Ngày nay song song với quá trình phát triển công nghệ khoa học và kỹ thuật thì ngành khoa học tính toán đã đóng vai trò quan trọng, nó đã đạt được những thành tựu khoa học kỹ thuật rực rỡ với những bước tiến nhảy vọt. Việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực đời sống của con người ngày càng tăng và không ngừng can thiệp vào hầu hết các công việc trong đời sống. Công nghệ thông tin là một trong những ngành khoa học đó. Đi đôi với sự phát triển của công nghệ chế tạo các thiết bị máy tính thì việc các sản phẩm phần mềm ứng dụng ra đời có tính chất quyết định đối với việc áp dụng ngành khoa học này.
Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng vi tính trong việc quản lý tại các cơ quan, xí nghiệp đang rất phổ biến và trở nên cấp thiết. Nhưng một vấn đề đặt ra trong việc quản lý là làm thế nào để chuẩn hoá cách xử lý dữ liệu ở các cơ quan, xí nghiệp, bởi trăm xí nghiệp, trăm cơ quan là trăm cách xử lý khác nhau. Đó cũng là một vấn đề còn nhiều hạn chế của đội ngũ nhân viên trong việc quản lý tại các cơ quan, xí nghiệp của ta.
Một thực trạng đang diễn ra là các công ty thường mời các chuyên viên phần mềm vi tính về viết chương trình, nhưng họ không hiểu chương trình được viết như thế nào,hoặc ứng dụng được phân tích ra sao. Họ không biết làm gì ngoài việc ấn nút theo sự hướng dẫn của công ty phần mềm khi sử dụng chương trình họ viết. Khi muốn thay đổi nho nhỏ trong chương trình lại phải mời chuyên viên,vì người điều hành chỉ biết ấn nút mà thôi, mà những thay đổi này có thể khi phân tích vấn đề không ai để ý hoăc khách hàng quên khuấy không yêu cầu chuyên viên phù liệu trong chương trình. Sự hạn chế trong việc phân tích vấn đề , quản lý đã không phát huy hết tác dụng của máy tính.
Với mong muốn ứng dụng tin học trong quản lý để đạt hiệu quả thiết thực em đã lựa chọn đề tài:“Quản lý nhân sự Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Hải Dương ” làm .
18 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Quản lý nhân sự Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Ngày nay song song với quá trình phát triển công nghệ khoa học và kỹ thuật thì ngành khoa học tính toán đã đóng vai trò quan trọng, nó đã đạt được những thành tựu khoa học kỹ thuật rực rỡ với những bước tiến nhảy vọt. Việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực đời sống của con người ngày càng tăng và không ngừng can thiệp vào hầu hết các công việc trong đời sống. Công nghệ thông tin là một trong những ngành khoa học đó. Đi đôi với sự phát triển của công nghệ chế tạo các thiết bị máy tính thì việc các sản phẩm phần mềm ứng dụng ra đời có tính chất quyết định đối với việc áp dụng ngành khoa học này.
ở nước ta hiện nay, việc áp dụng vi tính trong việc quản lý tại các cơ quan, xí nghiệp đang rất phổ biến và trở nên cấp thiết. Nhưng một vấn đề đặt ra trong việc quản lý là làm thế nào để chuẩn hoá cách xử lý dữ liệu ở các cơ quan, xí nghiệp, bởi trăm xí nghiệp, trăm cơ quan là trăm cách xử lý khác nhau. Đó cũng là một vấn đề còn nhiều hạn chế của đội ngũ nhân viên trong việc quản lý tại các cơ quan, xí nghiệp của ta.
Một thực trạng đang diễn ra là các công ty thường mời các chuyên viên phần mềm vi tính về viết chương trình, nhưng họ không hiểu chương trình được viết như thế nào,hoặc ứng dụng được phân tích ra sao. Họ không biết làm gì ngoài việc ấn nút theo sự hướng dẫn của công ty phần mềm khi sử dụng chương trình họ viết. Khi muốn thay đổi nho nhỏ trong chương trình lại phải mời chuyên viên,vì người điều hành chỉ biết ấn nút mà thôi, mà những thay đổi này có thể khi phân tích vấn đề không ai để ý hoăc khách hàng quên khuấy không yêu cầu chuyên viên phù liệu trong chương trình. Sự hạn chế trong việc phân tích vấn đề , quản lý đã không phát huy hết tác dụng của máy tính.
