trị sản xuất () là số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ (chiếc) là số ngày làm việc bình quân của 1 máy móc trong năm (ngày / chiếc) là số giờ làm việc bình quân của 1 máy móc trong ngày (giờ / ngày) là năng suất giờ bình quân của 1 máy móc thiết bị ( / giờ) Ta có: Giá trị sản xuất kỳ gốc: (đơn vị: ) Giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu : (đơn vị: ) Xác định đối tượng phân tích: (đơn vị: ) Lập bảng phân tích Bảng phân tích tình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị Stt Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu So sánh % Chênh lệch MĐAH đến Tuyệt đối () Tương đối % 1 Số máy móc có bình quân trong kỳ chiếc 25 26 104 1 242.904 4 2 Số ngày làm việc bình quân ngày/chiếc 240 243 101,25 3 78.943,8 1,3 3 Số giờ làm việc bình quân giờ/ngày 6,98 7,2 103,15 0,22 201.544,2 3,32 4 Năng suất giờ bình quân 145 148 102,07 3 136.468,8 2,25 Giá trị sản xuất 6.072.600 6.732.460,8 110,87 659.860,8 - - Phân tích Đánh giá chung Nhìn vào bảng phân tích, ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ tiêu giá trị sản xuất của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu đã tăng 659.860.800 đồng tương đương tăng 10,87% so với kỳ gốc. Sự tăng lên này là do tất cả các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị ảnh hưởng đến giá trị sản xuất đều tăng. Trong đó, tăng nhiều nhất là chỉ tiêu số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ, với mức tăng là 1 chiếc tương đương tăng 4% so với kỳ gốc. Bên cạnh đó thì chỉ tiêu tăng ít nhất là số giờ làm việc bình quân của một máy móc thiết bị trong năm, cụ thể là tăng thêm 3 ngày/chiếc tương đương chỉ tăng hơn 1% ( 1,25%) so với kỳ gốc. Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng Số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ Số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ tăng 1 chiếc tương đương tăng 4% so với kỳ gốc làm tăng 242.904.000 đồng tương đương tăng 4% giá trị sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân giúp cho số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ tăng lên, đồng thời làm tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó, ta có thể thấy bốn nguyên nhân đáng được lưu ý đến nhất là: Chuyển đổi sản xuất Mở rộng quy mô sản xuất Chính sách của Nhà nước Mua mới Nguyên nhân thứ nhất: Chuyển đổi sản xuất Cuối kỳ trước, doanh nghiệp được mời tham gia đấu giá một đơn đặt hàng có giá trị lớn, mà nếu có được nó thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận rất lớn, nhưng do yêu cầu kỹ thuật của lô hàng này rất cao và với năng lực, trình độ cùng công nghệ máy móc của doanh nghiệp vào thời điểm này thì không thể nào đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật mà bên đặt hàng đưa ra, vì vậy, doanh nghiệp đành bỏ lỡ cơ hội này. Từ đó, từ mong muốn sản xuất được các lô hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, lợi nhuận lớn luôn nung nấu trong tâm trí của chủ doanh nghiệp, đã hình thành nên ý định chuyển đổi sản xuất của doanh nghiệp, có nghĩa là chuyển đổi dần việc sản xuất các sản phẩm truyền thống (đang chiếm tỷ trọng lớn, có chất lượng tầm trung) sang chú trọng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao hơn ( trọng chất lượng, giá trị chứ chưa yêu cầu phải nhiều). Nhận thấy, quá trình chuyển đổi sản xuất cần khá nhiều thời gian, nên doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào việc chuyển đổi tại đầu kỳ này, mà bước đầu tiên sau khi chuẩn bị đủ vốn chính là cải tiến công nghệ, kỹ thuật. Doanh nghiệp đã tiến hành bước này bằng cách mua mới hoàn toàn máy móc thiết bị chuyên phục vụ sản xuất các lô hàng có yêu cầu kỹ thuật cao. Doanh nghiệp bước đầu nhận được đơn đặt hàng với hàng hóa cao cấp hơn, máy móc thiết bị mua về cũng được sử dụng vào sản xuất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi này, bước đầu đã làm tăng tổng số máy móc thiết bị của toàn doanh nghiệp, từ đó làm tăng số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ lên, tuy không nhiều, những đây cũng là tín hiệu tích cực, đáng mừng cho doanh nghiệp, góp phần làm tăng giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi này, doanh nghiệp phải chú trọng hơn nữa đến việc nắm bắt và cải tiến kỹ thuật. Song song với đó, là tích cực tìm kiếm nguồn vốn để có thể sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi sản xuất lâu dài này. Nguyên nhân thứ hai: Mở rộng quy mô sản xuất Kỳ trước, doanh nghiệp nhận được vốn góp liên doanh liên kết bằng tiền gửi ngân hàng. Với số vốn trước đó, doanh nghiệp muốn mở rộng qyu mô sản xuất, và đang trong giai đoạn chuẩn bị. Đầu kỳ này, doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô sản xuất. trong quy trình để tiến hành mở rộng quy mô thì việc thuê thêm nhân công cùng tăng số lượng máy móc thiết bị là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã thực hiện việc mua thêm máy móc thiết bị sản xuất có công suất cao hơn số máy móc thiết bị hiện có tại doanh nghiệp. Nhờ sự chuẩn bị kỹ cho việc mở rộng quy mô sản xuất, mà cụ thể bước đầu thực hiện ở kỳ này là mua thêm máy móc thiết bị (doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như có sự so sánh giữa các máy móc thiết bị cùng công năng để lựa chọ một nhà cung cấp uy tín), trước mắt là đã làm tăng tổng số máy móc thiết bị trong doanh nghiệp, tiếp đó, nó đã làm tăng được số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ , đồng thời làm tăng giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan này đã tác động theo góc độ tích cực nhất đối với giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Trong những kỳ tiếp theo, doanh nghiệp cứ tiếp tục công tác này, đồng thời cũng nên tìm ra hướng đi mới cho những sản phẩm mới, để có thể tiến tới đa dạng hình thức sản phẩm, mà không phải chỉ là mở rông quy mô sản xuất một vài mặt hàng truyền thống như hiện tại. Nguyên nhân thứ ba: Chính sách của Nhà nước Hai năm trước, Nhà nước tiến hành điều chỉnh các loại thuế, đặc biệt các loại thuế liên quan đến hàng xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cậc gần hơn với các đổi thay về khoa học công nghệ trên thế giới. Đến đầu kỳ nghiên cứu, các quyết định trên chính thức có hiệu lực. Trong đó, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị được điều chỉnh giảm so với kỳ trước. Doanh nghiệp nhận thấy đây là cơ hội dể mua thêm máy móc thiết bị công nghệ mới từ nước ngoài. Nhìn ra được mặt lơi khi đầu tư mua máy móc thiết bị công nghệ mới tại thời điểm, doanh nghiệp đã quyết định mua thêm máy móc thiết bị dùng cho sản xuất. Chính sách thuế của Nhà nước “mền” hơn đốivới hàng nhập khẩu kỳ nghiên cứu này đã gián tiếp làm số máy móc thiết bị có bình quân trong kỳ tăng lên thông qua việc khuyến khích mua máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp. Việc làm này của Nhà nước đã khách quan tác động tích cực đến việc làm tăng giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp. Từ đó, có thể góp phần làm cho nền kinh tế trong nước phát triển hơn, đây chính là mục đích cuối cùng cho việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu giảm đi của Nhà nước. Nhìn vào tình hình chung, mức thuế suất hàng xuất nhập khẩu này sẽ còn ổn định trong suốt kỳ nghiên cứu này. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt cơ hội này để có được số máy móc thiết bị mong muốn với giá thấp hơn, giảm đi chi phí sản xuất, góp phần làm tăng lợi nhuận. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có những quan tâm nhất định đối với pháp luật, để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp với năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp. Nguyên nhân cuối cùng: Mua mới Ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã thực hiện ký kết một hợp đồng sản xuất có giá trị lớn, mà nếu hoàn thành hợp đồng này doanh nghiệp sẽ có được số lợi nhuận mang tính tích cực. Nhưng có một yêu cầu khắt khe từ phía đối tác, đó chính là để hợp đông này có hiệu lực thì doanh nghiệp phải đồng ý khi sản xuất lô hàng này phải sử dụng máy móc thiết bị có công nghệ mới hiện nay. Do đối tác mong muốn sai sót kỹ thuật của lô hàng là nhỏ nhất thế nên đã đưa ra yêu cầu như trên. Doanh nghiệp nhìn thấy việc đầu tư cho hợp đồng này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho toàn doanh nghiệp, nên doanh nghiệp quyết định đồng ý với điều kiện trên, là sẽ mua máy móc thiết bị công nhệ mới này, nhưng do vốn hiện tại của doanh nghiệp không đủ để đầu tư nên đã yêu cầu bên đối tác ứng trước một phần giá trị hợp đồng để mua máy móc thiết bị. Bên đối tác đồng ý và hai bên đi đến hoàn thành hợp đồng. Cầm hợp đ
Tài liệu liên quan