Với mong muốn ứng dụng tin học trong quản lý để đạt hiệu quả thiết thực em đã lựa chọn đề tài:“Quản lý nhân sự Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Hải Dương ” làm .
Chương I
Khảo sát bài toán quản lý nhân sự sở tài nguyên và môi trường tỉnh hải dương
------------------
1.1 Khảo sát thực tế
1.1.1 Vài nét về sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương
a. Chức năng
Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1386/QĐ-UB ngày 24 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Hải Dương, là cơ quan chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Sở TN&MT Hải Dương chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Hải Dương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TN&MT.
b. Nhiệm vụ
- Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường.
c. Nhiệm vụ của trung tâm, phòng ban
- Văn phòng sở
Quản lý tổ chức cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của sở. Quản lý công tác hành chính quản trị, công tác thi đua, khen thưởng. thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo các nhiệm vụ, văn bản liên quan đến hoạt động của Sở và yêu cầu của cấp trên.
- Phòng đăng ký đất đai
+ Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất và lập bản đồ địa chính.
+ Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất của chính phủ quy định.
+ Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ.
+ Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dùng của tỉnh.
+ Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dùng.
- Phòng quản lý môi trường
+ Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.
+ Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực Trạm quan trắc và phân tích môi trường theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường.
+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp.
+ Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Phòng thanh tra sở
Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Phòng quy hoạch kế toán
+ Giúp UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
+ Thẩm định, trình UBND tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thành phố, thị xã và kiểm tra việc thực hiện.
- Phòng quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
+ Trình UBND tỉnh gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hiện.
+ Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng ở địa bàn tỉnh, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép.
+ Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của bộ tài nguyên và môi trường.
+ Tham gia xây dựng phương án phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh.
- Trung tâm thông tin tài nguyên và môi trường
1- Phục vụ công tác tin học hoá hệ thống quản lý
2- Bảo đảm thông tin phục vụ quản lý Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội về tài nguyên và môi trường.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương
4. Số hoá và tích hợp thông tin của các lĩnh vực thuộc ngành vào hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương
5. Quản lý,khai thác, cung cấp thông tin tư liệu về tài nguyên và môi trường đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các dịch vụ
7. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
8. Quản lý cán bộ, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
+ Giúp giám đốc Sở tài nguyên và môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
+ Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật
+ Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh; cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa chính gốc cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông báo của cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
+ Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất.
+ Lưu trữ, quản lý bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
+ Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.
+ Theo quy định của pháp luật, thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai.
+ Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc văn phòng theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường:
+ Quan trắc và giám sát các chỉ tiêu môi trường trên phạm vi tỉnh Hải Dương theo nhiệm vụ của tỉnh giao và các khu vực phụ cận theo các chương trình của bộ tài nguyên và môi trường.
+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng triển khai công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường.
+ Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường và các dịch vụ khoa học kỹ thuật về môi trường.
+ Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ môi trường, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực môi trường.
- Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường:
+ Lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính theo quy định của chính sách và pháp luật.
+ Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ và hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh.
+ Sản xuất, can, in, chỉnh lý các loại bản đồ theo tỷ lệ nhà nước quy định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
+ Cung cấp bản đồ địa chính và bản đồ chuyên dùng cho các đối tượng theo quy định.
+ ứng dụng và triển khai công tác khoa học công nghệ về đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho công tác quản lý về tài nguyên đất.
+ Thực hiện nhiệm vụ quy hoạch đất .
+ Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản, đào tạo đội ngũ công chức, viên chức thuộc Trung tâm.
d. Tổ chúc bộ máy của các đơn vị trực thuộc sở
* Văn phòng Sở
+ Lãnh đạo Sở: 01 đồng chí giám đốc, 02 Phó giám đốc
+ Thanh tra Sở
+ Phòng đăng ký đất đai
+ Phòng quy hoạch – kế hoạch
+ Phòng quản lý môi trường
+ Phòng quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
*. Trung tâm thông tin tài nguyên và môi trường
- Lãnh đạo trung tâm : 01 giám đốc
- Phòng hành chính kế toán
- Phòng cơ sở dữ liệu và tích hợp thông tin
- Phòng quản lý mạng và khai thác thông tin
- Phòng dịch vụ kỹ thuật tổng hợp
*. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Lãnh đạo văn phòng : 01 giam đốc
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng đăng ký đất và nhà
- Phòng kỹ thuật nghiệp vụ
- Phòng lưu trữ thông tin và khai thác hồ sơ
*. Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường
- Lãnh đạo trung tâm : 01 giam đốc, 01 phó giám đốc
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng nghiệp vụ, đào tạo
- Phòng Tư vấn, chuyển giao công nghệ
- Trạm quan trắc môi trường
- Phòng quan trắc hiện trường.
- Phòng thí nghiệm.
*. Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường
- Lãnh đạo trung tâm : 01 giam đốc, 02 phó giám đốc
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kỹ thuật
- Các đội sản xuất
1.2 Khảo sát hệ thống hiện tại
Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Hải Dương là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn và đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật. Hiện tại Sở có tổng số cán bộ công chức là 137. Do vậy việc quản lý nhân sự của Sở là hết sức phức tạp vì các phòng, trung tâm với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ riêng, trình độ cán bộ khác nhau. Hiện nay Sở đang quản lý nhân sự một cách thủ công. Toàn bộ hồ sơ nhân sự được lưu trữ trên giấy tờ, còn một số dữ liệu cần thiết thì được nhập vào Word để lưu giữ. Vì vậy công việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Do sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và sự phát triển của đơn vị ngày càng mở rộng về mọi mặt, nhân sự cũng có sự tăng lên. Vì vậy việc quản lý nhân sự một cách thủ công lạc hậu là không hợp lý và phù hợp với tình hình hiện nay.
Bằng chứng là khi có yêu cầu muốn tìm kiếm một số dữ liệu về nhân sự thì phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Như vậy sẽ tốn nhiều thời gian, công sức cho việc tổng hợp, thống kê báo cáo khi cần thiết. Khó thực hiện thường xuyên cập nhật các thông tin về nhân sự của Sở.
Không đáp ứng được nhu cầu thông tin về nhân sự, phục vụ cho việc chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan cũng như việc kiểm tra của các phòng ban chức năng.
Với mong muốn ứng dụng tin học trong quản lý để đạt hiệu quả thiết thực, em đã chọn đề tài: “Xây dựng chương trình Quản lý nhân sự cho Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương ”.
Chương II
Phân tích thiết kế hệ thống
----------------------
2.1. Phân tích hệ thống quản lý trên qua niệm của người làm quản lý
Mỗi đơn vị có những yêu cầu và đặc điểm riêng. Hệ thông tin quản lý phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý của đơn vị đó. Nhà quản lý đơn vị phải là người đề đạt và quyết định đưa các ứng dụng tin học vào công tác quản lý. Như vậy một hệ thông tin quản lý cần phải nắm được chiến lược phát triển chung của đơn vị quản lý, không để những thay đổi nhỏ về tổ chức cũng như về quản lý làm sai lệch thông tin tập hợp.
-Trong quá trình phát triển hệ thống cần phải kiểm chứng tính đúng đắn, tính khoa học đồng thời hệ thống luôn phải được hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp. Các thông tin đầu ra phải đảm bảo tính mục tiêu, rõ ràng, chính xác, đầy đủ đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.
2.2. Phân tích hệ thống quản lý trên quan niệm của người làm Tin học
Đây chính là yêu cầu của người sử dụng hệ thống không chỉ đơn thuần là thao tác với máy. Điều quan trọng là hệ thống không chỉ đáp ứng cho người thông thạo về tin học mà còn đáp ứng cho những người hiểu biết rất ít về máy tính. Khi thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về nhập dữ liệu: Hệ thống phải có khả năng truy nhập dữ liệu từ xa, nhanh chóng, thuận lợi, chuẩn xác, các thao tác phải thuận lợi, đơn giản nhưng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu truy nhập dữ liệu từ xa.
- Yêu cầu về hệ thống thông tin: Hệ thống phải được bảo mật, bảo trì, có tính mở để phát triển, điều chỉnh. Đặc biệt phải có các khả năng kiểm tra sự đúng đắn của dữ liệu cũng như khả năng phát hiện lỗi và xử lý lỗi.
- Yêu cầu về giao diện: Giao diện giữa người và máy phải được thiết kế khoa học, đẹp, không cầu kỳ, phải có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình bày, khả năng trợ giúp tốt kịp thời giải quyết tốt mọi thắc mắc của người sử dụng.
- Yêu cầu về đối thoại, giải đáp: Hệ thống phải có khả năng thực hiện chế độ hội thoại ở một mức nào đó nhằm cung cấp nhanh, chuẩn xác yêu cầu của nhà quản lý. Đây là tính mở của hệ thống nhằm đảm bảo cho người sử dụng khai thác tối đa mà hệ thống cung cấp.
2.3. Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự
Hệ thống quản lý nhân sự của phòng quản lý nhân sự Sở Tài Nguyên và Môi Trường được phân ra thành 4 chức năng chính: hệ thống, cập nhật, báo cáo,tìm kiếm
Đi vào cụ thể ta có :
Chức năng1: cập nhật dữ liệu chức năng này đươc chia làm 3 chức năng con
Danh sách cán bộ
Quá trình công tác
Khen thưởng _ kỉ luật
Chức năng 2: báo cáo chức năng này được chia làm 4 chức năng con
Lý lịch nhân sự
Thống kê trình độ
Thống kê chức vụ
Khen thưởng _ kỉ luật
Chức năng 3: tìm kiếm
Tìm kiếm theo họ tên cán bộ
Tìm kiếm theo mã cán bộ
Tìm kiếm theo chức vụ
Trên đây là các chức năng của hệ thống quản lý nhân sự của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Hải Dương được mô tả bằng sơ đồ phân cấp chức năng.
Quản Lý Nhân Sự
Cập nhật
Báo cáo
Tìm kiếm
Hồ sơ cán bộ
Danh mục
Khen thưởng _kỷ luật
Lý lịch cán bộ
TK trình độ
TK chức vụ
Khen thưởng _kỷ luật
TK theo ma NV
TK theo ma DT
TK theo tên NV
Đăng Nhập
Thoát
Đăng Nhập
2.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng:
Các kí hiệu có trong bản đồ
Các chức năng xử lý
Tác nhân ngoài
Kho dữ liệu
Luồng dữ liệu
2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu
Cho ta cái nhìn khái quát về quá trình hoạt động của hệ thống, có những thành phần sau.
Hai tác nhân ngoài là:
Lãnh đạo Sở
Nhân sự
Nhân sự
Quản lý nhân sự
Lãnh đạo Sở
Yêu cầu báo cáo
Hồ sơ
Trả lời
Trả lời
2.3.3. Mức đỉnh
Nhân sự
Cập nhật hồ sơ
Lãnh đạo Sở
Tìm kiếm
Báo cáo
Thông
tin
nhân
sự
Thông
tin
nhân
sự
Thông
tin
nhân
sự
QSNS
2.3.4 Mức dưới đỉnh
Chức năng 1. Cập nhật
Trả lời
Nhân sự
TT nhân sự
Lãnh đạo Sở
QT công tác
Khen thưởng
- kỉ luật
Trả lời
Yêu cầu
Trả lời
Trả lời
Yêu
cầu
Yêu cầu
HSNS
HSNS
Chức năng 2 : Tìm kiếm
Thông tin
HSNS
Thông tin
Yêu cầu
Tìm kiếm theo họ tên
Lãnh đạo Sở
Tìm kiếm theo mã nhân viên
Tìm kiếm theo mã DT
Báo cáo
Báo cáo
Báo cáo
Thông tin
HSNS
Chức năng 3: Báo cáo
Thống kê trình độ
Lãnh đạo Sở
Thống kê lý lịch nhân sự
Thống kê chức vụ
TK khen thưởng _kỷ luật
Lãnh đạo sở
Danh sách nhân sự
Danh sách nhân sự
Báo Cáo
Báo Cáo
HSNS
Yêu cầu Yêu cầu
Báo cáo Báo cáo
DS nhân sự Thông tin
HSNS
Yêu cầu Yêu cầu
MỤC LỤC